16/01/2019
Mẹ và bé
Xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ hợp lý để phát triển toàn diện
Cha mẹ thường cảm thấy lo lắng khi tốc độ phát triển của con không giống như các bé cùng trang lứa, lúc này bắt đầu hốt hoảng đi tìm các loại thuốc bổ để cho con sử dụng mà không biết là cơ thể trẻ có thực sự cần hay không?
Thêm vào đó không nên quá chiều con khi cho trẻ ăn vặt quá đà. Điều đó là hoàn toàn không nên! Cụ thể hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau nhé!
Không nên tùy tiện bổ sung dinh dưỡng cho trẻ
Có rất nhiều loại dinh dưỡng bán trên thị trường, có bổ kẽm, bổ canxi, bổ lysin, khai vị kiện tì, bổ máu... Các bậc phụ huynh cần nhận thức rõ về những dinh dưỡng này, mọi dinh dưỡng chỉ thích hợp với từng cơ thể nhất định chứ không nên nghe theo quảng cáo, tiếp thị.
Hệ thống công năng của trẻ chưa hoàn chỉnh, công năng điều tiết còn kém, nếu chất dinh dưỡng không phù hợp sẽ gây nên bệnh tật. Nếu trẻ dùng loại sữa ong chúa dễ tạo nên sự dậy thì sớm; trẻ bổ sung vitamin A quá lượng sẽ dễ bị ngộ độc vitamin A... Khi bổ sung thêm dinh dưỡng cho trẻ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để chọn loại thuốc bổ phù hợp, có mục đích rõ ràng, đặc biệt lưu ý dinh dưỡng cho trẻ không phải càng nhiều càng tốt.
Không tùy tiện cho trẻ ăn vặt
Trẻ rất thích ăn vặt và cha mẹ thường chiều theo ý thích ăn vặt của con nhưng nếu chiều trẻ không đúng mức thì chẳng những không có lợi cho sức khỏe của trẻ mà còn tạo thói quen xấu cho trẻ. Vì thế cần phải tuân thủ các nguyên tắc ăn uống cho trẻ như sau:
1 - Phải ăn uống đúng giờ giấc
Nếu sắp đến giờ trẻ ăn cơm mà cho trẻ ăn vặt tất nhiên sẽ ảnh hưởng đến bữa cơm của trẻ. Tốt nhất chỉ nên cho trẻ ăn vặt vào thời gian giữa hai bữa chính như lúcN
2 - Không nên cho trẻ ăn vặt luôn miệng
10 giờ buổi sáng, 3 giờ buổi chiểu. Nếu thời gian từ bữa ăn tối đến lúc đi ngủ quá dài thì có thể cho trẻ ăn thêm một lẩn. Như vậy chẳng những không ảnh hưởng mà còn bổ sung thêm bữa phụ cho trẻ.
Thói quen xấu này chẳng những làm cho trẻ béo phì mà còn làm cho trẻ lúc nào cũng ngang bụng, không cảm thấy đói và lười ăn bữa chính, hơn nữa chất đường trong thực phẩm sẽ ảnh hưởng đến răng của trẻ, gây sâu răng.
3 - Không cho trẻ ăn vặt một cách tùy tiện
Có một số cha mẹ hễ thấy con khóc là cho ăn quà vặt, cứ thích cho ăn cái này cái nọ để chiều lòng và vỗ về con, làm trẻ sinh hư, quen thói ăn vặt. Để khắc phục tình trạng này, mỗi khi trẻ khóc tốt nhất nên bế chúng, xoa đầu vỗ về chúng chứ không đem quà vặt ra dỗ dành.
Những thực phẩm có hại cho sự phát triển não của trẻ
1 - Những thực phẩm chế biến quá mặn
Các loại rau, thịt, cá muối ướp mặn có lượng muối cao không những dẫn đến bệnh huyết áp cao, xơ cứng động mạch mà còn gây tổn hại đến huyết quản động mạch, làm cho tế bào não thiếu máu, thiếu oxy, giảm trí nhớ, trí lực của trẻ.
2 - Những thực phẩm dùng nhiều mì chính
Những thực phẩm dùng nhiều mì chính sẽ làm cho trẻ 1 - 2 tuổi bị thiếu kẽm nghiêm trọng trong khi kẽm lại là một trong những nguyên tố vi lượng quan trọng để phát triển đại não. Vì thế khi trẻ còn nhỏ tốt nhất nên hạn chế cho trẻ ăn những thực phẩm có mì chính.
3 - Những thực phẩm rán, hun khói
Chất béo trong thịt, cá khi rán ở nhiệt độ từ 200°C trở lên hoặc phơi với thời gian dài rất dễ chuyển hóa thành những thực phẩm đã oxy hóa làm cho đại não sớm thoái hóa, gây tổn hại trực tiếp đến sự phát triển của đại não.
4 - Những thực phẩm có chất chì
Khoa học chỉ ra rằng, chất chì rất nguy hiểm với sức khỏe con người, đặc biệt là bộ não. Chì có thể giết chết các tế bào thần kinh, làm tổn thương đại não. Bỏng bung, trứng muối... là những đồ ăn có chứa chì, dù hàm lượng rất ít, nhưng nếu bé ăn nhiều, sẽ ảnh hưởng đến trí lực.
5 - Đồ ăn có chứa chất nhôm
Chất nhôm trong đồ ăn có thể làm tổn hại đến trí nhớ, khiến con người trì trệ và phản ứng chậm chạp. Do đó cần hạn chế cho trẻ ăn những món quá nhiều dầu chiên như quẩy chiên, bánh bao chiên...
Hạn chế cho con ăn vặt góp phần giúp bé không bị béo phì, nên cho con vừa đủ với nhu cầu của cơ thể và độ tuổi, không nên cho trẻ ăn thức ăn có nhiều dầu mỡ, chất béo và đường mía. Ngoài ra, mẹ có thể tìm hiểu cách nấu bột ăn dặm phù hợp với giai đoạn bắt đầu ăn của bé Tại đây nhé!
Bài viết liên quan
Tã quần luôn là vật dụng thiết yếu trong hành trình nuôi lớn con trẻ
Đón đọc bài viết về các dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối, giúp các bà bầu có kiến thức cần thiết để phòng tránh và chăm sóc sức khỏe
Tã dán cho bé sơ sinh là sản phẩm không thể thiếu trong ngăn tủ của bé sơ sinh
Sự chăm sóc đặc biệt cho trẻ sơ sinh yêu cầu chúng ta phải chọn lựa bỉm quần phù hợp để đảm bảo sự thoải mái và sức khỏe tối đa cho bé
Tuần thứ 39 trong thai kỳ là giai đoạn cuối cùng trước khi bé yêu chào đời, cảm giác hồi hộp và háo hức xen lẫn chút lo lắng ở các mẹ bầu
Mang thai là cả một hành trình gian nan và khó khăn cho người phụ nữ
Vấn đề sức khoẻ của con người được nhận biết thông qua màu sắc của nước tiểu
Nếu cảm thấy những thay đổi trên thân hình của mẹ bầu là chưa đủ cực khổ, thì rụng tóc có lẽ là điều cuối cùng chạm đến ngưỡng chịu đựng của phụ nữ khi mang thai
Mẹ bầu mang thai lần đầu sẽ có tâm trạng vừa vui mừng, hạnh phúc, vừa bỡ ngỡ, lo lắng cho sự phát triển của thai nhi
Sữa mẹ rất tốt cho sự phát triển của trẻ nhỏ, nhưng ăn dặm cũng không kém phần quan trọng trong việc giúp trẻ tăng trưởng và thích nghi với cuộc sống, đặc biệt là bé vừa mới bắt đầu ăn dặm