16/01/2019
Mẹ và bé
Ưu điểm, nhược điểm của bột ăn dặm và chế độ sữa cho bé
Bột ăn dặm vô cùng tiện lợi cho những trẻ mới bắt đầu tập ăn dặm ở tháng thứ tư, tuy bé ăn tốt nhưng mẹ cũng đừng nên cho bé ngưng sữa mà chuyển sang ăn hẳn.
Bài viết dưới đây sẽ so sánh những ưu nhược điểm của bột ăn dặm pha chế sẵn so với nấu bằng các loại thực phẩm thông thường và chế độ sữa dành cho trẻ.
Ưu điểm và nhược điểm của bột ăn dặm
Ưu điểm
- Mang đến sự tiện lời cho bà mẹ, vì chỉ cần pha với nước chín ấm là có thể cho bé ăn ngay
- Tiết kiệm được thời gian chuẩn bị bữa ăn cho bé
- Có thể mang đi xa.
- Thành phần dinh dưỡng, năng lượng đã được tính toán sẵn, đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho bé nếu pha đúng cách.
- Được tư vấn về cách thức cho bé ăn, cung cấp những kiến thức cơ bản cần thiết về bữa ăn cho bé.
- Dễ dàng thay đổi khẩu vị cho các bữa ăn của bé do có rất nhiều chủng loại trên thị trường.
Nhược điểm
- Mùi vị kém tự nhiên hơn thức ăn tự chế biến.
- Mặt khác giá thành thức ăn tự chế biến có thể thấp hơn.
Chế độ sữa dành cho bé
- Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, bạn nên nuôi bé hoàn toàn bằng sữa mẹ trong vòng 6 tháng đầu đời. Nên chọn sữa công thức nếu bạn muốn bổ sung sữa ngoài thêm cho con. Bởi vì, đây là loại sữa có các thành phần dinh dưỡng tương đương với sữa mẹ nên bé dễ hấp thu và ít xảy ra quá trình dị ứng sữa.
- Bạn không nên dùng sữa đặc có đường, sữa bò tươi, sữa bột nguyên kem hoặc những loại sữa công thức không phù hợp với độ tuổi của bé.
- Bạn nên lưu ý cách pha sữa cho bé: Trên bao bì mỗi nhãn sữa riêng biệt đều có in kèm thông tin chỉ dẫn cụ thể số thìa, tỷ lệ nước để bạn pha sữa một cách hợp lý cho bé. Bạn nên tránh pha sữa quá đặc bởi một số tác dụng phụ không mong muốn như sau:
- Sữa quá đặc có thể khiến bé hấp thụ nhiều dưỡng chất hơn mức cần thiết, bé tăng khả năng bị thừa cân.
- Nó cũng “ép” thận của bé làm việc quá mức hoặc khiến bé dễ mắc phải chứng táo bón.
- Tuy nhiên, bạn cũng không nên pha sữa quá loãng vì sữa loãng sẽ khiến bé nhẹ cân do không được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng. Khi pha sữa, bạn nên dùng thìa nhựa đính kèm hộp sữa, không nên vun đầy thìa sữa mỗi lần đong sữa cho bé. Ngoài ra, bạn cũng không nên đun sôi sữa của bé; bởi vì, nhiệt độ cao sẽ khiến lượng dinh dưỡng trong sữa bị hao hụt.
- Bạn không nên pha sữa của bé chung với các loại thực phẩm khác. Khi trộn thực phẩm khác, nguồn dinh dưỡng tối ưu có trong sữa sẽ mất cân bằng. Bên cạnh đó, điều này cũng khiến sữa của bé dễ bị đặc hơn. Bạn không nên pha sữa với nước hoa quả vì các loại vitamin có trong hoa quả sẽ khiến bé khó hấp thụ hơn.
- Bạn vẫn nên cho bé bú mẹ theo nhu cầu: Khoảng 2 – 3 giờ một cữ bú ( tương đương 500-800ml/ ngày, chưa kể sữa ngoài)
Xem thêm bí quyết chọn lựa bột ăn dặm pha chế sẵn nào tốt cho con của bạn tại đây.
Bài viết liên quan
Tã quần luôn là vật dụng thiết yếu trong hành trình nuôi lớn con trẻ
Đón đọc bài viết về các dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối, giúp các bà bầu có kiến thức cần thiết để phòng tránh và chăm sóc sức khỏe
Tã dán cho bé sơ sinh là sản phẩm không thể thiếu trong ngăn tủ của bé sơ sinh
Sự chăm sóc đặc biệt cho trẻ sơ sinh yêu cầu chúng ta phải chọn lựa bỉm quần phù hợp để đảm bảo sự thoải mái và sức khỏe tối đa cho bé
Tuần thứ 39 trong thai kỳ là giai đoạn cuối cùng trước khi bé yêu chào đời, cảm giác hồi hộp và háo hức xen lẫn chút lo lắng ở các mẹ bầu
Mang thai là cả một hành trình gian nan và khó khăn cho người phụ nữ
Vấn đề sức khoẻ của con người được nhận biết thông qua màu sắc của nước tiểu
Nếu cảm thấy những thay đổi trên thân hình của mẹ bầu là chưa đủ cực khổ, thì rụng tóc có lẽ là điều cuối cùng chạm đến ngưỡng chịu đựng của phụ nữ khi mang thai
Mẹ bầu mang thai lần đầu sẽ có tâm trạng vừa vui mừng, hạnh phúc, vừa bỡ ngỡ, lo lắng cho sự phát triển của thai nhi
Sữa mẹ rất tốt cho sự phát triển của trẻ nhỏ, nhưng ăn dặm cũng không kém phần quan trọng trong việc giúp trẻ tăng trưởng và thích nghi với cuộc sống, đặc biệt là bé vừa mới bắt đầu ăn dặm