Trẻ sơ sinh uống sữa gì tốt nhất để phát triển toàn diện? Chắc chắn câu trả lời luôn là sữa mẹ. Vậy sữa mẹ được sản xuất như thế nào, có bao nhiêu loại sữa mẹ, lượng sữa mẹ dành cho trẻ sơ sinh bao nhiêu là đủ?
Tuy nhiên trên thực tế, việc quyết định trẻ sơ sinh uống sữa gì tốt nhất không hề dễ dàng. Bởi các mẹ cần phải lưu ý đến độ tuổi, thể trạng của bé, ước lượng cả thời gian pha chế. Nhưng đối với sữa mẹ, sữa mẹ là dòng sữa phù hợp với tất cà trẻ sơ sinh hiện nay.
Những thuật ngữ về bú mẹ
– Bú mẹ hoàn toàn ( tuyệt đối): nghĩa là không cho trẻ bất cứ một đồ ăn hoặc thức uống nào ngay cả nước (trừ thuốc và viatamin – muối khoáng hoăc sữa mẹ đã được vắt ra)
– Bú mẹ chủ yếu: nghĩa là nuôi trẻ bằng sữa mẹ nhưng cũng cho thêm một ít nước hoặc đồ uống pha bằng nước .
– Bú mẹ đầy đủ nghĩa là nuôi con bằng sữa mẹ kể cả bú mẹ hoàn toàn hoặc bú mẹ là chủ yếu
– Bú mẹ một phần nghĩa là cho trẻ bú một vài bữa sữa mẹ, một vài bữa ăn nhân tạo.
– Ăn nhân tạo nghĩa là nuôi trẻ bằng các thức ăn mà không cho bú mẹ tí nào.
Phương pháp bú mẹ
Nuôi trẻ bằng sữa mẹ chỉ đạt được kết quả tốt khi mẹ muốn cho con bú và đặt tin tưởng vào việc nuôi trẻ bằng sữa mẹ để hỗ trợ cho phản xạ oxytocin. Trẻ được bú đúng phương pháp:
– Cho trẻ bú ngay sau sinh, khoảng 1/2 giờ sau sinh và để mẹ nằm gần con.
– Sữa non phải là thức ăn đầu tiên của trẻ để giúp ruột phát triển hoàn chỉnh và giảm tình trạng nhiễm khuẩn do nguồn thức ăn khác đưa vào.
– Bú mẹ tuyệt đối tối thiểu trong 4 tháng đầu.
– Cho trẻ bú theo nhu cầu của trẻ, tránh bú theo giờ, điều này phù hợp với lượng sữa mẹ và sự phát triển của từng trẻ.
– Đứa trẻ phải ngậm bắt vú tốt để mút có hiệu quả.
– Đứa trẻ nên mút thường xuyên và càng lâu càng tốt.
– Không nên cho trẻ bú thêm sữa bò hoặc các loại nước khác.
– Vệ sinh vú và thân thể .
– Cai sữa : Chỉ nên cai sữa lúc trẻ được 18 – 24 tháng, sớm nhất là 12 tháng. Khi cai sữa trẻ phải bỏ từ từ các bữa bú. Không nên cai sữa lúc trẻ bị bệnh hay vào lúc bị bệnh nhiễm trùng phỗ biến. Mẹ có thai vẫn cho con bú nhưng cần thêm dinh dưỡng cho trẻ và cho mẹ.
– Săn sóc vú và đầu vú : Đầu vú nhô ra rõ vào cuối thai kỳ vì thế nếu đầu vú phẳng hoặc tụt vào trong cần phải hướng dẫn và làm cho đầu vú nhô ra bằng cách xoa và kéo đầu vú ra vài lần mỗi ngày. Nếu làm không có kết quả thì sẽ cho bú qua một đầu vú phụ hoặc nặn sữa ra và cho trẻ ăn bằng thìa và cốc.
– Cho con chậm bú sau đẻ 2-3 ngày, sẽ hạn chế sự hoạt động của tuyến vú bởi vì không có chất prolactine.
– Mẹ có bệnh: suy tim, lao, thiếu máu, suy dinh dưỡng.
– Mẹ quá trẻ, dưới 18 tuổi, tuyến vú chưa trưởng thành, kém tiết sữa.
– Mẹ dùng các loại thuốc ức chế sự tiết sữa: Aspirine, kháng sinh, thuốc chống dị ứng…
– Mẹ lao động nặng.
– Mẹ buồn phiền, lo âu sẽ hạn chế tiết prolactine.
– Khoảng cách cho bú dài, trên 3 giờ.
– Con trên 12 tháng. Trong năm đầu lượng sữa là 1200ml/ngày; qua năm thứ hai là 500ml; năm thứ ba là 200ml/ngày.
Sữa mẹ là câu trả lời hoàn hảo cho câu hỏi: “Trẻ sơ sinh uống sữa gì tốt nhất?” Chính vì vậy, để có được nguồn sữa tốt này, các mẹ cần tìm hiểu một số thông tin sau đây:
– Để cho trẻ bú thường xuyên: Cho trẻ bú 5 phút ở mỗi vú, 2 – 3 giờ một lần mặc dù mẹ chỉ còn ít sữa.
– Cho trẻ ăn thêm cho đến khi mẹ đủ sữa. Trường hợp cho ăn thêm bằng sữa bò thì pha loãng 1/2 đậm độ sữa để trẻ luôn luôn bị đói và bú mạnh thêm. Điều này không nên kéo dài một tuần lễ. Cho trẻ ăn thêm sau khi bú mẹ và cho trẻ ăn bằng thìa và cốc.
– Mẹ phải được nghỉ ngơi thoải mái và phải tin tưởng rằng sẽ có sữa trở lại.
– Để tăng cường biện pháp trên đây cần phải :
Nguyên nhân gây ít sữa phổ biến là:
+ Bà mẹ cho trẻ ăn thêm sớm không cần thiết.
+ Bà mẹ lo lắng, mệt mỏi, thiếu giải thích.
+ Bà mẹ uống thuốc ngừa thai có độ oestrogen cao
– Cần giải thích cho bà mẹ lợi ích của việc bú mẹ so với các phương pháp nuôi dưỡng khác.
– Có thể dùng thuốc gây xuống sữa :
+ Dùng oxytocin dưới dạng phun (Syntonon) bơm vào mũi, 4 đơn vị/lần vào một hoặc hai mũi, 2 – 3 phút trước khi cho bú.
+ Dùng Chlorprromazine gây kích thích sản xuất sữa đồng thời làm giảm lo lắng. Liều dùng là 10 – 25 mg, 2 – 3 lần/ngày, trong 3 – 10 ngày. Nếu cần tăng liều 50 mg (không quá 200 mg/ngày) trong 1 – 2 ngày. Sau đó giảm liều.
– Khuyến khích mẹ ăn thêm thức ăn giàu dinh dưỡng mà gia đình có thể có. Ăn thêm khoảng 1/2 hoặc 1/4 khẩu phần ăn hằng ngày
– Nếu mẹ bị nhiễm trùng thì điều trị nhiễm trùng nhanh và cho bú mẹ lại sớm.
Nếu làm các biện pháp trên đây không có hiệu quả và không nhờ bà mẹ thứ hai nuôi trẻ, khi đó mới bắt đầu tìm hiểu trẻ sơ sinh uống sữa gì tốt nhất ngoài sữa mẹ.
Ngoài ra, nếu mẹ còn một ít sữa thì cần cho trẻ bú vài phút trước khi ăn. Làm như vậy có lợi vì:
– Gia tăng giá trị dinh dưỡng cho trẻ bằng một ít sữa mẹ.
– Trẻ được bảo vệ chống nhiễm trùng, tuy ít còn hơn không có.
– Có được mối tình cảm giữa mẹ và con.
– Sữa có thể có trở lại khi mẹ được an tâm.
Dấu hiệu của ngậm bắt vú tốt
– Cằm của trẻ chạm vào vú
– Miệng trẻ mở rộng
– Môi dưới của trẻ đưa ra ngoài
– Má của trẻ chụm tròn, hoặc lõm áp vào bầu vú mẹ
– Quầng vú ở phía trên miệng trẻ nhiều hơn ở phiếu dưới
– Vú nhìn tròn trịa
Dấu hiệu của ngậm bắt vú không tốt
– Cằm trẻ không chạm vào bầu vú
– Miệng của trẻ không mở rộng
– Môi trẻ không đưa ra ngoài hoặc môi dưới mím vào
– Má trẻ căng hoặc lõm khi trẻ bú
– Có nhiều quầng vú mẹ ở phía dưới miệng của trẻ hơn là ở phía trên hoặc như nhau.
– Trong thời gian trẻ bú, vú bẹt hoặc bị kéo dài ra
Bú mẹ là điều kiện lý tưởng để nuôi trẻ và bảo vệ trẻ. Tuy vậy, trong một vài điều kiện sữa mẹ không có (mẹ mất , mẹ không có sữa), hoặc sữa mẹ ít, lúc đó phải suy nghĩ ngay đến chuyện trẻ sơ sinh uống sữa gì tốt nhất ngoài sữa mẹ? Và câu trả lời đó là ăn nhân tạo hoặc cho trẻ ăn vừa sữa mẹ vừa thức ăn khác, đấy là ăn hỗn hợp.
Những trường hợp trên đây thường được áp dụng cho trẻ còn nhỏ. Ăn nhân tạo và ăn hỗn hợp cần phải được giáo dục cho bà mẹ và hướng dẫn kỹ, cũng cần phải theo dõi chặt chẽ vì trẻ rất dễ bị nhiễm trùng và suy dinh dưỡng.
Sau đây là một số biện pháp giải quyết trong trường hợp mẹ không có hoặc có ít sữa theo thứ tự ưu tiên :
– Tái lập lại sự tạo sữa hay duy trì sữa mẹ
– Nuôi trẻ bằng sữa của bà mẹ khác .
– Nuôi trẻ bằng sữa khác sữa mẹ .
– Nuôi trẻ bằng hồ được thêm đạm từ sữa hoặc đạm ở các nguồn gốc khác.
Chỉ áp dụng khi hai biện pháp trên không thực hiện được. Nuôi trẻ bằng sữa khác sữa mẹ thường là sữa bò là cách nuôi có nhiều nguy hiểm, đặc biệt đối với gia đình neo đơn và văn hoá thấp, vì sữa rất dễ bị nhiễm khuẩn gây ỉa chảy và pha loãng gây suy dinh dưỡng.Cần phải chọn lựa loại sữa thích hợp với kinh tế gia đình.
Bà mẹ cần phải được hướng dẫn tỉ mỉ cách sử dụng sữa bò và trẻ phải được theo dõi luôn. Mẹ phải trực tiếp cho trẻ ăn để tạo mối tình cảm. Khi trẻ hết ba tháng thì bắt đầu cho trẻ ăn dặm thêm :
Những nguy hiểm của việc nuôi con bằng sữa nhân tạo (sữa công nghiệp, sữa bò):
– Nuôi nhân tạo có thể cản trở sự gắn bó mẹ con.
– Dễ mắc các bệnh như tiêu chảy, nhiễm khuẩn hô hấp và các bệnh nhiễm khuẩn khác.Tiêu chảy có thể trở thành tiêu chảy kéo dài.vì thế các vật dụng để xử dụng phải được rử sạch và nên cho ăn bằng thìa bát hơn là bình bú.
– Dễ bị suy dinh dưỡng (vì ăn ít bữa hoặc sữa quá loãng). Dễ bị thiếu vitamin A.
– Tử vong cao nếu bị nhiễm khuẩn hay suy dinh dưỡng (so với trẻ bú sữa mẹ).
– Trẻ dễ bị chàm, hen và các bệnh dị ứng khác. Dễ có tình trạng bất dung nạp protein sữa động vật .
– Nguy cơ mắc một số bệnh mãn tính, chẳng hạn bệnh đái tháo đường.
– Nếu được ăn quá nhiều sữa nhân tạo, trẻ dễ bị bệnh béo phì.
– Trí tuệ của trẻ có thể không phát triển tốt, do đó điểm trắc nghiệm thông minh (IQ) thấp hơn.
– Bà mẹ dễ có thai trở lại, dễ bị ung thư vú và buồng trứng
– Mẹ hoặc người vú cho trẻ ăn để tạo mối tình cảm.
– Nên cho trẻ ăn bằng thìa và cốc mặc dù lúc đầu có nhiều khó khăn.
– Nếu cho trẻ ăn bằng bình bú, cần đảm bảo mẹ biết cách cho ăn, cách tiệt trùng và cách pha sữa .
– Không nên để trẻ một mình với bình bú vì trẻ dễ bị sặc sữa. Trẻ bú bình bú thường nuốt hơi khi bình bú nằm nghiêng. Vì thế, sau mỗi lần bú nên bế trẻ lên, vỗ lưng trẻ vài cái để đuổi hơi ra.
– Độ nóng của sữa bằng nhiệt độ trong phòng.
– Cho trẻ ăn theo yêu cầu: trong tháng đầu cho ăn 2 – 3 giờ 1 lần, sau đó cho ăn 4 giờ 1 lần .
– Sau khi cho ăn sữa, cho trẻ uống thêm vài thìa nước sôi để nguội vì sữa bò thường chứa nhiều muối trong khi thận trẻ chưa làm việc hoàn chỉnh. Khi trời nóng cho trẻ uống thêm nước .
– Sau khi pha sữa xong thì cho trẻ ăn ngay. Không nên để quá 1 – 2 giờ sau khi sửa soạn thức ăn
Khi nuôi trẻ bằng bình sữa, nên chọn loại sữa dễ kiếm, kinh tế, dễ bảo quản.
– Sữa bò, sữa dê: Loại sữa này cần phải đun sôi, khi đun phải khuấy liên tục để tiệt trùng và cho sữa dễ tiêu. Cần pha loãng trước khi dùng đối với trẻ 2 – 3 tháng tuổi vì thận trẻ chưa hoàn chỉnh.
– Sữa bột toàn phần: Sữa này có đặc điểm có thể bảo quản được lâu, nhưng dễ bị nhiễm trùng nếu để hở. Sữa được pha với nước sôi, vì sữa lạt nên phải cho thêm đường.
– Sữa bột tách bơ: Có đặc điểm : chứa năng lượng thấp vì đã bị lấy mỡ để làm bơ, có ít vitamin A và vitamin D (ngoại trừ có pha thêm theo chỉ dẫn của nhà sản xuất). Chỉ dùng loại sữa này khi không có các loại sữa khác. Cần cho thêm dầu và vitamin A. Cần giải thích cho bà mẹ rằng việc cho thêm dầu không gây ỉa chảy cho trẻ.
– Sữa đặc có đường: Đây là loại sữa được sử dụng rộng rãi vì rẻ tiền và bảo quản được vài ngày nếu để hở. Lượng đường sucrose chiếm đến 40%. Tuy vậy, loại sữa này chỉ nên dùng sau các loại sữa khác
Bé sơ sinh nên uống loại sữa gì? Đây sẽ là một số gợi ý về các dòng sữa bột cho trẻ sơ sinh được ưa chuộng hiện nay:
Cảm ơn các mẹ đã đọc bài viết: “Trẻ sơ sinh uống sữa gì tốt nhất để phát triển toàn diện?”
Chúc các mẹ nuôi con thành công!
Xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại công ty là một trong những yếu tố…
Hiện nay, lựa chọn trường quốc tế trở thành ưu tiên với nhiều phụ huynh…
Giáo dục giới tính là một trong những yếu tố quan trọng đối với sự…
Khi chuẩn bị hành trang cho bé vào lớp 1, việc làm quen với môn…
Trường mầm non song ngữ Thủ Đức - VAS là một lựa chọn lý tưởng…
Việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non là một phần quan trọng…