Sữa nào tốt cho bé sơ sinh nhất? Chắc chắn là sữa mẹ rồi! Tuy nhiên sữa mẹ tốt như thế nào và có những đặc điểm gì các mẹ đã biết chưa?
Hãy đọc bà viết sau đây để hiểu hơn về dòng sữa mẹ quý giá mà tạo hóa đã mang đến cho mỗi người phụ nữ chúng ta nhé!
Sữa mẹ có những loại nào?
Sữa mẹ được biết đến như một nguồn dinh dưỡng giàu năng lượng, chất khoáng, bột đường,… cùng nhiều vi khuẩn có lợi cho sức khỏe của trẻ. Để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của trẻ, sữa mẹ biến đổi theo từng giai đoạn. Và 3 giai đoạn sữa mẹ cần nắm như sau:
Sữa non
Được sản xuất trong giai đoạn cuối thai kỳ và khoảng 5 ngày đầu sau sinh. Dạng sữa cô đặc, chứa ít chất béo mà giàu protein. Bên cạnh đó, sữa non chứa nhiều kháng thể giúp bảo vệ bé khỏi vi khuẩn có hại. Nhiều mẹ còn gọi đây là “sữa miễn dịch”.
Sữa chuyển tiếp
Được sản xuất trong giai đoạn từ 5 – 14 ngày sau sinh. Giai đoạn gia tăng lượng sữa ở người mẹ. Thành phần dinh dưỡng cũng giống như sữa trưởng thành.
Sữa trưởng thành
Được tiết ra khoảng 2 tuần sau khi sinh. Lượng protein đã giảm một nửa so với sữa non nhưng lại tăng về hàm lượng chất béo.
Ngoài ra dinh dưỡng trong sữa mẹ còn thay đổi theo mỗi cữ bú, theo thời tiết và theo cả giới tính của bé:
- Nếu bé là con trai thì năng lượng trong sữa mẹ tăng khoảng 25% so với bé gái.
- Sữa buổi sáng sẽ có nước nhiều hơn để cung giúp trẻ giảm cơn khát và sữa buổi tối sẽ giúp trẻ ngủ ngon hơn.
Với thành phần dinh dưỡng dồi dào, sữa mẹ mang lợi nhiều lợi ích, không chỉ đối với trẻ mà còn tốt cho cả mẹ.
Những lợi ích mà mẹ nhận được khi cho con bú mẹ hằng ngày
1. Giảm nguy cơ ung thư ở phụ nữ
Việc nuôi con bằng sữa mẹ đúng cách giúp giảm tới 25% nguy cơ ung thư ở mẹ. Nguy cơ mắc các bệnh ung thư ở phụ nữ sau sinh sẽ tỷ lệ nghịch với tổng thời gian mẹ cho con bú trong suốt cuộc đời. Tức là số tháng mẹ cho con bú càng lớn thì nguy cơ ung thư càng nhỏ.
2. Đẩy nhanh quá trình phục hồi sau sinh của mẹ
Sau khi sinh, các cơ quan sinh dục chưa về đúng trật tự, nhưng khi cho con bú mọi thứ sẽ cân bằng trở lại một cách bình thường. Cho bé bú ngay sau sinh kích thích tử cung của người mẹ sớm hoạt động trở lại.
Vì vậy, cho con bú càng sớm thì các hormone được điều chỉnh về trạng thái cân bằng càng nhanh, các mẹ sẽ ít bị chảy máu và tử cung trở lại hoạt động nhanh hơn.
3. Giúp giảm loãng xương trong thời kỳ mãn kinh
Theo nghiên cứu của các chuyên gia cho thấy, những bà mẹ không nuôi con bằng sữa mẹ có tỷ lệ loãng xương cao hơn 4 lần so với các mẹ cho con bú. Và giảm ngay nguy cơ bị gãy xương đùi trong giai đoạn tiền mãn kinh.
4. Giúp cải thiện sức khỏe tinh thần
Cho con bú chẳng những có ích cho cơ thể người mẹ mà còn có lợi cho sức khỏe tinh thần của họ. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc các bà mẹ cho con bú sẽ ít bị lo lắng hoặc trầm cảm sau sinh hơn.
5. Hỗ trợ giảm cân sau sinh, lấy lại vóc dáng chuẩn
Một tháng sau khi cho con bú, vòng ba của mẹ giảm nhiều hơn và mỡ được đốt cháy nhanh hơn so với mẹ cho con bú bình. Mẹ cho con bú có xu hướng lấy lại vóc dáng như lúc trước khi mang thai nhanh chóng hơn.
6. Tiết kiệm cho phí hơn dùng sữa ngoài
Cho con bú là hình thức nuôi con kinh tế nhất, giúp mẹ tiết kiệm khoản tiền đáng kể phải chi để mua sữa bột. Ngoài ra việc cho con bú mẹ cũng tiện lợi hơn và đảm bảo an toàn cho con hơn.
Có thể thấy chưa có công thức sữa nào tốt cho bé sơ sinh như sữa mẹ. Và những lợi ích lớn nhất của trẻ khi được bú sữa mẹ có thể kể đến như sau.
>>>>>> Xem thêm: Sữa nào tốt cho trẻ sơ sinh: Sữa mẹ hay sữa công thức
Lợi ích của trẻ khi được nuôi bằng sữa mẹ
1. Giúp bé phát triển và hoàn thiện hệ thống miễn dịch
Em bé mới sinh ra hệ thống miễn dịch chưa hoàn thiện. Các kháng thể trong sữa mẹ có tác dụng giúp trẻ sơ sinh hình thành hệ thống phòng thủ tự nhiên trong cơ thể nhanh hơn.
Đặc biệt là giai đoạn sáu tháng đầu, nếu được bú mẹ hoàn toàn, bé sẽ giảm nguy cơ bị nhiễm trùng tai, nhiễm trùng dạ dày. Vì tất cả các kháng thể tuyệt vời trong sữa mẹ giúp bé tạo lá chắn kháng thể với môi trường xung quanh nên bé sẽ ít bệnh vặt hơn.
2. Giúp trẻ phát triển trí não
Sữa mẹ phần nào sẽ kích thích trí thông minh cho trẻ, ít nhất là đến khi bé được 15 tuổi hoặc có thể kéo dài tới giai đoạn bé trưởng thành. Có được điều này là nhờ lượng axit béo giúp phát triển não (DHA) trong sữa và sự tương tác giữa mẹ và bé khi bé được bú sữa mẹ.
3. Tạo cảm hứng vui thích cho bé
Một đứa trẻ hoàn toàn có thể bú tiếp ngay sau khi đã no mặc dù bầu sữa mẹ chưa kịp tái tạo. Tuy việc này không đem lại dinh dưỡng nhưng bù lại nó rất hiệu quả nếu bé bị kích động và cần phải làm dịu đi.
4. Giúp bé phát triển cơ miệng tốt hơn khi bú mẹ
Các thiết kế khoa học dù có tốt đến đâu chăng nữa cũng không thể giúp trẻ luyện tập cơ hàm, nướu, răng và vòm miệng. Thế nhưng động tác bú sữa mẹ của trẻ sẽ đảm bảo việc phát triển khoang miệng và các vị trí để răng mọc sau này. Trẻ được nuôi bằng sữa mẹ cũng ít bị sâu răng hơn trong giai đoạn về sau.
Có thể thấy lợi ích của sữa mẹ là như thế nào và các mẹ cũng biết sữa nào tốt cho bé sơ sinh hơn rồi đúng không? Tuy nhiên để phát huy hết hiệu quả của sữa mẹ dành cho trẻ mẹ cần chú ý những điều sau:
Một số lưu ý dành cho mẹ khi cho con bú
Nuôi con bằng sữa mẹ là một hành trình dài đòi hỏi người mẹ phải thật kiên nhẫn linh động trong từng phương pháp, bởi từ giai đoạn sơ sinh trở đi trẻ sẽ thay đổi rất nhiều. Bên cạnh đó người mẹ cũng cần chú ý đến sức khỏe của mình để có thể theo con trong suốt quá trình con phát triển.
Bên cạnh những thắc mắc khi cho con bú để đảm bảo đầy đủ chất cho con thì mẹ cũng nên chú ý đến sức khỏe của mình, bởi người mẹ khỏe thì mới có thể nuôi con mình khỏe mạnh được.
Uống đủ nước
Sữa mẹ chiếm gần 90% thành phần là nước, bên cạnh đó khi cho con bú, cơ thể bạn sẽ giải phóng ra lượng hormone oxytocin – khiến bạn khát. Vì vậy, uống nước thường xuyên là việc bạn nên làm, bởi nước vừa khiến bạn giải tỏa cơn khát nhanh chóng, vừa giúp việc cung cấp sữa cho con được kịp thời, thường xuyên.
Tuy thế, bạn không cần thiết phải gồng mình uống nước quá sức. Bạn chỉ cần uống vừa đủ để đáp ứng lượng nước cần thiết cho cơ thể mình. Ngoài ra, bạn có thể kiểm tra lượng nước của mình là đã nạp đủ vào người hay chưa thông qua việc cảm nhận màu sắc của nước tiểu bằng mắt thường.
Dinh dưỡng hợp lý với lượng calo đầy đủ
Bạn cần đảm bảo cơ thể được cung cấp đầy đủ calo khi đang nuôi con bằng sữa mẹ. Cụ thể, bạn cần 2000 – 2100 calo mỗi ngày nếu em bé của bạn đang hoàn toàn được nuôi bằng sữa mẹ.
Bạn có thể bổ sung lượng calo từ những thực phẩm lành mạnh như: Quả bơ (loại quả rất giàu chất béo tốt cho sức khỏe), sữa chua (chúng có chứa nguồn Protein và Canxi khổng lồ), bơ lạc (chứa rất nhiều Protein và chất béo), ngoài ra trứng, hạnh nhân, quả óc chó, táo xanh, pho mát… cũng chứa nguồn calo lớn.
Quá trình nuôi con bằng sữa mẹ và đặc biệt sau khi con ti xong, bạn sẽ bị sự thèm ăn hoành hành. Vì vậy, nếu bạn không có cảm giác này thì nó có thể là đấu hiệu bạn cần hỗ trợ tinh thần. Bởi phụ nữ bị trầm cảm sau sinh thường mất cảm giác ngon miệng.
Cân nhắc về những thực phẩm có thể gây “dị ứng” cho bé. Bạn có thể ăn bất cứ thứ gì nhưng phải trong chừng mực. Và có một số loại thực phẩm bạn cần cân nhắc khi sử dụng như:
- Cá mập, cá kiếm, cá thu hoàng hậu…
- Cà phê, sô cô la nóng
Khi nuôi con bằng sữa mẹ, một số loại thực phẩm và đồ uống mà bạn tiếp nhận sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới lượng sữa của con. Bạn có thể không sao nhưng bé có thể bị đau bụng.
Bởi mẹ và em bé là hai cá thể hoàn toàn khác nhau và bạn không thể biết được thực phẩm và sữa nào tốt cho bé sơ sinh. Nên nhớ rằng có rất nhiều nguyên nhân gây đau bụng, có thể do thời tiết mà cũng có thể do bé không phù hợp với chế độ ăn uống của mẹ…
Ngoài ra sẽ có những trường hợp mà mẹ không thể cho con bú hoàn toàn, hoặc nguồn sữa lúc này sẽ không được đảm bảo an toàn để cho bé bú. Dưới đây là những trường hợp đáng lưu ý khi mẹ cho con bú.
Những trường hợp mẹ không thể cho con bú
– Người mẹ bệnh nặng sốt cao không thể cho con bú dẫn đến sữa căng tức, bầu vú bị sưng. Trường hợp này mẹ nên vắt sữa ra để giảm đau cho mẹ.
– Người mẹ bị mắc các bệnh mãn tính như bệnh tim, viêm thận, bệnh tiểu đường, viêm gan, lao phổi, các bệnh truyền nhiễm cũng không nên cho con bú để tránh truyền bệnh cho trẻ.
– Mẹ mắc bệnh tâm thần hoặc động kinh, khi cho trẻ bú có thể gây nguy hại lớn.
– Người mẹ trong thời kì uống thuốc điều trị như phenobarbital (thuốc chống co giật), diazepam (an thần)… thuốc có thể theo sữa vào cơ thể trẻ dẫn tới bé ham ngủ, tê liệt toàn thân… vì thế không nên cho con bú.
– Mẹ bị bệnh cường tuyến giáp, trong thời gian uống thuốc cũng không nên cho trẻ bú.
– Mẹ bị bệnh galactosemia (rối loạn di truyền) hoặc phenylketonuria (rối loạn trao đổi chất) sau khi sinh cần dừng việc cho con bú để tránh trí lực trẻ bị tổn hại.
– Bầu vú mẹ bị bệnh như dầu vú thụt vào, nẻ đầu vú, viêm tuyến sữa… đều không nên cho con bú.
Do thuốc có ảnh hưởng đến sữa mẹ, vì vậy khi mẹ dùng thuốc trong thời gian cho con bú, phần lớn thuốc sẽ theo vào sữa. Bởi thế khi uống thuốc, mẹ cần phải tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ và đọc kĩ hướng dẫn trước khi sử dụng.
Với những trường hợp mẹ không thể cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ thì làm sao để đảm bảo đủ nguồn dinh dưỡng cho con, giúp con phát triển toàn diện? Và loại sữa nào tốt cho bé sơ sinh? Tốt nhất mẹ hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để bổ sung sữa công thức cho con để con không bị thiếu hụt nguồn dưỡng chất trong khoảng thời gian nhất định.
>>>>>> Xem thêm: Sữa Optimum Gold có tốt cho bé sơ sinh không?