Làm gì để trẻ uống nhiều sữa trong ngày

Sữa là thực phẩm không thể thiếu đối với sự phát triển thể chất và trí não của trẻ trên 1 tuổi. Vậy làm thế nào để trẻ yêu thích uống sữa hơn trong ngày?

Theo các nghiên cứu, những đứa trẻ trên 1 tuổi cần uống trung bình từ 300-500 ml sữa mỗi ngày bên cạnh những bữa ăn chính. Nhưng có một thực trạng là nhiều bé lại lười uống sữa làm nhiều bà mẹ phải đau đầu không biết phải làm như thế nào. Những chia sẻ dưới đây hi vọng sẽ giúp được bạn.

Nguyên nhân nào trẻ không chịu uống sữa

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này nhưng phổ biến nhất là do:

– Trẻ gặp một số vấn đề về sức khỏe như bị bệnh cảm cúm, sốt, viêm amidan, viêm họng, đầy hơi khó chịu

– Trẻ đang mắc chứng biếng ăn

– Do việc thay đổi sữa không hợp với khẩu vị của bé

– Tâm lí ép buộc trẻ uống sữa, cho bé uống sữa quá nhiều trong 1 lần và liên tục

– Cho bé uống sữa lúc bé no.

Làm gì để trẻ uống nhiều sữa trong ngày

Cách cho bé uống được nhiều sữa

Không thể phủ nhận được sữa giúp bé tăng cân, khỏe mạnh cũng như bù đắp các dưỡng chất cần thiết mà bữa ăn hằng ngày thiếu hụt. Vì vậy mà những trẻ vừa có chế độ ăn tốt về uống sữa thường phát triển toàn diện và ngặn chặn được tình trạng suy dinh dưỡng thấp còi. Do đó mẹ nên cho trẻ uống đủ lượng sữa hằng ngày.

Tuy nhiên nếu bé không chịu uống sữa thì mẹ không nên cố ép buộc trẻ, bởi điều này sẽ làm cho tình trạng này trở nên trầm trọng thêm. Mà cách giải quyết hữu hiệu ở đây làm mẹ nên cho bé sử dụng các sản phẩm từ sữa như sữa chua, váng sữa hay các món ăn chế biến từ sữa để bổ sung cho bé.

Những sản phẩm này được làm từ sữa, chúng cũng tốt như sữa nên mẹ có thể hoàn toàn an tâm về thành phần dinh dưỡng mà chúng đem lại. Mẹ có thể cho bé ăn từ 1 đến 2 hộp sữa chua hay váng sữa mỗi ngày để bổ sung dưỡng chất cho bé phát triển tốt.

Việc cho bé sử dụng các sản phẩm từ sữa không những có thể đáp ứng lượng sữa cần thiết mỗi ngày mà biết còn thích thú hơn khi thưởng thức chúng!

Lưu ý với các món ăn từ sữa

– Mẹ có thể dùng sữa chua trộn với một số loại trái cây trẻ yêu thích như dâu tây, bơ để trở thành những món trái cây sữa chua thơm ngon và bổ dưỡng mà trẻ mê tít

– Đối với những món ăn chế biến từ sữa mà có trải qua quá trình đun nấu, thì cần chú ý không nên đun sữa với nhiệt độ cao và thời gian lâu. Vì nhiệt dễ làm các chất dinh dưỡng có trong sữa sẽ bị biến mất.

– Nên cho trẻ ăn những món ăn chế biến từ sữa vào bữa ăn phụ cách bữa ăn chính từ 2 đến 3 giờ

– Những món ăn từ sữa thường dễ bị các vi khuẩn xâm nhập lên men, vì vậy nên cho trẻ dùng sau khi chế biến hoặc bảo quản trong tủ lạnh cẩn thận

Tóm lại: sữa rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ nhỏ, vì vậy mà các mẹ cần cung cấp lượng sữa đầy đủ cho trẻ mỗi ngày bằng cách uống sữa trực tiếp hay dùng các sản phẩm từ sữa. 

Để biết thêm thông tin chi tiết về các loại sữa cho bé, bạn có thể tham khảo tại đây.

 

Con trai rất yêu mẹ!

Con trai rất yêu mẹ. Lúc nào cũng chỉ thích ở cùng mẹ thôi. Chỉ cần có mẹ, không cần gì hết.

Tất nhiên mẹ cũng rất yêu con trai của mình. Nhưng mối quan hệ yêu thương hai chiều này sẽ kéo dài đến lúc nào? Nếu có thể, ta luôn mong nó kéo dài mãi mãi! Vì con trai rất đáng yêu! 

Tuy nhiên đến một ngày nào đó, con sẽ không còn lúc nào cũng mở miệng kêu yêu mẹ nữa.

“Con ghét mẹ! Mẹ đi ra đằng kia đi!”

“Mẹ đừng chạm vào con.”

“Con chơi với bạn, mẹ đi chỗ khác đi.”

Khi con lớn lên học những lớp cuối cấp tiểu học hay vào trung học cơ sở, thì sẽ tới lúc con không còn luôn miệng kêu mẹ nữa. Mẹ luôn nghĩ rằng chỉ có con sẽ không bao giờ ngừng gọi “Mẹ ơi, mẹ ơi”? Không có chuyện đó đâu, sẽ không có sự ngoại lệ. Mà ngược lại, con trai không còn bám áo mẹ chính là một minh chứng cho sự trưởng thành của con. Nếu con không chịu rời mẹ thì còn đáng lo hơn.

Việc con cứ quấn quýt quanh mẹ là việc xảy ra có kỳ hạn. Nếu nghĩ thế chắc hẳn bạn sẽ quý từng giây phút quý giá này, khi con còn đang luôn quấn quýt bên mình.

Con gào khóc khi không thấy mẹ đâu

“Mẹ ơi, mẹ ơi, mẹ ơi!”

Khi mẹ chạy vội đi toilet hay vào bếp, con không thấy mẹ đâu là ngay lập tức khóc òa lên tìm mẹ.

“A, con đang cần mẹ!”

Một cảm giác được yêu thương tràn đầy trong mẹ, cái mà ngay cả hồi yêu bố, mẹ cũng không có! Nó là một điều gì đó hạnh phúc vô bờ!

mẹ là tất cả của con

Cái gì cũng đem khoe mẹ

“Mẹ ơi nhìn này!” con sẽ chạy lại gần mẹ một cách rất hớn hở, mở tay ra khoe. Nhưng nhìn vào thì đó chỉ là xác của con châu chấu, hay con giun đất bị đứt thân, toàn những thứ ngoài trí tưởng tượng của mẹ.

Đối với con, đó là những thứ cũng quan trọng ngang như mẹ vậy, và muốn được khoe riêng với mẹ thôi. Nhưng đối với mẹ, thì nhiều lúc điều đó lại gây phiền phức khi mẹ đang dở dang công việc.

Ghen tuông

Mẹ là báu vật của riêng con. Vì thế mẹ không được nhìn ai ngoài con cả! Bé thích mẹ thuộc sở hữu của riêng mình. Bố cũng không được, anh cũng không được, em cũng không được! Không ai được phép đến gần mẹ cả! Mẹ cũng không được phép nói chuyện với bất kỳ ai ngoài con! Đối với mẹ, có lẽ thời gian này là giai đoạn mẹ được nhiều người yêu thương nhất trong cuộc đời. Và bé dần trở nên muốn giám sát mẹ. Tình yêu của bé dành cho mẹ có phải hơi nặng nề quá chăng?

 “Mẹ là thần tượng mẫu duy nhất của con!”

Tuy nhiên việc giữ mẹ luôn là của riêng con cũng rất vất vả. Vì tình yêu luôn đi đôi với sự ghen tuông, nó như hai mặt của đồng xu vậy. Chỉ cần mẹ để ý tới điều gì khác, con lập tức coi đó như là kẻ thù của mình.

Để không biến tình yêu của con trở thành “kiểu nhìn như kẻ thù”, thì mẹ cần giúp con biến tình cảm “Con yêu mẹ!” chuyển đổi thành “Con cũng sẽ yêu những gì mẹ yêu!”.

Để làm được điều này, cả gia đình đều cần cùng nhau có những trải nghiệm vui vẻ, rồi bố và các anh chị em trong nhà cũng nên thường xuyên khen ngợi bé. Nếu làm được điều này, dần dần bé sẽ không coi bố và anh chị em trong nhà như là kẻ thù nữa. Hơn thế nữa, còn thiết lập được “câu lạc bộ những người hâm mộ mẹ” trong nhà, khi mà mọi người trong gia đình đều sẽ cùng nhau phân công công việc để đỡ đần cho mẹ.

Do đó, các mẹ hãy truyền đạt một cách khéo léo để con có thể hiểu rằng “Mẹ rất yêu con!” khi con cũng thích những gì mẹ thích nhé.

Ngoài việc giáo dục về mặt tinh thần, sự chăm lo về thể chất cũng là một vấn đề quan trọng mà gia đình không nên bỏ qua. Để tìm hiểu rõ hơn, hãy truy cập tại đây nhé.

Mẹ nên làm thế nào khi con có hành vi không đúng trong bữa ăn?

Có phải dạo gần đây con có thói quen ăn uống cùng cách cư xử rất xấu? Hành vi này mới có, hay đã diễn ra một thời gian rồi? Nếu là tiếp diễn từ lâu rồi, thì hành vi đó diễn ra trong những tình huống nào khác? Đâu là nguyên nhân khiến điều đó xảy ra?

Đó là những hành vi mà thường đem lại nhiều buồn phiền, lo lắng cho bố mẹ như:

Con có tác phong ăn rất xấu – thế nào là bình thường ở tuổi này?
Con không thể ngồi yên ở bàn ăn tối (tôi vẫn gọi là “hội chứng con sâu đo”).
Con ném thức ăn khi không muốn ăn nữa hoặc không thích món đó.
Con hay ăn vạ trong bữa ăn – việc nhỏ nhất cũng có thể khiến con cáu giận.
Con cố tình bày bừa, chổng hạn như trét nước sốt của món mì spaghetti ra bàn hay lên em bé.

Đa số các hành vi mà chúng ta thấy trong giờ ăn chính là sự mở rộng của những hành vi tương tự xảy ra trong cả ngày, có điều cha mẹ chỉ chú ý hơn vào bữa ăn tối, đặc biệt là ở nhà hàng khi có người khác chứng kiến. Thường thì hành vi đó không phải mới có, và cha mẹ hoặc vì quá vội hoặc quá xấu hổ nên thường bỏ qua và nhượng bộ bất cứ yêu sách nào của con! Vậy thì cha mẹ sẽ giúp con chấm dứt những thói xấu này như thế nào? Hãy đi vào trường hợp cụ thể nhé!

xử trí các hành vi không đúng mực khi ăn của con

Giả sử con bôi nước sốt mì spaghetti ra khắp bàn

Mẹ đã làm gì? Nếu mẹ tự nhủ “Chẳng có vấn đề gì, tí mình đi lau”, và mẹ cũng không nói gì với con, bằng cách đó, mẹ phớt lờ hành vi sai trái của con không khác gì mẹ gửi tới con một thông điệp “trét sốt mỳ ra bàn là không sao”. Nhưng chuyện gì sẽ xảy ra vài tuần sau khi mẹ con sang nhà bà nội và con bắt đầu “trang trí” chiếc khăn phủ bàn gia truyền của bà? Lúc này, bạn thân mến, lỗi là ở mẹ chứ không phải là ở con. Mẹ cần phải dạy con nước sốt spaghetti không phải để bôi nghịch. Ngay lần đầu tiên thấy con làm như vậy, đáng ra mẹ cần lên tiếng: “Thức ăn là để ăn. Không phải để cho con chơi. Nếu con đã ăn xong rồi, thì mang đĩa ra bồn rửa”.

Giả sử con hiếu động, thích đặt chân lên bàn và gõ nhịp theo bài hát

Với con, thế là thú vị, nhưng hãy tưởng tượng con làm thế khi đưa con đi ăn nhà hàng. Có lẽ lúc đó cha mẹ chỉ muốn chui xuống gầm bàn vì xấu hổ. Phải nhất quán và kiên nhẫn. Khi con làm bất cứ một hành động nào không thể chấp nhận được – cho chân lên bàn, ném thức ăn – hãy trực tiếp và nói rõ rằng những điều con đang làm là không nên: “Không, chúng ta không được [miêu tả việc con đang làm ở bàn ăn]”. Nếu con không chịu dừng lại, hãy yêu cầu con rời khỏi bàn ăn. 5 phút sau, mẹ có thể cho con quay trở lại bàn và cho con tiếp tục ăn. Mẹ liên tục và nhất quán trong xử trí khi trẻ làm điều không mong muốn, đó là cách mà trẻ không chỉ điều gì sẽ xảy ra mà con biết được cha mẹ mong chờ gì ở bản thân mình.

Với việc ném và làm đổ thức ăn cũng vậy. Có thể một mặt đó là một em bé 14 tháng đang thử nghiệm về chuyển động và ném đồ thì tốt nhận là xem nhẹ chuyện đó nếu con không cố ý. Nhưng với trẻ 2 hoặc 3 tuổi mà vẫn ném thức ăn chỉ để gây sự chú ý của cha mẹ, lúc này cha mẹ cần phải nói với trẻ việc con đang làm là không đúng, và sau đó đề nghị con dọn dẹp sạch sẽ.

Giả sử mẹ đặt một ly sữa trước mặt bé và con hét lên “KHÔNG”!, sau đó tìm cách để hất đổ đi. Khi đó, hãy cất cốc sữa và nói rõ ràng và ngắn gọn với con “Con không được làm đổ thức ăn”. Hãy nhấc con ra khỏi ghế ăn, và thử lại sau 5 phút. Hãy cho con hai cơ hội, nếu bé vẫn không sửa đổi thì sẽ không được ăn hay uống gì cả, mà phải chờ đến bữa sau.

Điều này nghe có vẻ lạnh lùng, cứng rắn, nhưng tin tôi đi, đối với trẻ ở tầm tuổi này, chúng ta chỉ có thể sử dụng những biện pháp dứt khoát như vậy mới mong con có thể sửa đổi được những tật xấu khi ăn của mình mà thôi.

Con bạn đã được cung cấp đủ sữa hay chưa?

Trong những năm tháng đầu đời, nguồn dinh dưỡng chủ yếu của bé đến từ sữa. Vậy phải làm thế nào để nhận biết con mình đã đủ dinh dưỡng hay chưa?

Làm sao để nhận biết con đã được cung cấp sữa có đủ hay chưa? Thông thường, nếu bé đủ sữa thì sẽ rất dễ đi vào giấc ngủ. Ngược lại, nếu bé bú xong nhưng thỉnh thoảng lại khóc. Trong trường hợp này, các bà mẹ có thể sử dụng thêm sữa bột cho bé. 

1. Nuôi dưỡng

Khi cho bé bú thêm sữa ngoài, trước hết cần bú mẹ khoảng 10 phút, bảo đảm vú mẹ được kích thích theo đúng thời gian, để từ đó duy trì việc tiết sữa. Sau đó mới bổ sung cho bé lượng sữa nhất định dành riêng cho bé.

Nếu bị bệnh hoặc do nguyên nhân nào đó mẹ không thể cho con bú thì phải chọn biện pháp cho trẻ bú bình.

Bé có thể dùng sữa ngoài khi mẹ không đủ sữa cho con

2. Chuẩn bị dụng cụ

– Bình sữa: Có thể chọn bình sữa cổ rộng, không dễ hỏng, để thuận lợi cho việc pha sữa và rửa bình, dung tích thích hợp nhất là 250ml, thông thường chuẩn bị sẵn 3 đến 4 cái là đủ dùng. 

– Núm vú: Chọn núm vú có kích cỡ giống núm vú mẹ là được. Thông thường dùng kim đã qua khử trùng để tạo lỗ thoát ở núm vú. Lỗ không được quá to hoặc quá nhỏ, sao cho khi nghiêng bình thì lượng sữa thoát ra vừa đủ.

– Đồ dùng để sát trùng: Bàn chải riêng của bình sữa, dụng cụ để luộc bình (cũng có nồi thay thế, nhưng tốt nhất là những thứ chuyên dụng)… Sau mỗi lần cho trẻ bú bình xong lập tức rửa sạch, khử trùng bình sữa và núm vú để bảo vệ sức khỏe cho trẻ. 

3. Chọn lựa sản phẩm thay sữa

Hầu hết các bà mẹ đều lo lắng trong việc chọn lựa những sản phẩm cho con mình, vì hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại sữa được ra đời, chưa kể đến những loại sữa giả và kém chất lượng. Dù chọn loại sữa nào đi chăng nữa thì vấn đề các mẹ quan tâm hàng đầu vẫn là chất lượng. Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh rất yếu nên việc dùng sữa ngoài không phù hợp cũng làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Chính vì vậy để chọn lựa ra một sản phẩm sữa tốt cho con thì nên chọn loại sữa nào phù hợp với bé trong giai đoạn đầu để việc hấp thu của bé có hiệu quả hơn.

4. Phương pháp cho ăn

Khi con bú bình, mẹ nên ôm bé vào lòng để bé cảm nhận được tình thương của mẹ và không thấy xa lạ. 

Trước khi cho bé bú thì mẹ nên thử độ ấm của sữa trước bằng cách nhỏ vài giọt lên tay. Sữa cần có độ ấm vừa phải, không được quá nóng hoặc quá lạnh, cần cho bé dùng ngay khi còn ấm. 

Nên dựng bình sữa thẳng để sữa chảy đủ nào núm vú, đề phòng trẻ mút không khí mà không phải sữa.

Sau khi cho bú xong, để mình trẻ thẳng, vỗ nhẹ vào lưng, cho thoát không khí trong dạ dày tránh ợ sữa.

Trước khi pha sữa cần phải khử trùng dụng cụ pha sữa. Quan trọng nhất là phải pha theo đúng hướng dẫn khi trên nhãn hộp, không được tự ý đổi tỷ lệ pha sẽ dễ khiến sữa quá lỏng hoặc quá đặc, làm mất đi chất dinh dưỡng của sữa. 

Không nên ép trẻ uống nhiều. Mẹ cần quan sát lượng sữa mà bé cần để pha cho hợp lý. Sữa sau khi pha mà trẻ dùng không hết thì sau nửa giờ đồng hồ mẹ không nên cho trẻ uống tiếp. 

Mong rằng bài viết này sẽ cung cấp thêm kiến thức chăm con cho một số bà mẹ bỉm sữa.

Có thể tham khảo thêm tại đây.

3 nét chính trong sự thay đổi ở tuổi thiếu niên

Ở từng độ tuổi, con trẻ sẽ có sự thay đổi và phát triển rõ rệt. Không chỉ về mặt tâm lý, sức khoẻ, tâm hồn mà còn có cả những hoài bão và ước mơ.

Vậy những nét chính trong sự thay đổi của tuổi thiếu niên là gì? Hãy cùng theo dõi qua bài viết này nhé.

Phát triển tâm lý

Điểm phát triển tâm lý là quan hệ, vì quy định nét đặc biệt để củng cố bản thân con trẻ. Có thể chia ra hai giai đoạn, không riêng biệt hẳn, nhưng có phần phụ thuộc lẫn nhau.

Thiếu niên thường hay sống độc lập đôi khi có tính “phản lại” và hay “chống đối”. Chúng nghịch ngợm và thay đổi liên tiếp, chúng ngang ngạnh với cha mẹ, thầy dạy và quyền lợi. Chúng cãi lộn với hết mọi người, đoán xét lung tung, phê bình tất cả. Chúng lại hay rên rỉ, không bằng lòng cho người ta coi mình như trẻ con, phải được xử như người lớn. Chúng hay làm bộ như người lớn: Chúng bỏ cách chơi cũ, và chúng hay đi với người lớn và thích “ra oai” với đám bạn bè để dạy bảo, khoác lác. Chúng theo những ý tưởng thái quá, làm cho bạn hữu xung quanh chú ý đến mình bằng cách biểu lộ cực đoan, nhất là lúc nào cũng cho mình là “hiểu biết”. Chúng tranh luận cho đến cùng, không chịu thua bạn bè, chúng động chạm lung tung ầm ĩ. Mặc dù ý kiến không đâu vào đâu, chúng ra vẻ ta đây tiến bước và giỏi giang chúng cố gắng làm cho rõ ràng những chủ yếu tinh thần , bước tiến của trái tim và ý chí lần lần vững bền và cứng cáp.

Hướng nội

Như trên đã nói nhiều lần, tuổi thiếu niên khác với tuổi nhi đồng. Vào tuổi này, con trẻ quay về mình, không theo những vật bên ngoài, chúng nhìn thẳng vào bản năng, khám phá những cảm tình cũ mới, nghiền ngẫm những vui buồn, khổ sướng, chúng xem xét những cái xảy ra trong mình, cho là mới mẻ, ham thích. Chúng tìm những chuyển biến liên tiếp là các tình cảm gọi là đời sống nội tâm.

trẻ hướng nội

Hoài bão giải thoát khỏi lộn xộn

Thiếu niên chỉ thấy trong mình những sự xung khắc giữa một tâm hồn rất phong phú. Chúng tò mò, ham mê, rồi lại lừng chừng. Chúng ích kỷ rồi lại rộng rãi hướng về tha nhân, về lý tưởng bác ái. Chúng có nhiều tình cảm khác nhau, lúc mềm dẻo, lúc cứng rắn, lúc nhút nhát thẹn thùng, lúc rộn ràng, lúc lại lặng lẽ. Chúng hành động vô chừng. Lúc kể lể chuyện trò, lúc lại đóng kín cửa lòng. Thật là lộn xộn. Chúng tìm người hiểu mình, nhưng chẳng thấy ai hiểu, thành thử chúng khổ sầu.

Không gặp ai thông cảm, chúng sinh ra nhút nhát, vụng về, không nhất trí bền gan. Chúng ham hết mọi cái, tìm mọi sự, rồi dừng lại, không quyết định, không chọn lựa gì cả. Những cái hôm qua ưa thích thì hôm nay lại chán ghét. Đối với thiếu niên như vậy, không có gì đã làm, đã xong, chỉ toàn là khởi sự, là bước đầu. Thật vậy, thiếu niên đòi thoát lý ra ngoài và giải phóng mình hoàn toàn. Chúng khát vọng mông lung, và hướng về tương lai muôn màu, chúng hoài bão mạo hiểm hành động khác lạ để thiên hạ chú ý. Tất cả những xảy ra, những âm nhạc nghệ thuật, chúng đều ghi lại trong sổ tay để khi nhàn rỗi đem ra nghiền ngẫm làm bước tiến thủ.

Sự thay đổi trong độ tuổi thiếu niên là rất dễ để nhận thấy, nhất là về mặt tâm lý, sự hoài bão và sự hướng nội của trẻ ở độ tuổi này. Qua bài viết này, chúng tôi hy vọng sẽ là thông tin hữu ích để bạn biết cách giáo dục con cái tốt hơn. Cũng đừng quên tham khảo thêm một số cách chăm sóc sức khoẻ cho trẻ nhỏ tại đây bạn nhé.

Chế biến cháo ăn dặm từ đậu hũ cho bé trên 6 tháng tuổi

Đậu hũ được làm từ đậu nành, vì thế đậu hũ chứa hàm lượng lớn dưỡng chất như protein, canxi, vitamin E. Nó không có cholesterol và ít carbohydrate và có thể mang lại một số lợi ích sức khỏe nhất định cho con.

Có rất nhiều món ăn có thể được chế biến từ đậu hũ, đồng thời, đậu hũ rất mềm, dễ ăn, thích hợp làm món ăn dặm cho trẻ nhỏ. Dưới đây là một vài công thức nấu cho các mẹ tham khảo.

1. Đậu hũ cà chua:

Nguyên liệu:

1/ Đậu hũ non: 1/10 miếng

2/ Tương cà chua: 1 muỗng

3/ Nước thịt hầm từ xương hoặc thịt heo.

4/ Rau cần: 1/3 cọng

5/ Một ít đường

6/ Một ít bột năng

Cách làm:

Bước 1: Cho nước vào, luộc đậu hũ.

Bước 2: Vớt đậu hũ để vào đĩa.

Bước 3: Nấu chín rau cần, sau đó cắt nhuyễn.

Bước 4: Cho tương cà, nước dùng, bột năng, đường vào nồi, vừa nấu vừa khuấy đều để làm sốt.

Kiến thức dinh dưỡng:

– Cà chua chứa các chất: vitamin E, Thiamin , Niacin , Vitamin B6 , folate , magiê , phốt pho, Vitamin A, Vitamin C, Vitamin K, kali và mangan và có chất xơ tốt. Cà chua là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa lycopene mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe và giảm nguy cơ bệnh tim và ung thư.

– Thực phẩm này có chất béo bão hòa thấp và cholesterol rất thấp. Nó cũng là một nguồn dinh dưỡng tốt của Riboflavin, Vitamin B6, axit Pantothenic, canxi, magiê và phốt pho, và có chất xơ tốt , Vitamin A, Vitamin C, Vitamin K, folate, kali và mangan

2. Cháo đậu hũ:

Nguyên liệu:

1/ Đậu hũ: 1/8 miếng

2/ Cháo trắng: 1/6 chén

3/ Nước dùng thịt: Một ít muối

Cách làm:

Bước 1: Cắt đậu hũ thành miếng nhỏ.

Bước 2: Cho cháo, nước dùng thịt, đậu hũ, nước và nồi nấu.

Bước 3: Khi cháo đặc thêm một ít muối vào.

 

cháo đậu hũ cho con

3. Đậu hũ sữa:

Nguyên liệu:

1/ Sữa: 1/4 ly

2/ Đậu hũ non: 1/8 miếng

3/ Một ít muối hoặc đường

Cách làm: 

Bước 1: Cắt nhỏ đậu hũ

Bước 2: Nấu sôi sữa bò.

Bước 3: Cho đậu hũ vào sữa nấu.

Bước 4: Thêm một ít muối hoặc đường

4. Đậu hũ xanh ngọc:

Nguyên liệu:

1/ Dưa leo: 1 trái

2/ Đậu hũ non: 1/10 miếng

3/ Bột đậu: 1 muỗng

4/ Một ít muối

Cách làm:

Bước 1: Rửa sạch dưa leo, dùng máy ép lấy nước dưa cho vào chén.

Bước 2: Nghiền nát đậu hũ, cho nước dưa leo, muối, bột đậu vào trộn đều rồi đặt vào nồi chưng hấp cách thủy trong 5 – 10 phút.

5. Đậu hũ chưng cá:

Nguyên liệu:

1/ Đậu hũ: 1/10 miếng

2/ Nạc cá băm nhuyễn

3/ Một ít hành và một ít muối.

Cách làm:

Bước 1: Nghiền nát đậu hũ.

Bước 2: Cho cá bằm, hành, muối vào trộn đều. 

Bước 3: Cho chén đậu hũ và cá đã trộn vào nồi chưng 15 phút.

Tham khảo thêm một số món cháo ăn dặm bổ dưỡng khác cho con tại đây.

 

 

 

Kỹ thuật và thời gian cho bé ăn dặm thời kỳ giữa

Giai đoạn ăn dặm là giai đoạn bé thường biếng ăn. Vì vậy, thức ăn của bé cần có kỹ thuật nấu khéo và hơi mất thời gian. Và thức ăn dạng hạt nhỏ rất phù hợp với bé 7-9 tháng tuổi đang phát triển.

Cùng tìm hiểu những gì mẹ cần chú ý trong việc chế biến bột ăn dặm cho bé nhé.

Độ tuổi từ 7 đến 9 tháng tuổi:

Tuổi này bé đã bắt đầu biết thưởng thức mùi vị thức ăn và thích những thức ăn có vị mặn. Vì thế, bạn có thể nêm một ít muối vào thức ăn cho bé. Một số bé trong thời gian này đã mọc 1-2 cái răng sữa nên cũng có thể bắt đầu thử một số thức ăn có thể nhai được. Đồng thời, đây cũng là thời kỳ bé ăn được mọi loại thức ăn, cha mẹ nên cho bé ăn nhiều loại thức ăn để có cân bằng dinh dưỡng.

Bé 7 tháng tuổi:

Trước tuổi này, nếu bé đã có thể ăn những thức ăn nghiền nhỏ thì nay ba mẹ cần tăng nhiều số lượng cho ăn lên, đồng thời có thể nêm thêm 200-400mg muối nhưng vẫn phải duy trì cho bé ăn nhạt.

 

Thức ăn cần chế biến có màu sắc đẹp và nấu khéo

 

Bé 8 tháng tuổi:

Bé có thể ăn nguyên trứng gồm cả lòng đỏ và lòng trắng. Bạn nên bắt đầu chế biến những loại thức ăn có trứng cho bé. Có thể cho bé ăn bánh mì, bánh quy để bé tập nhai và cho bé tự cầm ăn lấy.

Bé 9 tháng tuổi:

Nhu cầu về lượng thức ăn của bé ngày càng tăng, tay chân linh hoạt hơn, bé thích dùng tay bốc thức ăn. Nếu không phải là mùa hè và cơ thể bé khỏe bình thường thì có thể giảm số lần bé bú sữa mẹ cho đến khi cai sữa hẳn những vẫn duy trì mỗi ngày cung cấp cho bé 600ml sữa bột pha để bé có thói quen uống sữa.

Lưu ý:

Lượng muối bổ sung mỗi ngày cho bé có công thức đơn giản như sau: {trong lượng cơ thể (kg) – 4g] * 100mg = số mg muối mỗi ngày.

Bé tuổi này rất thích ăn những thức ăn mới lạ, đôi lúc không phải bé thích ăn mà chủ yếu là thích chơi đùa. Bé hay với lấy muỗng từ tay của mẹ và tự ăn nên bạn phải tận dụng cơ hội này để bé tự tập ăn, cổ vũ bé khi bé tự lấy thức ăn để tâm lý con ngày càng phát triển tốt và tăng thêm lòng tự tin, cũng như yêu thích việc tự mình ăn hơn.

Cho bé ăn dặm thật sự không đơn giản, vì tuổi bé còn nhỏ, hệ tiêu hóa yếu nên tất cả những bước chế biến, đo lường gia vị đều phải cẩn thận đế tránh ảnh hưởng tới sức khỏe sau này. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm một số loại bột ăn dặm cho con ở đây.

Rèn luyện ý chí cho trẻ là điều cần thiết

Rèn luyện ý chí cho trẻ là điều cần thiết. Đây là một khẳng định rõ ràng mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn.

Trái tim tốt, lương tâm ngay thẳng, nhưng ý chí lỏng lẻo, sẽ làm cho con người nhút nhát, không can đảm xông pha và hành động hy sinh vì điều thiện. Cũng có nhiều người đã có biết bao lần sa sút lỡ làng do sự yếu đuối của ý chí. Do đó, cần rèn luyện ý chí cho cứng rắn là việc phải làm dù bất cứ ở độ tuổi nào đi nữa.

Giá trị của việc rèn luyện ý chí

Giống như một cây non, bó lại, con trẻ dễ dàng ăn ở tốt, bao lâu nó được che chở trong không khí gia đình. Chúng ta phải lợi dụng cơ hội thời gian này để rèn luyện ý chí con trẻ. Cây non không được che chở khỏi ánh sáng, khỏi gió bão, khỏi đụng chạm mạnh mẽ, làm sao mà lớn lên và sinh sống. Con trẻ tự nhiên làm sao đứng vững trước gương xấu bên ngoài xô lấn, chiến đấu chống dục vọng sôi lên, cần có cha mẹ, thầy dạy bảo ban đề phòng.

Ý chí như là nhựa sống của con trẻ, không gì thay thế nổi. Không nhựa, làm sao cây lớn lên và đứng vững. Đó là vấn đề căn bản của nền giáo dục, phải dạy cho con trẻ điều khiển mình. Đây không có nghĩa là để mặc con trẻ tự do làm gì thì làm, muốn gì thì muốn, cũng như trên mảnh đất vườn, chúng ta gieo hạt tốt, thây cỏ lồng vực mọc cao làm cho hạt tốt ngạt thở chết đi.

Đào luyện ý chí cho con trẻ

đào luyện ý chí cho trẻ là rất cần thiết

Ý chí con trẻ không thể tự đào luyện một mình, phải có người lớn giúp vào cho nó cố gắng, đồng thời khích lệ nó, kiểm soát nó đi tới đích. Đào luyện ý chí là việc rất khó khăn. Vì đây là vấn đề tự do, muốn là làm, ý chí trở thành sức mạnh để hoàn thành việc toan tính. Chúng ta không thể trực tiếp vào ý chí kẻ khác, cũng như chúng ta không thể thổi cho cây nhỏ thành cây lớn, phải để cho nó tự lớn chúng ta chỉ uốn nắn bên ngoài cho thẳng khỏi cong queo.

Nhiều phụ huynh cứ lầm tưởng rằng, đào tạo ý chí cho trẻ cũng như uốn cây tre. Nhiều bà mẹ vô tình dạy con và đe dọa: “Tao sẽ uốn nắn mày thành nề nếp”. Nghe vậy, con trẻ chỉ sự hãi, chứ không theo ý bà mẹ để trở nên tốt, nên hay.

Trẻ là người, không phải là vật vô tri vô giác, nên không thể uốn nó bằng sức mạnh. Nó là con vật lý trí và tự do, mặc dầu còn tiềm tàng chưa dùng đầy đủ, đòi chúng ta phải giải quyết giáo dục ý chí một cách tuần tự và ý thức. Chúng ta không thể uốn nắn ý chí con trẻ như gấp tờ giấy, vì thế, không nên dùng sức mạnh bên ngoài cưỡng bách. Chúng ta thường gọi ý tưởng và cảm tình là vô hình vô tượng, mà ta không sờ được, không nghe thấy, không nhìn thấy, như thế mới gọi là tinh thần cao siêu huyền bí.

Như vậy qua bài viết này, chúng tôi muốn khẳng định lại một lần nữa việc rèn luyện ý chí cho trẻ là điều rất cần thiết và không nên bỏ qua. Ngoài việc rèn cho trẻ ý chí cho con thì bố mẹ cũng đừng xem nhẹ vấn đề sức khoẻ ở con nhé. Bạn có thể tham khảo cách chăm sóc sức khoẻ cho bé tại đây để con yêu luôn được khoẻ mạnh.

Cách đào tạo tinh thần cho trẻ tại trường học và gia đình

Đào tạo và rèn luyện tinh thần cho trẻ là nhằm dạy trẻ cách hiểu biết, suy luận và phán đoán tự nhiên một cách rõ ràng và đúng mực. Sự đào luyện này còn giúp ta phân biệt sự học hành và giáo dục.

Cách đào tạo tinh thần cho trẻ có thể thực hiện ngay tại gia đình và trường học. Vậy nhiệm vụ của thầy giáo và phụ huynh là như thế nào trong khâu đào tạo, giáo dục tinh thần cho trẻ?

Tại trường học

Sự đào tạo này cần thi hành ngoài giờ ở lớp học và ngoài lúc làm bài, học bài. Có những vấn nạn thường gặp khi đào tạo tinh thần con trẻ. Đứa hay tò mò, chúng ta phải giải quyết ra sao. Sự tò mò là một điểm rất quý, như nền tảng phát triển lý trí. Con trẻ thấy gì, là hỏi cha mẹ anh em: “Tại sao trời có mây, có trăng thanh gió mát?” “Tại sao cây cối mọc lá xanh um tùm?” “Tại sao người ta cày sâu cuốc bẫm?” Tại sao và muôn vàn tại sao và cha mẹ giải quyết cho con, thầy dạy trả lời cho học trò. Phụ huynh lợi dụng trường hợp hỏi han này, gợi cho con trẻ hiểu biết đúng lúc, nó đừng ham thích, làm cho nó thâm nhập lâu bền.

Những hình ảnh, sách vở, truyện sử là những phương tiện phát triển kiến thức và trí tưởng tượng của trẻ. Những việc lặt vặt ở nhà, những công tác chân tay giúp con trẻ thâu thái tinh thần sáng kiến. Khi nói chuyện với trẻ về bất cứ vấn đề gì, nói đến một vật nó chú ý, nói đến tư cách một người, nói đến biến cố xảy ra, nói đến việc làm ở nhà trường chúng ta cần nói liền công việc với ý tưởng, phân tích và đơn giản hóa, vạch ra mục đích và nguyên nhân để phán đoán.

Tất cả những công việc này, cần kiên nhẫn, có khó mới khôn, có vất vả mới thành công, mới vinh dự. Đây không phải là việc thay thế công cuộc giáo dục ở nhà trường, nhưng là trợ tá vào công tác đào tạo tinh thần trong nhiều trường hợp đời sống, vì những công việc này cũng là một nguồn để đào tạo tinh thần cho sâu xa.

Tại gia đình

đào tạo tinh thần cho trẻ tại gia đình

Chúng ta nên chú trọng bổn phận con trẻ ở gia đình. Cha mẹ có lo âu vật chất cho con cái để nuôi dưỡng. Nhiều khi vì bề bộn làm ăn mà cha mẹ lãng quên việc giáo dục tinh thần con cái. Chính việc lãng quên làm tê liệt cuộc đời của trẻ cách dễ dàng và về sau ảnh hưởng đến tương lai.

Sự bận rộn thể xác không phải làm cớ cho cha mẹ bỏ quên nghĩa vụ đào tạo tinh thần con cái. Dầu có gởi con đến nhà trường, có thầy giáo răn dạy, có bầu bạn chung tình. Vả lại, thầy giáo khòng có mặt mãi mãi với trẻ dẫn dắt tưng chi tiết lúc này, cha mẹ phải xem xét và có mặt chỉ bảo.

Thứ hai là bắt con trẻ làm xong bài vở, chu tất còng việc. Cốt yếu là nhắc cho trẻ con nghĩ đến bổn phận và giành thời giờ cho nó thi hành, những bổn phận học hành, bắt buộc nó thi hành cần mẫn và chu đáo. Lý do là ở nhà trường, nghe thầy cắt nghĩa, về nhà xem lại, tìm hiểu thêm cho khỏi quên, hay giải quyết vấn đề chưa giải quyết xong. Bây giờ ở nhà có thời giờ suy nghĩ và đem ra nhận định, mới hy vọng tiên tới và tiến sâu. Vì lý trí của trẻ chưa cởi mở đủ để dễ dàng đem lý thuyết ra thực hành, và áp dụng những điều học hỏi được vào thực tế.

Cha mẹ không nên làm bài hộ con để con nở mặt với thiên hạ, vì hành động như thế, con trẻ sẽ lười biếng, không thực hành, không tiến thủ, không tiếp nhận. Làm như thế, cha mẹ làm hỏng công trình của thầy giáp ở nhà trường. Cha mẹ nhận định bổn phận của mình là người soi sáng để tinh thần con cái mở rộng, mới chu toàn phận sự dưỡng dục.

Ngoài một số cách đào tạo tinh thần cho con trẻ tại trường học và gia đình mà chúng tôi vừa giới thiệu, các bậc phụ huynh cũng đừng quên xem thêm một số cách chăm sóc sức khoẻ cho trẻ tại đây nhé.

Một vài phương pháp phát triển ngũ quan cho trẻ

Nếu như thời kì sơ sinh, trẻ chưa biết cách để sử dụng ngũ quan thì khi lớn thêm một chút, với sự phát triển của quan năng, sự nhận định của trẻ với mọi thứ xung quanh cũng tốt dần.

Quan năng cung cấp cho con trẻ vốn liếng căn bản để trí khôn làm việc. Ngũ quan một khi tê liệt, thì cung cấp sai, làm cho lý trí nhận xét sai. Vì những lý do này, chúng ta hãy tìm cách trau dồi và phát triển quan năng của trẻ đến chỗ hoàn thiện và toàn mỹ, làm khởi điểm cho những suy luận và phán đoán đầy đủ về sau. Cùng tìm hiểu một vài phương pháp phát triển ngũ quan cho trẻ dưới đây nhé!

Phương pháp nhìn đúng, sờ đúng, nghe đúng

Phải tập luyện con trẻ nhìn đúng, sờ đúng, nghe đúng đó là giáo dục ngũ quan. Đầu tiên, con trẻ tự nhiên dùng ngũ quan một mình, chưa cậy nhờ ai, chỉ bảo. Nó tự mình mở mắt để nhìn đồ vật, bị màu sắc và ánh sáng chi phối. Sự nhìn bằng mắt tự nhiên không được huấn luyện, nhiều lần đã sai lầm. Cũng như người lớn, giác quan hay đoán sai, gậy thẳng chọc xuống nước bảo là gậy queo, một đường thẳng chạy qua nhiều đường cong, chúng ta thấy đường thẳng quá queo, như thế ngũ quan nhiều lần đã sai. Phương chi con trẻ chưa kinh nghiệm về giác quan, nhất là thị giác và thính giác hay bài lừa. Khi nghe một bài hát, trẻ không biết hát sai ở chỗ nào, thật sự ca sĩ nhiều lần hát ngang.

Phương pháp phân biệt sự trông và sự nghe

Phải biết phân biệt sự trông và sự trông, sự nghe và sự nghe. Có hai cách trông cũng như hai cách nghe, là trông đúng và trông sai, nghe đúng và nghe sai. Biết trông đồ vật cách thông minh, ý tứ và rõ ràng, biết phân biệt và so sánh. Đạt đến mức trông tinh tế không phải dễ. Nghệ thuật trông, nghe và biết dùng ngũ quan đầy đủ không phải là việc sành sỏi cho hết mọi người như nhau.

Phương pháp huấn luyện ngũ quan

Huấn luyện ngũ quan cho trẻ

Phải tập cho trẻ học và huấn luyện ngũ quan của trẻ, để quan sát cho đúng, mới đáng là người cao hơn con vật. Huấn luyện phải đưa đến một ít điểm đơn sơ, con trẻ dễ dàng nhìn thấy. Tập cho trẻ sử dụng ngũ quan cách gọn gàng và ý tứ. Cái gì nó hiểu biết, phải sử dụng đối tượng trông, sờ, nghe, để, phân biệt cái giống nhau, khác nhau như phân biệt màu xanh lá cây này với màu lá cây kia, cũng xanh, nhưng xanh mỗi thứ một kiểu…

Phương pháp phê phán và nhìn nhận cái đẹp

Dạy cho trẻ cách phê phán các vật và nhìn nhận cái nào đẹp, cái nào thường, cái nào xấu. Như vậy mới thưởng thức đầy đủ, sau này làm người, con trẻ sẽ có nguồn vui liên tiếp trong cuộc đời. Con trẻ ngay khi còn nhỏ, cứ nhìn, cứ nghe, cứ động với những hình hài, âm thanh, sắc thái. Chúng ta phải dùng mọi cơ hội để dẫn trẻ nhìn màu sắc, dài rộng, xa gần, bắt đầu ở gia đình, rồi ra ngoài, trong lúc đọc sách, dạo mát, và làm việc.

Chúng ta không làm lạc chú ý của trẻ vào vật nó đang yêu quý, khi không có lý do. Đây là vấn đề quan trọng. Chúng ta thấy trẻ chăm chú nghe, trông, chờ, thì cứ để mặc nó, đừng làm nó chia trí. Sự chăm chú này rất hữu ích để trẻ nắm được hiểu biết lâu dài.

Có khá nhiều phương pháp giúp phát triển ngũ quan của con trẻ: Tập nhìn, tập nghe, tập sờ để dự bị tinh thần con trẻ, nhận rõ những người, những vật, những sự đời xung quanh. Hy vọng qua những phương pháp này, các bậc phụ huynh sẽ biết cách để tạo điều kiện cho con trẻ phát triển tốt nhất. Ngoài ra, bạn có thể xem thêm tại đây một số cách chăm sóc sức khoẻ cho trẻ, để con yêu của mình luôn khoẻ mạnh.