16/01/2019
Mẹ và bé
Phương pháp sai khi cho con ăn dặm
Học theo phương pháp ăn dặm của Nhật thì bạn cũng phải học được tinh thần của những mẹ Nhật: để con tự giác và có ý thức trong việc ăn dặm.
Dưới đây là những sai lầm trong phương pháp cho con ăn của một số bà mẹ.
Cho con ăn cháo hoặc bột nhuyễn trong thời gian dài
Việc không cho con ăn thực phẩm thô hoặc bột ăn dặm đặc là do quan niệm sợ bé bị đau dạ dày, do những bà mẹ nuôi con theo cách truyền thống thường nghĩ răng hàm thì không ăn thô được.
Trên thực tế, nguyên nhân của bệnh đau dạ dày bắt nguồn từ một loại vi khuẩn mang tên Helicobacter Pylori. Sinh hoạt không đều độ, stress, chế độ ăn chỉ là chất xúc tác khiến bệnh nặng hơn chứ không phải nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh.
Hơn nữa, theo bản năng của con người, bắt đầu từ tháng thứ 8 cho đến khi 1 tuổi, trẻ sẽ có phản xạ nhai một cách tự nhiên. Cho con ăn cháo trong khoảng thời gian dài và qua thời kì phản xạ sẽ khiến con lười nhai và không hứng thú với nước nhai thức ăn nữa. Nghĩa là thời gian bé tập ăn dạng nhuyễn như bột rất ngắn, chỉ khoảng 1-2 tháng, chủ yếu để bé quen thìa và tập dùng lưỡi đưa thức ăn vào họng để nuốt. Từ tháng thứ 7-8 trở đi, bé đã ăn thô hơn một chút-cháo hạt loãng, 9-11 tháng cháo hạt đặc, 1-1,5 tuổi bé nhai tốt và có thể ăn cơm nát - cơm thường.
Việc cho bé dùng cháo nhuyễn quá lâu còn dẫn đến một tai hại nữa là làm họng bé chỉ quen nuốt những đồ nhuyễn, kém nuốt vật thô. Khi đánh mất cơ hội ở giai đoạn phản xạ nhai, trẻ phải nhai rất lâu mới có thể nuốt được. Ăn thô giống người lớn cũng kích thích trẻ bắt chước bố mẹ tự xúc ăn như người lớn. Ăn cháo thì để bé tự xúc thì khó, có thể đổ, tay thì không thể cầm nắm được, do đó cứ phải để bố mẹ đút cho thì mới ăn nhanh được. Lâu dần thành thói quen, một số trẻ khi lớn chuyển sang ăn cơm mà vẫn phải để bổ mẹ đút thì mới chịu ăn.
Nếu các mẹ vẫn chưa tìm ra được phương pháp ăn dặm phù hợp với bé yêu, hãy tham khảo thêm một số cách hữu ích tại đây.
Lượng thức ăn quá nhiều
Số lượng thức ăn tại mỗi cử ăn cũng cần phù hợp với độ tuổi và kích thước dạ dày của từng trẻ. Không nên nghe theo những lời khuyên phản khoa học như: phải ép trẻ ăn thì mới lớn được, ép ăn nhiều thì dạ dày mới "giãn ra", chứa được nhiều thức ăn hơn. Sự thật không phải như vậy. Trẻ khi vừa tập ăn dặm có thể ăn từ 180-200ml mỗi ngày nhưng sữa vẫn là thức ăn chính của trẻ.
Trong một số trường hợp trẻ cảm thấy không khỏe, trẻ sẽ có xu hướng từ chối một phần thức ăn. Nếu bình thường con vẫn ăn ngoan nhưng hôm nay con lại không hào hứng trong việc nàychứng tỏ con có thể đang mắc một căn bệnh nào đó khiến tinh thần con không được tốt. Mẹ không nên ép uổng con tiếp tục ăn mà cần tìm ra nguyên nhân để điều chỉnh kịp thời.
Vì vậy, nếu không muốn sau này vất vả với việc ăn của con điểm mấu chốt quan trọng là phải tập cho bé ăn thô đúng thời kỳ. Ăn phải nhai còn tiết nhiều dịch vị giúp bé ngon miệng, tiêu hóa tốt.
Bài viết liên quan
Tã quần luôn là vật dụng thiết yếu trong hành trình nuôi lớn con trẻ
Đón đọc bài viết về các dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối, giúp các bà bầu có kiến thức cần thiết để phòng tránh và chăm sóc sức khỏe
Tã dán cho bé sơ sinh là sản phẩm không thể thiếu trong ngăn tủ của bé sơ sinh
Sự chăm sóc đặc biệt cho trẻ sơ sinh yêu cầu chúng ta phải chọn lựa bỉm quần phù hợp để đảm bảo sự thoải mái và sức khỏe tối đa cho bé
Tuần thứ 39 trong thai kỳ là giai đoạn cuối cùng trước khi bé yêu chào đời, cảm giác hồi hộp và háo hức xen lẫn chút lo lắng ở các mẹ bầu
Mang thai là cả một hành trình gian nan và khó khăn cho người phụ nữ
Vấn đề sức khoẻ của con người được nhận biết thông qua màu sắc của nước tiểu
Nếu cảm thấy những thay đổi trên thân hình của mẹ bầu là chưa đủ cực khổ, thì rụng tóc có lẽ là điều cuối cùng chạm đến ngưỡng chịu đựng của phụ nữ khi mang thai
Mẹ bầu mang thai lần đầu sẽ có tâm trạng vừa vui mừng, hạnh phúc, vừa bỡ ngỡ, lo lắng cho sự phát triển của thai nhi
Sữa mẹ rất tốt cho sự phát triển của trẻ nhỏ, nhưng ăn dặm cũng không kém phần quan trọng trong việc giúp trẻ tăng trưởng và thích nghi với cuộc sống, đặc biệt là bé vừa mới bắt đầu ăn dặm