16/01/2019
Mẹ và bé
Những vấn đề lâu dài của một đứa bé đang lớn
Khi bé đang trong quá trình cai sữa, bé sẽ thích hoạt động hơn. Đa số trẻ con sẽ trở nên bồn chồn nếu các cháu phải ngồi xe lâu hơn một tiếng rưỡi. Con bạn chưa có ý thức về thời gian, nên cháu sẽ hỏi bạn hoài “Mẹ ơi, bao giờ thì tới nơi” hay “Sắp tới chưa vậy mẹ”.
Có thể làm cho bé bớt bồn chồn bằng cách cứ một giờ bạn lại đậu xe lại 5 phút cho con bạn chạy quanh, khám phá và nói chung để tiêu bớt phần năng lực dư thừa. Hãy báo trước cho cháu những lần đậu xe để cháu có thể chuẩn bị mặc áo hay đội mũ, nếu bên ngoài trời lạnh.
Cho bé bú và ăn:
Khi di chuyển bằng xe hơi, nếu bé bú sữa mẹ thì khi nào bé đói là bạn cho bú thôi vì bạn chẳng phải chuẩn bị gì cả. Tuy nhiên, bạn không thể cho bú trong khi xe đang chạy, vì bé sẽ trong tư thế rất là không an toàn. Tuy nhiên, nếu bạn cho bé bú bình, bạn hãy dùng loại bình dùng một lần rồi bỏ, hoặc làm luôn một lúc nhiều bình sữa pha sẵn và mang theo bằng túi giữ lạnh. Bằng không, hãy pha sữa khi nào cần đến, trong một bình đã tiệt trùng, với một ít nước đun sôi đựng trong một bình thủy (phích nước). Chớ bao giờ tìm cách giữ ấm một bình sữa pha sẵn vì bạn chỉ làm cho vi trùng sinh sôi nẩy nở thêm. Một khi con bạn đã cai sữa rồi (ăn dặm) bạn sẽ phải mang theo thức ăn, một cái đĩa để cho ăn, một chiếc muỗng bằng nhựa, một cái yếm dãi, một cái tách có vòi, một số đồ uống, và một thứ gì bé có thể nhấm nháp được, ví dụ như những mẩu bánh mì hay bánh quy. Bạn có thể cho bé ăn trực tiếp từ lọ thức ăn nhưng nên nhớ rằng bất cứ thứ gì mà bé không ăn hết từ một hũ thức ăn, sau đó phải bỏ đi, vì đã nhiễm nước miếng của bé và vi khuẩn sẽ sinh sôi nẩy nở trong đó rất mau.
Thay đồ:
Ngay cả khi bạn thường dùng tã vải, trong những chuyến đi xa bạn đừng nên ngại tốn kém và hãy mang theo loại tã dùng một lần rồi bỏ: loại tã này đúng là tiện lợi, thay mau và dễ dàng cho cả bạn lẫn em bé. Bạn luôn luôn có thể thay đồ cho em bé trên ghế sau xe hoặc trên ngăn để hành lý, nếu đặt em bé trên một tấm thảm lót hay một cái khăn tắm. Chỉ cần làm vệ sinh phần trên và phần dưới, khi đang di chuyển, nhưng hãy nên kỹ càng trong việc làm sạch vùng quấn tã, và luôn luôn có sẵn kem thoa vùng quấn tã để tránh cho bé bị hăm tã. Nhất thiết phải có những miếng giấy ướt để lau chùi và một thùng đựng niêm kín, để đựng tã dơ.
Khi bạn không có thời gian chế biến nhiều món ăn đặc cho bé sau 6 tháng tuổi nhà bạn, bạn có thể nấu trước và giữ đông lạnh đến khi nào cần cho bé ăn, bạn hãy lấy ra và hâm nóng lại. Hoặc có thể tham khảo những loại bột ăn dặm dinh dưỡng thích hợp cho bé tại đây.
Bài viết liên quan
Tã quần luôn là vật dụng thiết yếu trong hành trình nuôi lớn con trẻ
Đón đọc bài viết về các dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối, giúp các bà bầu có kiến thức cần thiết để phòng tránh và chăm sóc sức khỏe
Tã dán cho bé sơ sinh là sản phẩm không thể thiếu trong ngăn tủ của bé sơ sinh
Sự chăm sóc đặc biệt cho trẻ sơ sinh yêu cầu chúng ta phải chọn lựa bỉm quần phù hợp để đảm bảo sự thoải mái và sức khỏe tối đa cho bé
Tuần thứ 39 trong thai kỳ là giai đoạn cuối cùng trước khi bé yêu chào đời, cảm giác hồi hộp và háo hức xen lẫn chút lo lắng ở các mẹ bầu
Mang thai là cả một hành trình gian nan và khó khăn cho người phụ nữ
Vấn đề sức khoẻ của con người được nhận biết thông qua màu sắc của nước tiểu
Nếu cảm thấy những thay đổi trên thân hình của mẹ bầu là chưa đủ cực khổ, thì rụng tóc có lẽ là điều cuối cùng chạm đến ngưỡng chịu đựng của phụ nữ khi mang thai
Mẹ bầu mang thai lần đầu sẽ có tâm trạng vừa vui mừng, hạnh phúc, vừa bỡ ngỡ, lo lắng cho sự phát triển của thai nhi
Sữa mẹ rất tốt cho sự phát triển của trẻ nhỏ, nhưng ăn dặm cũng không kém phần quan trọng trong việc giúp trẻ tăng trưởng và thích nghi với cuộc sống, đặc biệt là bé vừa mới bắt đầu ăn dặm