Xây dựng chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối hiệu quả

Dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối thường hời hợt do trong cơ thể mẹ xuất hiện những dấu hiệu mệt mỏi của những ngày gần sinh, khiến nhiều mẹ bầu ăn uống không cân đối được như trước.

Dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối rất quan trọng

Thai phụ ngay từ thời kì đầu mang thai thì cơ thể đã xảy ra hàng loạt thay đổi, cho đến những tháng cuối thai kì thì không những cơ thể cần rất nhiều dinh dưỡng mà còn phải cung cấp cực kì nhiều chất dinh dưỡng cho thai nhi bởi vì 3 tháng cuối khả năng hấp thụ của thai nhi trong bụng hấp thu vẫn rất nhiều. Muốn sinh ra một đứa trẻ khỏe mạnh, cần phải có một thai phụ khỏe mạnh.

(1) Dinh dưỡng của thai phụ là điều không thể thiếu đối với sự sinh trưởng phát triển của thai nhi, và còn phải đáp ứng những nhu cầu khác có liên quan mật thiết đến thai nhi như sự phát triển của tử cung, màng thai, dây rốn và nhau thai v.v…

(2) Trong suốt quá trình mang thai, để tăng cường sức đề kháng, nâng cao khả năng miễn dịch các loại bệnh tật, thai phụ cần phải có đủ dinh dưỡng.

(3) Để chuẩn bị cho những hao tốn về sức lực lúc sinh nở, phòng tránh mất máu khi sinh và để có sữa cho con bú v.v.,. cơ thể thai phụ cần phải tích lũy dinh dưỡng trong thời kỳ mang thai để tăng cường thể lực. Do vậy thai phụ và những thành viên trong gia đình cần phải coi trọng vấn đề dinh dưỡng của thai phụ.

Dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối rất quan trọng đến thai nhi

Chế độ dinh dưỡng những tháng cuối thai kì

Thời kỳ cuối mang thai (từ 8 – 9 tháng), thai nhi phát triển nhanh hơn, lượng dinh dưỡng cần được tích trữ trong thai nhi cũng cao nhất ở giai đoạn này. Vì vậy nhu cầu về chất dinh dưỡng trong từng bữa cơm cũng rất cao, người mẹ phải ăn những thức ăn giàu dinh dưỡng để bảo đảm nhu cầu phát triển nhanh chóng của thai nhi.

Nghĩa là cần phối hợp một cách hợp lý các loại thức ăn như lương thực, đậu các loại, các chế phẩm từ đậu, chế phẩm từ sữa như sữa chua…, thức ăn từ động vật như tôm, cua, thịt nạc, các loại rau xanh, trái cây… cố gắng làm cho bữa ăn đa dạng, nhưng vẫn cần hạn chế chất béo động vật có cấu tạo phân tử là liên kết no (liên kết đơn) để ngăn ngừa các chứng bệnh khác cho cả mẹ và thai nhi.

làm phong phú bữa ăn như cá, tôm, cua để cân bằng dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối

Cụ thể cần lưu ý đến các loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe như đậu các loại (đậu phộng, hạt hồ đào, quả hạnh nhân), cà chua và những sản phẩm làm từ cà chua, các loại quả chín như quất, mâm xôi, vì trong các loại quả này có chứa nhiều sắt và acid ellagic (một chất tạo màu cho quả) có tác dụng ngăn ngừa ung thư và các bệnh về tim mạch, ngoài ra còn cung cấp chất xơ và nhiều vitamin C.

Vitamin cho thai phụ

Nhu cầu dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối đối với các loại vitamin luôn cao hơn so với người bình thường, bởi vì thai phụ còn cần phải cung cấp cho nhu cầu của thai nhi. Trong thời kỳ đầu mang thai, thiếu các loại vitamin A, B, C, D, E có thể dẫn đến sẩy thai hoặc lưu thai. Cuối thai kỳ có thể dẫn đến khó khăn khi sinh hoặc gây sinh non. Vì vậy trong suốt thai kỳ, đừng nên coi nhẹ việc hấp thụ vitamin các loại.

(1) Vitamin A: Có tác dụng thúc đẩy thai nhi phát triển đồng thời tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể mẹ. Vì thế, lượng nhu cầu của thai phụ luôn nhiều hơn bình thường, nếu như người bình thường hàng ngày cần đến 5000-6000 đơn vị vitamin A, nhưng ở thai phụ cần nhiều hơn từ 20 đến 60%.

(2) Vitamin B: Có tác dụng tránh sẩy thai, sinh non, viêm thần kinh, duy trì việc ăn uống diễn ra bình thường v.v… có thể giúp thai phụ bớt nôn ói trong thời kỳ đầu mang thai, giúp tiêu hóa tốt, tăng cường cảm giác thèm ăn; ngoài ra còn có tác dụng giúp tử cung co giãn tốt, làm cho sinh nở thuận lợi hơn. Người bình thường mỗi ngày cần 1,1mg vitamin B2, 1,5mg B1, thì ở thai phụ lần lượt là 1,8mg B2 và 2,5mg B1.

(3) Vitamin C: Có tác dụng cho việc hấp thụ sắt, chống thiếu máu ở thai phụ và miễn dịch với các chứng bệnh truyền nhiễm, tăng cường sức đề kháng giúp tránh được các hiện tượng như sẩy thai, sinh non v.v… Ngoài ra còn giúp cho làn da của thai nhi mịn màng. Nếu cung cấp không đủ vitamin C, trẻ sơ sinh dễ bị bệnh tim bẩm sinh và khuyết hãm ở hệ thần kinh. Nếu hàng ngày người bình thường cần 70mg, thì ở thai phụ cần đến 100mg.

(4) Vitamin D: Giúp hấp thụ sắt và photpholipit, làm cho xương cốt của thai nhi hình thành hoàn thiện hơn, còn có thể giúp thai phụ và thai nhi không bị bệnh loãng xương, thai phụ mỗi ngày cần từ 400 đến 800 đơn vị.

bổ sung vitamin từ thức ăn giúp bổ sung dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối

Sau khi mang thai, thai phụ phải chú ý đến việc hấp thụ vitamin các loại, bổ sung vitamin từ thức ăn là phương pháp hợp lý và đơn giản nhất.

Những lưu ý cho thai phụ khi ăn uống 

(1) Việc chọn thực phẩm, đặc biệt là khi chọn các loại rau và trái cây, nhất định phải chọn những loại còn tươi nguyên, dinh dưỡng phong phú, ngoài ra không nên chọn loại đã để quá lâu dễ bị biến chất, như thế sẽ giảm thiểu được khả năng nhiễm khuẩn vào cơ thể người, nhất là dôi với thai nhi.

(2) Khi chuẩn bị nấu nướng cần lưu ý: Khi rửa rau và các loại ngũ cốc, không nên ngâm quá lâu trong nước để không bị mất dinh dưỡng. Đặc biệt là đối với những thực phẩm có chứa vitamin C và B, nếu ngâm trong nước quá lâu thì lượng vitamin sẽ bị tổn thất rất nhiều.

(3) Khi nấu thức ăn nên để lửa to, nhiệt độ cao. Nếu để lửa nhỏ trong thời gian quá dài, thì thức ăn không những mất nhiều dinh dưỡng mà về cả màu sắc cũng như mùi vị đều không còn được nguyên vẹn, như thế cũng ảnh hưởng đến cảm giác ăn uống của thai phụ, ảnh hưởng đến dinh dưỡng của thai nhi.

(4) Khi luộc rau, luộc đậu và nấu cháo nên tránh dùng thuốc muối (có tính kiềm), bởi vì các loại vitamin B, C đều không có khả năng giữ lại trong môi trường kiềm.

Mẹ nên xây dựng một thực đơn dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối để  mẹ và con đều được khỏe mạnh những ngày cuối thai kì nhé. Chúc mẹ bầu “vượt cạn” thành công! 

Ngoài ra, mẹ bầu có thể tham khảo thêm các loại thực phẩm bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối tại đây.