16/01/2019
Mẹ và bé
Tìm hiểu các cột mốc phát triển của trẻ qua từng thời kỳ
Cơ thể trẻ em có những đặc điểm khác với người lớn, bắt đầu từ khi còn là bào thai trong bụng mẹ cho đến khi trưởng thành. Quá trình lớn lên và phát triển của trẻ trải qua 06 thời kỳ. Chúng ta cùng tìm hiểu những thời kỳ đó nhé!
Thời điểm phát triển trong tử cung
Đặc điểm sinh lí
Đặc điểm sinh lí của thời kỳ này là sự hình thành và phát triển thai nhi. Sự phát triển thai nhi lúc này hoàn toàn phụ thuộc vào người mẹ.
Ba tháng đầu của thời kỳ bào thai là giai đoạn hình thành thai nhi. Do đó việc bảo vệ tốt các bà mẹ khi có thai là việc làm thiết thực để bảo vệ sức khỏe trẻ em.
Thời điểm song sinh
Đặc điểm sinh lí
Sau khi sinh, trẻ bắt đầu thở bằng phổi, vòng tuần hoàn chính thức hoạt động, hệ tiêu hóa bắt đầu làm việc, trẻ bắt đầu bú mẹ. Ngoài ra, do môi trường xung quanh thay đổi, nên trẻ còn có một số hiện tượng sinh lí khác như bong da, vàng da, sút cân sinh lí, rụng rốn...
Thời điểm bú mẹ
Đặc điểm sinh lí
Ở thời kỳ này, cơ thể lớn rất nhanh, đến cuối năm đầu tiên trọng lượng của trẻ tăng gấp 3 lần, chiều cao tăng gấp rưỡi lúc sinh, do đó nhu cầu dinh dưỡng rất cao. Thức ăn tốt nhất lúc này là sữa mẹ.
Hoạt động thần kinh cao cấp hình thành, trẻ phát triển về tâm thần - vận động nhanh. Từ lúc mới đẻ ra trẻ chỉ có một số phản xạ bẩm sinh, đến khi chấm dứt thời kỳ này trẻ sẽ bắt đầu nói và nói rất nhiều.
Chức năng của các bộ phận còn yếu, nhất là chức năng tiêu hóa, do đó thức ăn tốt nhất cho trẻ ở tuổi này là sữa mẹ.
Thời điểm răng sữa
Đặc điểm sinh lí
Thời kỳ này, chức năng vận động của trẻ phát triển nhanh, từ lúc bắt đầu biết đi, dần dần biết chạy, biết nhảy và làm được những động tác khéo léo, tự phục vụ mình cũng như biết tập vẽ, tập viết.
Hệ thống thần kinh trung ương phát triển mạnh, nhất là lời nói, tiếp thu giáo dục, trẻ bắt đầu đi học lúc 6 tuổi.
Thời điểm thiếu niên
Thời kỳ thiếu niên giới hạn từ 7 đến 15 tuổi, trong đó từ 7 đến 12 tuổi là tuổi học sinh nhỏ, từ 12 đến 15 tuổi là thời kỳ bắt đầu dậy thì.
Đặc điểm sinh lí
Ở thời kỳ này, chức năng và cấu tạo các bộ phận hoàn chỉnh. Trẻ có khả năng tiếp thu giáo dục học đường tốt; phát triển mạnh về trí tuệ và tâm sinh lí của từng giới. Hệ thống cơ phát triển mạnh. Răng vĩnh viễn thay thế dần răng sữa.
Thời điểm dậy thì
Giới hạn của thời kỳ dậy thì khác nhau tùy theo giới, môi trường sống. Trẻ gái bắt đầu dậy thì lúc 12 - 13 tuổi, kết thúc lúc 18 tuổi, còn trẻ trai thì bắt đầu lúc 15 -16 tuổi, kết thúc lúc 19 - 20 tuổi.
Đặc điểm sinh lí
Lúc này cơ thể lại lớn rất nhanh, biến đổi nhiều về tâm sinh lí. Hoạt động về nội tiết, sinh dục chiếm ưu thế. Chức năng cơ quan sinh dục được hoàn thành.
Tóm lại, mỗi thời kỳ có những đặc điểm sinh lí khác nhau; chính vì thế, phụ huynh cần biết những đặc điểm đó để có biện pháp nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục.
Bài viết liên quan
Tã quần luôn là vật dụng thiết yếu trong hành trình nuôi lớn con trẻ
Đón đọc bài viết về các dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối, giúp các bà bầu có kiến thức cần thiết để phòng tránh và chăm sóc sức khỏe
Tã dán cho bé sơ sinh là sản phẩm không thể thiếu trong ngăn tủ của bé sơ sinh
Sự chăm sóc đặc biệt cho trẻ sơ sinh yêu cầu chúng ta phải chọn lựa bỉm quần phù hợp để đảm bảo sự thoải mái và sức khỏe tối đa cho bé
Tuần thứ 39 trong thai kỳ là giai đoạn cuối cùng trước khi bé yêu chào đời, cảm giác hồi hộp và háo hức xen lẫn chút lo lắng ở các mẹ bầu
Mang thai là cả một hành trình gian nan và khó khăn cho người phụ nữ
Vấn đề sức khoẻ của con người được nhận biết thông qua màu sắc của nước tiểu
Nếu cảm thấy những thay đổi trên thân hình của mẹ bầu là chưa đủ cực khổ, thì rụng tóc có lẽ là điều cuối cùng chạm đến ngưỡng chịu đựng của phụ nữ khi mang thai
Mẹ bầu mang thai lần đầu sẽ có tâm trạng vừa vui mừng, hạnh phúc, vừa bỡ ngỡ, lo lắng cho sự phát triển của thai nhi
Sữa mẹ rất tốt cho sự phát triển của trẻ nhỏ, nhưng ăn dặm cũng không kém phần quan trọng trong việc giúp trẻ tăng trưởng và thích nghi với cuộc sống, đặc biệt là bé vừa mới bắt đầu ăn dặm