Do đó, các bà mẹ Việt Nam có thể tham khảo cách làm thế nào mà bà mẹ Nhật cho con ăn dặm để đem lại hiệu quả tốt nhé!
Các bà mẹ Việt thường được khuyên rằng trẻ trước 6 tháng không nên cho ăn dặm quá sớm. Nhưng ở Nhật lại không như vậy, khi bé có biểu hiện muốn ăn, họ đã cho bé bắt đầu tập ăn dặm từ tháng thứ 5.
Những biểu hiện cho thấy bé muốn ăn dặm:
– Thấy người lớn ăn rồi miệng nhai tóp tép theo.
– Lâu lâu nhìn người lớn ăn, bé sẽ đùn lưỡi ra vào.
– Bé ngồi đã khá vững (cứng cổ).
Với thức ăn đặc hơn sữa, bố mẹ sẽ cho bé tập ăn bằng thìa. Chế biến thức ăn cho bé sao cho thức ăn biến thành dạng bột và sánh, nhuyễn để bé dễ nuốt và tiêu hóa tốt hơn. Tỷ lệ loãng của súp đạm và súp rau là 1:10.
Nguyên tắc căn bản nấu cháo:
– Tỷ lệ 1 gạo:10 nước, làm cho nhuyễn.
– Lượng mới đầu: 1 thìa (5ml).
Cho bé ăn cháo trắng nghiền sau 1 tuần, mẹ có thể chế biến cho bé các loại rau củ ăn kèm với cháo. Vì bé mới ăn lần đầu nên mẹ cho bé ăn 1 thìa trước và quan sát phản ứng của bé để có cách giải quyết phù hợp. Không cho bé ăn thay đổi liên tục nhiều thực phẩm khác nhau và không trộn chung 2 loại với nhau.
Sang tuần thứ 3, vẫn cho bé ăn như tuần thứ nhất nhưng chỉ cho bé ăn từng phần nhỏ mỗi lần. Mục đích của giai đoạn này chỉ là tập ăn và giới thiệu mùi vị của các loại thực phẩm mà thôi, sữa vẫn là chính, do đó nếu như bé không hào hứng lắm thì cũng đừng quá sốt ruột hay lo lắng.
– Lượng ăn dặm chuẩn: 1 bữa/ngày
Bữa ăn dặm và cữ sữa cần được tách ra. Làm như vậy là để cho bé nhận thức được đó là ăn dặm và cũng là để phòng ngừa khả năng rối loạn tiêu hóa nếu như kết hợp thực phẩm nào đó với sữa.
9 – 10h sáng thường được khuyên là thời gian cho ăn tốt nhất, vì đây là thời điểm bé tỉnh táo và dễ dàng hợp tác với mẹ hơn. Tuy nhiên không nhất thiết phải theo giờ ăn này, mẹ có thể thay đổi để phù hợp với lịch sinh hoạt của gia đình.
Có một gợi ý là cho bé ăn gần hoặc trùng giờ với giờ ăn của cả nhà với mục đích cho bé hưởng niềm vui ăn uống cùng mọi người.
Không nên cho bé ăn lúc ngái ngủ vì ăn như vậy bé sẽ không thoải mái.
Vì bé còn nhỏ nên bạn chỉ nên nấu nhạt cho bé hoặc có thể không nêm muối để bé có thể biết được hương vị tự nhiên của món ăn. Mọi thực phẩm phải được nấu chín và nhuyễn.
– Nhóm chứa đường và tinh bột: Gạo, bánh mỳ, mỳ tươi, khoai tây, khoai lang, chuối.
– Nhóm chứa đạm: Lòng đỏ trứng luộc, sữa chua không đường, phô mai, đậu hũ, cá thịt trắng (c1 có thịt màu trắng).
– Nhóm chứa các vi chất, chất xơ: Rau chân vịt, bắp cải, cải thảo, rau diếp, bông cải xanh (súp lơ xanh), cà rốt, củ cải, bí đỏ, cà chua, dâu tây, táo,…
Những loại cá lưng xanh: cá thu, các loại hải sản giáp xác như tôm, cua…, các loại ốc, sò, mì sợi, thịt, trứng… đều không phù hợp vì những thực phẩm này dễ gây dị ứng cho bé trong giai đoạn này.
Tại Việt Nam, cũng có nhiều bố mẹ đã áp dụng phương pháp ăn dặm theo kiểu Nhật này và đã cho thấy bé cũng thích nghi, ăn uống tốt cũng như dễ tiêu hóa hơn đấy.
Xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại công ty là một trong những yếu tố…
Hiện nay, lựa chọn trường quốc tế trở thành ưu tiên với nhiều phụ huynh…
Giáo dục giới tính là một trong những yếu tố quan trọng đối với sự…
Khi chuẩn bị hành trang cho bé vào lớp 1, việc làm quen với môn…
Trường mầm non song ngữ Thủ Đức - VAS là một lựa chọn lý tưởng…
Việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non là một phần quan trọng…