16/01/2019
Mẹ và bé
Những hiểu lầm về giấc ngủ ở trẻ
Ngủ chính là lúc cơ thể bé phát triển và tăng trưởng một cách thầm lặng. Nhưng nếu bé thường xuyên thức giấc thì ba mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân cũng như tránh những trường hợp nhầm lẫn giữa việc bé thức vì đói và vì phát triển nhanh.
1. Nhận diện giai đoạn phát triển ở trẻ
Giai đoạn phát triển nhảy vọt - dậy thì sơ sinh có thể làm gián đoạn nếp đi ngủ của trẻ vào ban đêm, thời gian và chất lượng giấc ngủ đêm và ngủ ngày. Ngay cả khi ý thức được các giai đoạn phát triển nhảy vọt có thể diễn ra theo định kỳ, nhiều cha mẹ cũng bị nhầm lẫn giữa vấn đề mà tưởng chừng là về ngủ hay chứng ghét nằm nôi/cũi, thực ra đều là do vấn đề về ăn uống.
Con bạn gần 6 tuần tuổi và bắt đầu khóc lóc thảm thiết khi mẹ bế vào phòng ngủ và con cũng ăn thường xuyên hơn. Đó mới thực chất là những dấu hiệu phát triển nhảy vọt ở trẻ. Tiếng khóc của trẻ lúc này đang báo hiệu rằng: “Con không muốn đi ngủ. Con muốn ăn nữa. Hãy cho con ăn”. Nếu chưa được cho ăn, con sẽ bắt đầu liên hệ cơn đói với phòng ngủ.
Trẻ là những sinh vật ban sơ nhưng lại có thể học liên hệ các sự kiện rất nhanh. Nếu người lớn bị phạt bắt đi về phòng trước khi kịp ăn xong bữa tối, thì nhiều khả năng là bạn cũng không muốn bước chân vào căn phòng đó! Bạn sẽ coi đó là một nơi chả ra gì.
2. Đáp ứng vấn đề của trẻ trong giai đoạn phát triển
Nếu con phản kháng bữa ăn khi ngủ (ăn trong mơ), cần đánh giá lại lượng ăn của con ban ngày như thế nào. Một bé 9 tuần tuổi, nặng 4.1 kg, không chịu ăn bữa ăn khi ngủ (ăn trong mơ) lúc 11 giờ đêm. Suốt nhiều tuần, mẹ cố gắng cho bé ăn lúc 5 giờ, 8 giờ tối và sau đó lại cố gắng cho con ăn lúc 11 giờ, có nghĩa là chỉ 3 tiếng sau.
Trong trường hợp này, cũng chẳng có gì ngạc nhiên nếu bé không đói lúc 11 giờ đêm. Nhưng sau đó, lúc 1 giờ sáng con lại tỉnh giấc vì đói. Bạn nên quyết định điều chỉnh các bữa ăn trước đó. Đầu tiên là chỉ cho con ti 60 ml vào lúc 5 giờ chiều, thay vì 210 ml như mọi khi, và đẩy bữa ăn lúc 8 giờ lên sớm hơn một tiếng - vào lúc 7 giờ, và cũng chỉ cho con ti 180 ml chứ không phải 240 ml như mọi khi.
Nói cách khác, bạn đã bớt tổng cộng 210 ml từ các bữa ăn chiều của con. Sau đó con được vận động (tắm) và đến sau khi được mát-xa, vỗ về và đặt vào giường, con đã khá mệt. Cha mẹ nên cho con ăn đêm lúc 11 giờ, có nghĩa là đã 4 tiếng kể từ bữa ăn tối của con và con sẽ ti được 240 ml vào lúc 11 giờ. Lúc đó, bởi con cần thêm thức ăn trong suốt cả ngày, nên mẹ tăng thêm 30 ml vào mỗi bình ban ngày. Từ đó, con đã có thể ngủ liền mạch từ lúc ăn đêm tới khi tỉnh dậy là 6 rưỡi sáng.
Với chia sẻ trên đây, mong rằng bạn sẽ tích lũy được thêm kinh nghiệm chăm sóc trẻ. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm tại đây những thực phẩm hỗ trợ cho sự phát triển của bé.
Bài viết liên quan
Tã quần luôn là vật dụng thiết yếu trong hành trình nuôi lớn con trẻ
Đón đọc bài viết về các dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối, giúp các bà bầu có kiến thức cần thiết để phòng tránh và chăm sóc sức khỏe
Tã dán cho bé sơ sinh là sản phẩm không thể thiếu trong ngăn tủ của bé sơ sinh
Sự chăm sóc đặc biệt cho trẻ sơ sinh yêu cầu chúng ta phải chọn lựa bỉm quần phù hợp để đảm bảo sự thoải mái và sức khỏe tối đa cho bé
Tuần thứ 39 trong thai kỳ là giai đoạn cuối cùng trước khi bé yêu chào đời, cảm giác hồi hộp và háo hức xen lẫn chút lo lắng ở các mẹ bầu
Mang thai là cả một hành trình gian nan và khó khăn cho người phụ nữ
Vấn đề sức khoẻ của con người được nhận biết thông qua màu sắc của nước tiểu
Nếu cảm thấy những thay đổi trên thân hình của mẹ bầu là chưa đủ cực khổ, thì rụng tóc có lẽ là điều cuối cùng chạm đến ngưỡng chịu đựng của phụ nữ khi mang thai
Mẹ bầu mang thai lần đầu sẽ có tâm trạng vừa vui mừng, hạnh phúc, vừa bỡ ngỡ, lo lắng cho sự phát triển của thai nhi
Sữa mẹ rất tốt cho sự phát triển của trẻ nhỏ, nhưng ăn dặm cũng không kém phần quan trọng trong việc giúp trẻ tăng trưởng và thích nghi với cuộc sống, đặc biệt là bé vừa mới bắt đầu ăn dặm