Vai trò của cha mẹ trong việc nuôi dạy trẻ

Cha mẹ nào cũng muốn con mình là những đứa trẻ ngoan, nhưng không phải ai cũng biết cách biến mong muốn của mình thành hiện thực. Vậy, nguyên nhân do đâu? Chúng ta sẽ tìm được câu trả lời ngay sau đây:

1. Vai trò của cha mẹ

Những đứa trẻ từ khi sinh ra, ban đầu hiển nhiên là khó đối phó hơn những trẻ khác, nhưng mọi trẻ em đều có thể làm tốt hơn khi có các bậc cha mẹ là người hiểu và chấp nhận bản tính tự nhiên của con, là người thiết kế lịch sinh hoạt và khi cần thiết, kỷ luật một cách phù hợp với bản tính đó. Tất nhiên cha mẹ như vậy là quá lý tưởng. Nhưng nhiều người khác lại không có khả năng hoặc không mong muốn nhận thấy được điều hiển hiện ngay trước mắt họ.

2. Mong muốn thiếu thiết thực

Ngay từ khi con chào đời nhiều cha mẹ bị choáng ngợp và mờ mắt bởi những kỳ vọng từ con. Hầu như tất cả các cha mẹ đang chờ đợi con ra đời, hay dự tính đón đứa con thứ hai hoặc thứ ba. Biểu hiện chung ở cha mẹ là đều tưởng tượng trước xem đứa trẻ đó như thế nào, và nó có thể làm được gì trong tương lai. Thường thì những tưởng tượng và kỳ vọng này chính là tấm gương phản chiếu về cha mẹ. Một vận động viên có thể tưởng tượng thấy con ở trên sân bóng hoặc đang đánh tennis với mình. Một luật sư danh tiếng sẽ nghĩ đến con thông minh như thế nào, sẽ theo học trường nào và những cuộc thảo luận tuyệt vời với con.

nuôi dạy trẻ là trách nhiệm của ba mẹ

Tuy nhiên, thực tế đứa con ngoài đời thực không mấy giống với những đứa trẻ mà cha mẹ vẫn tưởng tượng trong giấc mơ giữa ban ngày của họ. Họ có thể tưởng tượng ra một đứa trẻ đáng yêu như thiên thần, nhưng thực tế lại một “tiểu quỷ” hay mè nheo, quấy khóc, cáu gắt, hay phá bĩnh bữa tối và giấc ngủ của họ vào ban đêm. Trong những trường hợp đó, bạn phải nhớ rằng bạn đang có con, mà trẻ con thì phải khóc. Đó là cách duy nhất con có thể giao tiếp được. Ngay cả một bé ngoan cũng cần phải có thời gian để thích nghi, điều chỉnh và điều đó không thể xảy ra chỉ sau vài ngày.

Khi con bạn lớn hơn và một số đặc tính tình cảm nhất định trở nên rõ ràng hơn – cáu kỉnh, nhạy cảm, hăm hở – nó sẽ nhắc bạn nhớ về bản thân, hoặc về người bạn đời. Vì thế, giả sử bạn có một đứa bé năng động, nếu bạn là một người dám nghĩ dám làm, và thích những người tràn đầy năng lượng, bạn có thể sẽ khoe khoang con với mọi người. Nhưng nếu bạn hơi choáng ngợp, hoặc sợ hãi những đặc điểm tính cách đặc trưng của đứa bé năng động, thì chắc chắn bạn sẽ có phản ứng ngược lại. 

Tất nhiên, chúng ta chắc chắn sẽ thấy những đặc điểm gia đình tái xuất ở con cái chúng ta, nhưng chúng ta không thể đoán chắc được tương lai. Ngay cả khi con gợi nhớ về một phần của bản thân hay người bạn đời mà bạn không hề muốn nhìn thấy, hay của người họ hàng mà bạn không thích, bạn cũng không biết thực sự con sẽ trở thành người như thế nào. Con là một người hoàn toàn khác, với những ảnh hưởng hoàn toàn khác, và có một con đường của riêng con. Và quan trọng nhất là, nếu bạn hướng dẫn đứa bé năng động biết cách để kiểm soát cảm xúc và điều hướng năng lượng tuyệt vời của con, thì chưa chắc bé sẽ trở thành một tay đầu gấu chuyên bắt nạt các bạn.

Lắng nghe và thấu hiểu và chấp nhận tính cách của con sẽ khiến quá trình nuôi dạy con của ba mẹ dễ dàng hơn. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm tại đây những cách nuôi con mang lại hiệu quả.