“Ăn được, ngủ được là tiên” – không những điều đó đúng với người lớn mà với trẻ nhỏ , việc ăn ngủ trở nên quan trọng và chiếm hầu hết thời gian của con. Nhưng do những sai lầm trong cách chăm sóc của cha mẹ, đã vô tình ảnh hưởng đến giấc ngủ của con.
Bài viết này sẽ chỉ ra những sai lầm mà các ông bố bà mẹ có con nhỏ thường hay mắc phải. Chúng ta cùng tìm hiểu nhé!
Trong hầu hết các trường hợp bé gặp khó khăn với giấc ngủ, cha mẹ đều mắc cùng một lỗi cơ bản: họ không nhận ra ngủ là tập hợp các kĩ năng mà chúng ta cần phải dạy cho trẻ bao gồm là làm sao để trẻ tự ngủ, và làm thế nào để trẻ ngủ lại sau khi bị tỉnh giấc vào ban đêm.
Trong 3 tháng đầu đời của trẻ, cha mẹ, thay vì làm người dẫn dắt cho trẻ khi cần đặt ra những nền tảng cho các thói quen ngủ lành mạnh thì lại quá nương theo con mà không nhận ra rằng điều đó đã tạo cơ hội cho các thói quen ngủ không tốt phát triển.
Một phần nguyên nhân của tình trạng này là do hiểu lầm hết sức phổ biến về giấc ngủ của trẻ. Khi một người nói: “Hôm qua tôi ngủ như con trẻ”, thì có nghĩa là người đó đã có một giấc ngủ ngon – anh/cô ấy nhắm mắt lại và ngủ một giấc thật yên ổn. Khi thức dậy, anh/cô ấy cảm thấy sảng khoái và tràn đấy năng lượng. Thật là hiếm có! Thực sự hiếm.
Hầu hết chúng ta đều trằn trọc, trở mình suốt cả đêm, đến khi tỉnh dậy và bước vào nhà tắm, chúng ta sẽ muốn nhìn lên đồng hồ và tự hỏi rằng thời gian nghỉ ngơi như thế có đủ để chiến đấu với một ngày dài phía trước không. Bạn biết không, trẻ em cũng ngủ y như vậy. Nếu nói thật chính xác thì “ngủ như em bé” phải có nghĩa là “cứ 45 phút bạn lại thức dậy một lần”. Trẻ không lo lắng buồn phiền vì khách hàng mới, cũng không phải tập trình bày bản báo cáo cho ngày mai, nhưng các bé cũng có những thói quen ngủ tương tự như vậy.
Cũng như người lớn, trẻ cũng trải qua các chu kỳ ngủ 45 phút, xen kẽ giữa giấc ngủ sâu, gần như là lịm đi với giấc ngủ REM (Rapid Eye Movement, khi bộ não của chúng ta hoạt động mạnh và các giấc mơ thường xuất hiện ở giai đoạn này. Có thời điểm người ta cho rằng trẻ sơ sinh không mơ, nhưng nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng bình quân, 50 – 66% thời gian ngủ của trẻ là rơi vào giai đoạn ngủ REM, nhiều hơn so với người lớn với mức trung bình chỉ là 15 – 20%. Do đó, trẻ cũng như chúng ta, thường tỉnh giấc vào ban đêm. Nếu không ai dạy trẻ cách tự ngủ thì trẻ sẽ khóc, như muốn nói rằng: “Đến giúp con với, con không biết cách ngủ lại.”. Và nếu cha mẹ cũng không biết, thì đó chính là lúc hạt mầm nuôi dậy tùy tiện được gieo trồng.
Với những chia sẻ trên, mong rằng bạn có thể quan sát và chú ý để tránh mắc phải những sai lầm trong giấc ngủ của trẻ. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm tại đây những cách chăm sóc con khỏe mạnh.
Xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại công ty là một trong những yếu tố…
Hiện nay, lựa chọn trường quốc tế trở thành ưu tiên với nhiều phụ huynh…
Giáo dục giới tính là một trong những yếu tố quan trọng đối với sự…
Khi chuẩn bị hành trang cho bé vào lớp 1, việc làm quen với môn…
Trường mầm non song ngữ Thủ Đức - VAS là một lựa chọn lý tưởng…
Việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non là một phần quan trọng…