Những khoáng chất thường có trong sữa cho bà bầu

Sữa cho bà bầu là thực phẩm giàu dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai và đang cho con bú. Hiện nay, sữa cho bà bầu chính là sản phẩm cung cấp những dưỡng chất để chăm sóc toàn diện cho sức khỏe mẹ và bé.

Bài viết xin gửi đến mẹ bầu những khoáng chất trong sữa cho bà bầu và tác dụng của chúng.

Sắt

Sắt là nguyên liệu chủ yếu để tạo nên hồng cầu trong máu, ở cơ thể người, có đến 2/3 lượng sắt tồn tại trong hồng cầu, 1/3 còn lại tồn tại trong gan, tỳ, tủy xương và các tế bào biểu bì ở ruột non. Đối với thai phụ, nhu cầu sắt tăng cao để đáp ứng với sự phát triển bào thai trong tiến trình thai nghén và nguy cơ mất máu lúc sinh nở. Thiếu máu, thiếu sắt ở những phụ nữ mang thai làm tăng nguy cơ tử vong đối với thai nhi như sinh non, sẩy thai, thai chết lưu, chậm phát triển bào thai trong tử cung. Thiếu máu thiếu sắt được xem là nguyên nhân liên quan đến 1/4 trường hợp tử vong mẹ có liên quan đến thai sản, làm gia tăng các tai biến sản khoa nhất là tai biến do xuất huyết sau sinh.

Một chế độ ăn hợp lý, đa dạng sẽ giúp cơ thể người mẹ có đầy đủ các loại vitamin Cần thiết giúp cho sự cân bằng của cơ thể và thai nhi phát triển tốt. Mẹ nên bổ sung sắt từ các sản phẩm dinh dưỡng đặc biệt có bổ sung thêm sắt và acid folic như các loại sữa tươi, sữa cho bà bầu v.v…

Canxi

Với phụ nữ có thai, canxi không những cần cho mẹ mà còn rất cần cho thai. Nguồn cung cấp canxi cho con là do sự thẩm thấu canxi từ máu mẹ qua nhau thai vào máu con để cấu tạo hệ xương răng cho thai nhi.

Canxi có rất nhiều trong sữa cho bà bầu

Thai phụ nếu thiếu canxi có thể thấy mệt mỏi, đau nhức bắp cơ, tê chân, đau lưng, đau khớp, răng lung lay, chuột rút, nặng hơn nữa thì lên cơn co giật do hạ canxi huyết quá mức mà biểu hiện đặc trưng là co giật các cơ mặt và chi trên với bàn tay co rúm v.v… Đối với thai nhi, lượng canxi cung cấp không đủ sẽ ảnh hưởng đến việc hình thành xương và các mầm răng ngay từ trong giai đoạn bào thai, gây nên khiếm khuyết ở xương và răng có thể kéo dài đến tuổi trưởng thành. Trẻ sinh ra đã có dấu hiệu thiếu canxi như mềm hộp sọ, thóp trước và thóp sau rộng, trẻ có các cơn khóc tím tái do co thắt, thậm chí bị co giật do hạ canxi huyết.

Tuy vậy không phải ăn vào bao nhiêu canxi thì cơ thể đều sẽ hấp thụ được hết. Tùy theo loại thức ăn, ví dụ sữa bò có lượng canxi cao hơn trong sữa mẹ nhưng lại khó được hấp thụ hơn. Và cũng tùy cơ thể mỗi người, tùy thành phần của phospho và vitamin D mà sự hấp thụ canxi nhiều hay ít.

Vì vậy việc ăn uống đầy đủ với thức ăn đa dạng, nhiều rau, củ, quả, kết hợp cùng uống sữa cho bà bầu và chọn lựa thức ăn có nhiều canxi cho bà mẹ mang thai là điều cần thiết, tránh được tình trạng thiếu canxi cho cả thai phụ và thai nhi.

Kẽm

Kẽm là một trong những dưỡng chất của cơ thể con người, kẽm tham gia vào sự phát triển và sinh trưởng của các tế bào. Phụ nữ sau khi mang thai cần đến một lượng kẽm rất lớn, đó là do sau khi mang thai, huyết tương dễ gia tăng, ảnh hưởng của các kích tố nhau thai và việc hấp thụ của nhau thai làm cho việc trao đổi kẽm trong cơ thể cũng tăng nhanh.

Thế nhưng, thai phụ nếu chỉ dựa vào việc ăn uống để đảm bảo có đủ lượng kẽm cho cơ thể thì là điều rất khó. Do vậy cần tăng cường bổ sung kẽm một cách hợp lý, nếu không sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Thiếu hụt kẽm dẫn đến chậm hoặc ngừng tăng trưởng, dị tật bẩm sinh, làm gia tăng các triệu chứng nghén như nôn ói, chán ăn.

Iod

Iod sau khi qua tiêu hóa đi vào huyết dịch trong cơ thể người, phần lớn sẽ được lưu giữ lại trong tuyến giáp trạng để đảm bảo có đủ nguyên liệu hợp thành kích tố của tuyến giáp trạng vận chuyển đến toàn cơ thể, đáp ứng những nhu cầu trong việc trao đổi chất.

Sau khi có thai, do thai nhi hình thành và phát triển, nhu cầu về iod dần dần gia tăng. Phôi thai từ tuần thứ 12 đến 22 đang bước vào giai đoạn hình thành não và hệ thần kinh. Thiếu iod vào lúc này là nguyên nhân gây nên các bệnh: đần độn, bướu cổ, chậm phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần. Iod có nhiều trong các loại thủy hải sản, rong biển… nhưng không phải ngày nào thai phụ cũng được cung cấp các thức ăn này, vì vậy sử dụng muối iod thay muối thường là biện pháp hiệu quả nhất.

Selen

Selen là chất khử độc cho cơ thể. Nó có khả năng liên kết với các kim loại nặng như thủy ngân và đào thải các kim loại nặng ra theo đường tiểu. Selen cũng bảo vệ cơ thể khỏi tác hại của các kim loại nặng như cadimi, chì, đồng, bạc, platin và arsenic. Ngoài ra, bằng cách hợp tác với glutathion, selen góp phần giảm độc tính của nhiều chất khác.

Selen có đa dạng chức năng và có nhiều trong sữa cho bà bầu

Selen không những tham gia vào các phản ứng sinh hóa trong cơ thể, mà còn có liên quan đến nhiều loại men hoạt tính, hơn thế còn có tác dụng quan trọng trong việc chống ôxy hóa, chống ung thư và một số bệnh khác, ở những phụ nữ mang thai, khi nhau thai hoạt động kém sẽ sản sinh ra nhiều chất ôxy hóa có hại cho cơ thể.

Do selen là chất chống ôxy hóa, nên nó sẽ giúp bảo vệ trước những yếu tố có hại, khi hàm lượng selen thấp hoặc thiếu hụt sẽ dễ dẫn đến chứng tiền kinh giật ở thai phụ. Một chức năng khác của kẽm được nhắc đến trong các loại sữa bầu đó là bảo đảm hệ miễn dịch.

Đồng

Đồng là một chất câu thành nên rất nhiều loại men trong cơ thể người. Trong cơ thể người có chứa khoảng 80mg đồng. Đồng trong cơ thể thường tồn tại trong huyết tương dưới dạng một men ôxy hóa. Đây là một loại men ôxy hóa đa chức năng, nó có thể thúc đẩy bộ phận tiêu hóa hấp thụ sắt, từ đó tạo nên hồng cầu trong máu. Thai phụ nếu thiếu đồng sẽ ảnh hưởng đến phôi thai và sự phát triển của thai nhi, dẫn đến dị tật bẩm sinh.

Ngoài ra còn làm cho màng ối của thai phụ trở nên mỏng và dễ vỡ, dễ gây ra vỡ màng ối sớm, sẩy thai, lưu thai và trẻ sinh ra nhẹ cân, phát triển không bình thường v.v…

Mong rằng mẹ bầu có thể có thêm nhiều kiến thức bổ ích sau bài viết.