Chăm sóc trẻ nhỏ luôn luôn nảy sinh những vấn đề bất ngờ. Lúc này, chính cách xử lý qua loa của ba mẹ với mục đích muốn con thôi khóc ngay tức thì, lại vô tình hình thành những thói quen xấu cho trẻ.
Bài viết này sẽ giúp bạn nhìn nhận lại những thói quen, hành động của ba mẹ vô tình gây nên những hệ lụy cho trẻ và cách khắc phục.
1. Những thói quen tai hại
Chẳng hạn như việc con thức giấc lúc nửa đêm và quấy khóc thay vì tìm hiểu nguyên nhân, ba mẹ lại vội vàng bế bé lên và cho con nằm lên giường ba mẹ để trông chờ con sẽ nín khóc. Trong những trường hợp này, cách xử lý của cha mẹ không gây tổn hại gì. Nhưng trong những năm tháng đầu đời của trẻ sau này thì cách nuôi dạy tùy tiện này sẽ dần gây ra những vấn đề nghiêm trọng. Khi cha mẹ nói: “Con không để tôi…” hoặc “Con không chịu…”, thì thường có nghĩa là họ đã đánh mất quyền kiểm soát tình hình và phải xuôi theo con thay vì dẫn dắt con.
2. Cách khắc phục việc nuôi con tùy tiện
Nếu con bạn thức giấc và quấy khóc bạn nên xét trên nhiều yếu tố như: một đêm con tỉnh giấc bao nhiêu lần? Trẻ sơ sinh có nếp sinh hoạt cố định thường không tỉnh giấc quá 2 lần một đêm. Nếu cứ 1 hoặc thậm chí 2 tiếng con bạn lại tỉnh giấc một lần và nguyên nhân đói hay đau ở đâu đó đã được loại trừ thì nhiều khả năng lý do là bạn đã làm gì đó khiến thời gian ngủ đêm trở nên hấp dẫn với trẻ.
Đặc biệt là khi con bạn đã qua mốc 6 tuần, não bộ của con đã phát triển hơn và con đã bắt đầu biết liên kết sự việc. Vì thế, nếu bạn xử lý vấn đề tỉnh đêm của con theo một cách nhất định – chẳng hạn như cho con nằm lên giường của bạn thì con sẽ trông chờ điều đó xảy ra, và sẽ khóc lóc khi bạn không làm như vậy.
Cách tốt nhất là bạn không nên vào phòng con quá sớm để tránh quấy rầy hoặc rút ngắn giấc ngủ của con. Hãy chờ để con tự dỗ mình trước đã, vì có lẽ con sẽ ngủ lại ngay được. Thức dậy quá sớm vào buổi sáng cũng vậy. Sai lầm của cha mẹ là chạy vội vào bế con lên mà bất kể thời gian.
Bạn thật sự cần lắng nghe, đáp lại tiếng khóc của con, nhưng đừng vội lao vào và “giải cứu” cho con. Tất cả các em bé đều ọ ẹ khi bắt đầu chìm vào giấc ngủ say; hãy tìm hiểu xem tiếng ọ ẹ đó của con bạn nghe như thế nào. Và khi con thức giấc vào lúc 5 hoặc 5 giờ 30 sáng, và bạn biết rằng con đói, lúc này hãy chuẩn bị sữa cho bé.
Tuy nhiên, cũng đừng để con thức quá lâu. Đến giờ dậy thực sự của con vào buổi sáng, bạn đừng hành động như thể bạn bỏ rơi thiên thần nhỏ của mình khi bước vào phòng con. Chỉ cần nói với con: “Nhìn em bé của mẹ kìa, tự nằm chơi một mình ngoan quá cơ.”