Chúng tôi xin chia sẻ thực đơn ăn dặm chuẩn khoa học và sữa tốt cho bé 1 tuổi mời các mẹ tham khỏa để nuôi con thành công nhé!
4-6 tháng tuổi | 7-8 tháng tuổi | 9-11 tháng tuổi | 12-15 tháng tuổi | |
Gạo |
Ăn được: Gạo tẻ, gạo nếp. Lưu ý: Yến mạch, tiểu mạch, gạo cẩm vào cuối tháng tuổi thứ 5 mới nên cho trẻ ăn bổ sung. |
Ăn được: Với trẻ không bị dị ứng, đại mạch, ngô nên cho trẻ ăn sau 1 tuổi. Lưu ý: Gạo lứt phải xay nhỏ, lọc kỹ mới cho ăn. |
Ăn được: Đậu đỏ và hầu hết thực phẩm ngũ cốc đều dùng được. Lưu ý: Có thể cho trẻ ăn gạo lứt nếu không có hiện tượng bị dị ứng. | Ăn được: Hầu hết các loại ngũ cốc bao gồm cả gạo lút Lưu ý: Nếu có hiện tượng bị dị ứng, hãy cho trẻ ăn gạo lứt muộn hơn.
|
Rau xanh | Ăn được: Khoai tây, khoai lang, bí đỏ, bắp cải, súp lơ xanh, bí ngòi. Thận trọng: Cải bó xôi, cà rốt, củ cải, hành, cải trắng, dưa chuột phải gọt bỏ vỏ, bỏ ruột.
| Ăn được: Các loại nấm, ngó sen, phải xay nhuyễn vì hàm lượng xơ thô trong những loại thực phẩm này tương đối nhiều. | Ăn được: Hầu hết các loại rau củ. | Ăn được: Hầu hết các loại rau xanh. |
Trái cây | Ăn được: Táo tây, lê, dưa hấu. Thận trọng: Chuối tiêu phải dùng thìa nạo nhỏ phẩn giữa quả chuối cho trẻ ăn. | Ăn được: Hồng. Thận trọng: Cam, quýt, chỉ nên cho trẻ ăn sau 9 tháng tuổi. | Ăn được: Nho (nước ép), dưa bở, mận, mơ. Cam, quýt, đào có thể cho trẻ ăn nếu trẻ không bị dị ứng. | Ăn được: Hầu hết mọi loại trái cây như cà chua, dâu tây, đào… |
Các loại thịt | Ăn được: Thịt gà, nước thịt bò. | Ăn được: Thịt bò, thịt gà (thịt nạc). Không cho dẩu | Ăn được: Thịt bò, thịt gà… | Ăn được: Thịt nạc các loại. |
Cá tươi
| Độ tuổi này thức ăn chính của trẻ là sữa mẹ. | Ăn được: Các loại cá thịt trắng như cá chép, cá điêu hống, cá quả… Cá cơm có thể cho trẻ ăn vào cuối giai đoạn trẻ được 8 tháng tuổi, nhưng lưu ý xử lý kỹ cho hết mặn. | Ăn được: Cá tươi thịt đỏ như cá hổi… Cho trẻ ăn tôm, cua, trai, ngao… nếu không bị dị ứng. | Ăn được: Hầu hết các loại thịt. |
Trứng gà |
Độ tuổi này thức ăn chính của trẻ là sữa mẹ. | Ăn được: Lòng đỏ trứng gà. Không được ăn lòng trắng. | Ăn được: Lòng đỏ trứng gà. | Ăn được: Cả lòng trắng lẫn lòng đỏ. |
Đậu và các chế phẩm từ đậu |
Đậu và các chế phẩm từ đậu | Ăn được: Đậu phụ, đậu nành, đậu côve Sữa đậu nành sau 6 tháng tuổi. | Ăn được: Hầu hết các loại đậu | Ăn được: Hẩu hết các loại đậu |
Sữa bò | Ăn được: Sữa mẹ | Ăn được: Sữa mẹ và sữa bột pha theo công thức. | Ăn được: Sữa mẹ và sữa bột pha theo công thức. | Ăn được: Sữa tươi |
Loại hạt vỏ cứng Loại dầu mỡ
| Ăn được: Táo, hạt dẻ | Ăn được: Vừng sau 8 tháng tuổi | Ăn được: Dầu ôliu, dầu mè Không ăn các loại dầu đậu nành | Ăn được: Đậu lửa sau 3 tuổi |
– 5-6 tháng tuổi: Bú mẹ là chính +1-2 bữa bột loãng và nước trái cây.
– 7-9 tháng tuổi: Bú mẹ 4-2-3 bữa bột đặc + nước quả hoặc trái cây nghiền.
– 10-12 tháng tuổi: Bú mẹ + 3-4 bữa bột đặc + trái cây nghiền.
– 13-24 tháng tuổi: Bú mẹ + 4-5 bữa cháo + trái cây
– 25-36 tháng tuổi: 2 bữa cháo hoặc súp + 2-3 bữa cơm nát + sữa bò hoặc sữa đậu nành + trái cây
– Từ 36 tháng tuổi trở đi: Cho trẻ ăn cơm như người lớn nhưng thức ăn nấu riêng, nên cho thêm 2 bữa phụ bằng cháo, phở, bún, súp hoặc sữa…
Đặc biệt cần chú ý đổi món liên tục cho trẻ và cho trẻ ăn những món ưa thích.
Sữa mẹ là sữa tốt cho trẻ 1 tuổi. Trong giai đoạn từ 0-6 tháng tuổi, không cần cho trẻ ăn thêm bất cứ thứ gì, bởi lúc này bộ máy tiêu hóa của trẻ chưa hoàn chỉnh, nhu cầu dinh dưỡng là rất lớn, chỉ có sữa mẹ là thức ăn lí tưởng đáp ứng được. Đối với trường hợp bất khả kháng mà trẻ không được nuôi bằng sữa mẹ, thì cho trẻ bú các loại sữa bột pha theo công thức.
So với sữa bò, sữa mẹ ưu việt hơn nhiều, bởi sữa mẹ cho năng lượng cao hơn sữa bò. Chất đường trong sữa mẹ có nhiều lactose gấp hai lần sữa bò, cần thiết cho sự phát triển của thần kinh và giúp các vi khuẩn có ích trong đường ruột phát triển. Chất bột đường là nguồn cung cấp năng lượng, nên trẻ bú sữa mẹ tăng cân nhanh hơn bú sữa bò. Chất béo trong sữa mẹ có vai trò là chất chuyên chở những vitamin tan trong chất béo như vitamin A và D, cùng với axit béo thiết yếu là axit linoleic, đóng vai trò sống còn cho sự phát triển của hệ thần kinh và chức năng mô. Vitamin ở sữa mẹ cao gấp hai lần sữa bò nên bú mẹ không bao giờ bị thiếu vitamin A.
Ngoài ra, sữa mẹ là dịch thể sinh học tự nhiên chứa nhiều chất kháng khuẩn, tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Trong sữa mẹ có những yếu tố quan trọng bảo vệ cơ thể mà không một thực phẩm nào có thể thay thế được, đó là: các globulin miễn dịch, chủ yếu là các kháng thể IgA phòng bệnh cho người, bạch cầu kháng khuẩn, interferon kháng virus… có tác dụng bảo vệ cơ thể chống các bệnh đường ruột và bệnh nhiễm khuẩn, nhờ vậy mà trẻ được bú sữa mẹ sẽ ít mắc bệnh, ít bị dị ứng, ezema như ăn sữa bò.
Tóm lại, sữa mẹ là thức ăn hoàn chỉnh nhất, thích hợp nhất đối với trẻ vì có đủ năng lượng và chất dinh dưỡng thiết yếu với tỉ lệ thích hợp có lợi cho sự hấp thu và phát triển cơ thể của trẻ, phòng ngừa hữu hiệu suy dinh dưỡng, lại kinh tế, tăng sự gắn kết tình cảm giữa mẹ và con. Khi cho trẻ bú sữa mẹ cần tùy thuộc vào yêu cầu của trẻ, nên cho trẻ bú nhiều để kích thích bài tiết sữa tốt hơn. Người mẹ ở tư thế thoải mái, có thể nằm hoặc ngồi cho bú, để toàn thân trẻ sát vào người mẹ, miệng trẻ ngậm sâu vào quầng đen bao quanh núm vú để động tác mút được tốt hơn, cho trẻ bú hết bầu này mới chuyển sang bầu kia. Trường hợp mẹ bị ốm nặng hay mắc một số bệnh buộc phải cách li trẻ, không cho trẻ bú được, cần vắt sữa cho trẻ ăn bằng bình hoặc cốc.
Cảm ơn các mẹ đã đọc bài viết: “Thực đơn ăn dặm chuẩn khoa học và sữa tốt cho bé 1 tuổi“
Xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại công ty là một trong những yếu tố…
Hiện nay, lựa chọn trường quốc tế trở thành ưu tiên với nhiều phụ huynh…
Giáo dục giới tính là một trong những yếu tố quan trọng đối với sự…
Khi chuẩn bị hành trang cho bé vào lớp 1, việc làm quen với môn…
Trường mầm non song ngữ Thủ Đức - VAS là một lựa chọn lý tưởng…
Việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non là một phần quan trọng…