Trẻ bị suy dinh dưỡng thấp còi phải làm thế nào?

Làm mẹ là quãng thời gian vô cùng hạnh phúc nhưng cũng có rất nhiều khó khăn. Bạn lo lắng khi nhìn thấy con mình thấp bé, nhẹ cân?

Chúng tôi sẽ mách bạn các loại thực phẩm rất tốt cho trẻ bị suy dinh dưỡng thấp còi.

Nguyên nhân trẻ bị suy dinh dưỡng, thấp còi

Suy dinh dưỡng là tình trạng cơ thể thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết. Trong đó, tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình phát triển và tăng trưởng bình thường của trẻ. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này:

Chế độ ăn uống nghèo nàn dinh dưỡng thiết yếu

Trẻ bị suy dinh dưỡng, thấp còi đa phần là do cha mẹ thiếu kiến thức nuôi dạy con và không thường xuyên quan tâm chăm sóc con. Trẻ bị thấp còi là do bị suy dinh dưỡng một thời gian dài. Một trong những nguyên nhân chính gây nên tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ chính là chế độ ăn uống nghèo nàn và thiếu chất dinh dưỡng.

Các bà mẹ cai sữa sớm cho con nhưng lại không bổ sung thêm các chất dinh dưỡng cho con. Cho trẻ cai sữa và ăn dặm sớm để con cứng cáp là một ý nghĩ hoàn toàn sai lầm. Trẻ em cần nhiều năng lượng cho sự phất triển của cơ thể và trí óc, do đó, việc ăn quá ít so với nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể cần khiến trẻ bị suy dinh dưỡng.

Cho trẻ ăn quá ít so với nhu cầu dinh dưỡng cơ thể cần: trẻ em cần nhiều năng lượng cho sự phát triển thể trạng và trí óc. Chúng rất hiếu động và chạy nhảy thường xuyên để khám phá thế giới xung quanh. Nếu không cung cấp đủ nguồn dinh dưỡng cho trẻ thì lượng tiêu hao sẽ nhiều hơn lượng hấp thụ dễ dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ.

Trẻ mắc các bệnh lý nhiễm trùng

Khi bị bệnh, trẻ thường có cảm giác khó chịu và biếng ăn. Những bệnh lý mà trẻ thường mắc phải là: viêm đường hô hấp, tiêu chảy… Con cần được uống thuốc để chữa bệnh, kháng sinh trong thuốc không chỉ tiêu diệt các vi khuẩn có hại mà còn tiêu diệt luôn cả các loại vi khuẩn có lợi ở đường ruột của trẻ, khiến trẻ biếng ăn và thức ăn không được hấp thụ triệt để.

Nên làm gì khi trẻ bị suy dinh dưỡng, thấp còi?

Bạn nên xây dựng chế độ ăn cân bằng và đầy đủ 4 nhóm chất cho bé: Bột đường (các loại ngũ cốc và củ…), chất đạm (thịt, hải sản, trứng, sữa…), chất béo (dầu, mỡ, bơ…), vitamin và khoáng chất (rau xanh, trái cây, hải sản, sữa…). Khẩu phần dinh dưỡng nên phù hợp với nhu cầu độ tuổi và kích thước dạ dày của trẻ. Chế độ ăn thiếu chất tiếp diễn trong thời gian dài sẽ tạo ra những khoảng trống dinh dưỡng khó có thể lấp đầy.

Cung cấp đủ năng lượng theo lứa tuổi của trẻ, trẻ không thể cao được nếu chế độ ăn thiếu năng lượng, bằng cách ăn đủ các bữa cháo, bột, cơm…hằng ngày theo tháng tuổi, bổ sung đầy đủ dầu mỡ trong các bữa ăn.

Nếu bạn phải đi làm hoặc không đủ sữa, nên cho con dùng thêm sữa công thức, tổng lượng sữa một ngày khoảng 600 – 700 ml. Hiện nay trên thị trường đã có những loại sữa dành riêng cho các bé bị suy dinh dưỡng thấp còi, bạn có thể cho con sử dụng để bù đắp lại những chất dinh dưỡng còn thiếu cho con. 

Ưu tiên các thức ăn chứa nhiều chất đạm: Thịt, cá, tôm, cua, trứng, sữa,… Chọn các thực phẩm giàu canxi, sắt, kẽm: Cũng chính là các thức ăn có nguồn gốc động vật, giàu chất đạm như trứng, sữa, hải thủy sản, thịt..…Đặc biệt, tăng cường các loại thức ăn có chứa nhiều kẽm như thịt gà, thịt cóc, con hàu…

Ngoài việc tăng cường bổ sung các dưỡng chất cho con, bạn cũng cần đưa con đi khám bác sĩ để có phác đồ điều trị tốt nhất.