Giáo dục trẻ trong sự tín nhiệm

Nếu thiếu sự tín nhiệm đối với trẻ thì đó chưa phải là sự giáo dục tối ưu nhất. Vì sự tín nhiệm sẽ giúp trẻ vâng lời và sống có trách nhiệm hơn.

Nếu dùng võ lực để cưỡng bức con trẻ vâng lời cách mù quáng, thành người nhút nhát vì sợ, không chân thành bên trong, không có ý chí, không có tình nguyện, như vậy những cố gắng giáo dục sẽ biến thành vô ích. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu lợi ích và cách giáo dục trẻ trong sự tín nhiệm nhé!

Lợi ích của việc tín nhiệm con trẻ

Khi được tín nhiệm, con trẻ tự nhiên tín nhiệm cha mẹ, người trên, không ngần ngại kể lể nỗi niềm như cởi cả cõi lòng. Con trẻ coi những lời nói của cha mẹ như điều lành, điều phải, không có sai suyển. Nó tín nhiệm dễ dàng, không cần phải thúc giục, khuyên răn hay van nài.

Con trẻ cũng cần người lớn tín nhiệm, lấy nó làm đà kích thích để tiến bước và thành công ước vọng. Con trẻ rất ghét những câu mắng gắt sỉ và: “Mày là đồ chó”, “mày không được bộ dạng gì”, “Mày sau này không ra trò trống gì”. Nó coi những lời này như chứng cớ không tin, không hiểu nó chút nào.

Cách giáo dục trẻ bằng sự tín nhiệm

Con trẻ lớn dần, cha mẹ phái biết giữ gìn tín nhiệm trong tâm hồn con trẻ. Con trẻ đi học, biết lý luận, biết phán đoán và suy nghĩ. Nó đã biết phân tách những cái thích hợp và không thích hợp, những cái nên theo và không nên theo. Khi đến tuổi thiếu niên, con trẻ có tính hay phê bình và xung khắc, nên sự tín nhiệm cũng bớt dần đi. Nếu không ý tứ, cha mẹ sẽ làm mất tín nhiệm, về sau lấy lại rất khó.

Bố mẹ nên phải tín nhiệm con trẻ

Muốn bảo toàn sự tín nhiệm, cần phải chân thật đối với con trẻ. Đừng kể cho trẻ nghe những tích chuyện gian ngoa quỷ quyệt, những chuyện bất tín bất phục, kẻo gây vào trí não non nớt cái ảnh hưởng bất thiện. Con trẻ sẽ tập đủ mọi thứ, có thể tập ăn ở xấc láo, bẳn gắt và bất tuân bất phục. Trong khi con trẻ bước sang tuổi thiếu niên, nhà giáo dục có phận sự giúp nó hiểu được tâm hồn và đường đi, luôn luôn kích thích đi đúng và ở đúng. Sự phát triển trí khôn không làm giảm bớt tín nhiệm, nhưng là tăng lên rất dễ.

Nhiều khi chúng ta không tín nhiệm con trẻ, vì một vài khi thấy nó nghịch ngợm, nó làm bậy, nó chạy nhảy lung tung. Chúng ta hãy chú trọng đến đức tính của nó. Chúng ta hãy nghe lời vị sáng lập hướng đạo: “Trong con người xấu nhất, ít ra có 5 phần trăm tốt”. Chúng ta hãy tin vào bản tính của trẻ, tâm hồn và thiện chí của trẻ, nhất là tin vào khả năng người lớn luôn luôn phù trợ nó, nâng đỡ nó tiến lên, đó là chúng ta tín nhiệm con trẻ.

Với những con trẻ vụng dại, chúng ta cứ mạnh dạn trao trách nhiệm cho nó, chúng ta tiếp tục tin nó, chúng ta đào tạo từ từ, khai trừ những nết hư của nó, tập cho nó những đức tính tốt, chúng ta sẽ tín nhiệm vào sự cố gắng của nó, để con người của nó can đảm tiến bước mà thành công.

Giáo dục trẻ trong sự tín nhiệm không chỉ là trách nhiệm của những người làm cha mẹ, mà còn là phương pháp giáo dục hữu ích để trẻ thật thành công trên con đường sự nghiệp sau này. Bạn cũng có thể tham khảo thêm một số cách chăm sóc sức khoẻ cho trẻ nhỏ tại đây.

Sự thay đổi về tâm hồn và những nét phát sinh mới ở tuổi thiếu niên

Đến tuổi 11 hay 12, trẻ sẽ kết liễu giai đoạn nhi đồng và t bước vào giai đoạn tuổi thiếu niên. Lúc này, con trẻ sẽ lớn hơn về thân thể và thậm chí là có nhiều thay đổi về tâm hồn.

 Có thể nói, ở tuổi này, con trẻ rất hăng hái, thích xung phong, thích đấu tranh, thích phê bình. Nó hay có thái độ độc lập, không muốn phiền lụy, nhiều khi lười biếng và vô ý ngăn trở công việc cộng đồng. Để hiểu hơn về sự thay đổi trong tâm hồn con trẻ và những nét phát sinh mới ở tuổi thiếu niên này, mời bạn cùng theo dõi bài viết sau đây.

Sự thay đổi về tâm hồn ở trẻ thiếu niên

Tuổi nhi đồng qua đi êm ả như nước sống lặng lờ trôi theo dòng, bây giờ, phải đối phó với tuổi thiếu niên, làm cho tâm hồn thể xác mất thăng bằng. Tuổi này, con trẻ hay khủng hoảng tinh thần, nên cha mẹ thường lo ngại và đề phòng. Tuổi này, Tây phương gọi là “tuổi bạc ác”.

“Bạc ác” có nghĩa là vô ơn, vì con trẻ không đếm xỉa đến cha mẹ. Nó tin vào nó,, tin vào bạn hữu, tin vào hoàn cảnh trước mắt, mà nó coi như mẫu mực cho đường đi của nó. Bạc ác về phương diện “không đẹp, không duyên” vì mỗi cái lộn xộn đều gặp trong tuổi này, mọi ước vọng pha trộn làm cho con trẻ không phân định và không nhất định.

Những nét phát sinh bộ diện mới ở tuổi thiếu niên

Ngoài sự thay đổi về tâm hồn, nếu nhìn sâu hơn, bạn sẽ thấy được trẻ ở tuổi thiếu niên còn có nhiều nét phát sinh mới. Trẻ không đóng kín, bắt đầu cởi mở, đi theo ý kiến người khác để thông cảm và phát huy rộng rãi hơn. Hãy cùng theo dõi những nét phát sinh mới ở trẻ trong giai đoạn này.

Nảy nở thân xác

Thiếu niên thấy cơ năng sinh lý thay đổi: Ngực nở, tiếng lớn, thành người đầy đủ, không giống giai đoạn nhi đồng. Thay đổi thân thể lôi cuốn nhiều tính cách: Thiếu niên cảm thấy thích ăn, ham ăn và ăn ngon. Thân thể chuyển hướng rạo rực, thiếu niên tò mò xem xét cơ năng bằng sách báo, hay hỏi bạn hữu, bày tỏ nỗi lòng, nhất là thấy mơ màng trong đêm ngủ.

Thay đổi tâm hồn

trẻ ở tuổi thiếu niên luôn có sự thay đổi về tâm hồn

Thay đổi thể xác mang theo nhiều chuyển hướng về tâm hồn: Thay đổi tâm tình, thay đổi tính nết, thay đổi cách thức sinh hoạt đạo đức và xã hội, nên đòi phụ huynh chú trọng đề phòng con trẻ nhiều hơn.

Nảy nở tình yêu

Con người đến tuổi cần yêu và được yêu. Tuổi này bao giờ cũng có cái gì mạnh mẽ, quá trớn, đó là tính hăng máu, nhưng không nhất mực, một lần thất bại là chúng chán nản, chúng không cần đến gia đình, không thiết tha cha mẹ anh em, đến nỗi người ta cho nó là “người không trái tim”, mà trên chúng tôi đã nói theo kinh nghiệm Tây phương gọi là “tuổi bạc ác”

Tình yêu nảy nở, chúng hướng về một phái khác. Sau đó, chúng nhìn về một người duy nhất là lý tưởng hóa. Chúng tự trang hoàng bằng nhiều tính nết đẹp đẽ cho người lý tưởng. Tình yêu có tính chất ngay thẳng, luôn luôn trong sạch, không bao giờ vụ lợi. Dẫu tình yêu mạnh mẽ, với sự cương quyết, cá biệt chỉ thời gian ngắn, chúng lại thay hướng đổi chiều để tìm đối tượng. Với tuổi này, con trẻ hăng hái tham gia mọi công tác và rộng rãi theo đuổi những điểm cao quý thích đi con đường của anh hùng cao cả để hướng về tương lai huy hoàng.

Hình thành ý thức luân lý

Trong tuổi này, thiếu nhi đều thắc mắc đi tìm giá trị luân lý và lập trường mà trước đây, các em không đem ra bàn hỏi, chỉ coi như của mình. Đây là phản ứng đầu tiên và mạnh mẽ ở bất cứ thiếu niên nào, vì một khi thỏa mãn nhu cầu tư tưởng, lòng được nhẹ nhàng thoải mái. Các thiếu niên nhận định được rằng giá trị luân lý một phần phải do luật pháp hay người sáng lập ra luật pháp tạo nên.

Chúng tôi vừa chia sẻ đến bạn một số nét thay đổi về tâm hồn và những nét phát sinh mới ở tuổi thiếu niên. Hy vọng đây sẽ là những thông tin bổ ích để các mẹ biết cách giáo dục con mình. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một số cách chăm sóc sức khoẻ cho trẻ tại đây để con yêu của mình luôn khoẻ mạnh trên chặn đường bước vào tuổi thiếu niên.

MẸ BẦU NGỦ NHIỀU CÓ TỐT KHÔNG?

Ngủ khi mang thai là điều cần thiết cho sức khỏe của cả mẹ bầu và thai nhi, mẹ bầu cần ngủ ít nhất 8 tiếng một ngày.

Ngủ nhiều sẽ giúp cơ thể phục hồi từ những ảnh hưởng của sự phát triển của thai nhi và cải thiện hệ thống miễn dịch cho cơ thể mẹ.

Những khó khăn về giấc ngủ của mẹ bầu

Mẹ bầu nên ngủ ít nhất 8 tiếng mỗi ngày

Trong vài tuần đầu tiên của thai kỳ, một số mẹ bầu có thể bị buồn nôn, điều này có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ. Khi hết ốm nghén là lúc mẹ bầu bắt đầu ngủ ngon trở lại cho đến thời điểm thai nhi bắt đầu phát triển “lộ” rõ trong bụng mẹ.

Khi bé bắt đầu phát triển trong bụng, các mẹ có thói quen nằm sấp khi ngủ để không tức ngực. Việc nằm sấp ngủ có thể không gây ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng, tuy nhiên tư thế ngủ như thế này không hề thoải mái đối với mẹ bầu.

Giấc ngủ của mẹ bầu

Khi em bé tiếp tục phát triển trong bụng, mẹ bầu có thể bắt đầu cảm thấy phần lớn các phần của cơ thể dồn về phía bụng. Các bộ phận bao gồm: dạ dày, phổi và thận bắt đầu cảm thấy nặng nề và áp lực trong lúc mẹ bầu ngủ.

Dạ dày là bộ phận thường xuyên bị ảnh hưởng nhất trong những tháng này của thai kỳ, ví dụ như thai nhi sẽ dần dần xoay vị trí của mình để đi xuống. Trong thời gian này, thai nhi sẽ hay đạp bụng mẹ vào ban đêm, chân bé có thể đá vào dạ dày và đẩy chất lỏng lên cổ họng. Điều này có thể gây cho mẹ bầu cảm giác khó thở và đau khi nuốt.

Phổi cũng bị ảnh hưởng khi thai nhi bắt đầu phát triển, phổi có thể cảm nhận bị áp lực bởi sức nặng của thai nhi, gây ra hiện tượng khó thở.

Tư thế ngủ tốt cho mẹ bầu

Hầu hết mẹ bầu đều nhận được những lời khuyên về những gì nên làm và những gì không nên làm. Một số lời khuyên có thể đúng vì nó thường xuyên xảy ra còn một số thì các mẹ chỉ nên làm theo trong một vài trường hợp nhất định. Đáng tiếc là phần lớn các lời khuyên này không dựa trên những thông tin khoa học và kiến thức không đầy đủ và đôi khi dựa trên cả những tục lệ cổ hủ. Một nghiên cứu chỉ ra rằng mẹ bầu nên nằm nghiêng về bên trái hơn là nằm ngửa hay là nghiêng về bên phải.

Trong những tháng cuối của thai kỳ, mẹ bầu ít khi có thể ngủ được một mạch từ đêm đến sáng. Việc phải mang trong mình một thai nhi khiến cho mẹ bầu cảm thấy rất khó khăn. Vì vậy mẹ bầu ngủ nhiều là tốt cho thai nhi. Ngoài ra, để có giấc ngủ ngon mà không sợ thiếu hụt dinh dưỡng cho con, sữa bầu cũng là một lựa chọn tốt cho các mẹ bầu cân nhắc thêm. 

Quyền bính là gì và ý nghĩa của việc tôn trọng quyền bính

Quyền bính? Nghe có vẻ khá lạ lẫm nếu chúng tôi nói rằng đây là một phương pháp giáo dục con mà bạn không nên xem nhẹ phải không nào?

Bài viết này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu quyền bính là gì và ý nghĩa của việc tôn trọng quyền bính sẽ ra sao nhé?

Quyền bính là gì?

Quyền bính ở đây là quyền cha mẹ trong gia đình, thầy dạy ở học đường, nhà cầm quyền trong xã hội cảnh sát giữ trật tự công lộ. Nhiều phụ huynh ngày nay phàn nàn về tính cách nghịch ngợm hỗn láo của con trẻ, bây giờ không còn trật tự, thật là cá mè một lứa. Vì thấy con trẻ khinh thị quyền bính, và coi người trên không quý trọng.

Có thể nói, thiếu sự tôn trong quyền bính là nỗi tai hại cho xã hội. Không thể có xã hội, có an ninh công cộng nếu thiếu quyền bính và không thể có quyền bính, nếu quyền bính không được tôn trọng và thi hành.

Cách để tạo nên quyền bính

Để giải quyết vấn đề, nhà giáo dục phải có quyền bính và chính mình phải tôn trọng quyền bính trước tiên, làm gương mẫu cho mọi người noi theo. Nghĩa là phải có quyền bính trước tiên. Phụ huynh muốn điều khiển và dạy bảo có kết quả, hãy truyền cho con cái vâng lời các cương nghị, không rụt rè, không nài van. Khi đã nhận ra lệnh, không bao giờ rút lui, vì sức bên ngoài cưỡng lại. Điều nào là truyền, phải giữ nguyên giá trị, dẫu có bà mẹ, hay dì ruột đến can thiệp xin tha.

Phụ huynh hãy làm chủ mình, chớ ngã lòng thối chí. Hãy công minh trong lệnh truyền, trong sự thưởng phạt. Thấy vậy, con trẻ mới yêu mến thật sự, yêu mến chân thành, và quyền bính mới vững chắc. Với thầy giáo ở học đường, là những vị cộng tác với cha mẹ giáo dục con cái, thì cha mẹ phải hết sức tôn trọng, để việc đào tạo con trẻ thành tựu mau chóng. Chính cha mẹ sẽ là người đầu tiên hưởng thụ sự trung thành vâng phục của con cái do hành động tôn trọng quyền bính.

quyền bính trong gia đình

Tôn trọng quyền bính là điều hệ trọng. Tất cả mọi thứ quyền bính đều liên đới với nhau. Nếu một khi chúng ta khinh thị quyền bính liên hệ hoặc phê bình chỉ trích, giảm giá thì chúng ta phá hủy quyền bính. Chúng ta hãy tôn trọng người chủ, chủ nhà, chủ công việc, người lãnh đạo thôn ấp, lãnh đạo đoàn thể. Chúng ta hết lòng vâng phục mệnh lệnh đã ban hành, chúng ta củng cố  quyền bính của chúng ta trên con cái.

Ý nghĩa của việc tôn trọng quyền bính

Dạy con trẻ trọng quyền bính, làm đã in sâu vào trí óc, để nó giữ mãi sự tôn trong cha mẹ, tôn trọng người trên trực tiếp điều khiển cuộc sống tinh thần vật chất.

Sự tôn trọng quyên bính gồm tính cách lịch thiệp, sự vâng phục mệnh lệnh, sự uyển chuyển giao tiếp với người trên. Tập cho trẻ thói quen tôn trọng bên ngoài, như thế dễ dàng cho ăn sâu sự tôn trọng trong tâm hồn. Phải phê bình và phạt những cử chỉ thiếu lễ độ, thiếu sự tôn trọng. Không bỏ qua những thái độ nửa chừng, vì sự tôn kính không có nửa chừng. Một khi gặp sự bất kính như chế nhạo, phê bình, thì bà mẹ bắt con xin lỗi công khai, vì đã xúc phạm thể diện người trên, người đáng kính.

Cha mẹ có trách nhiệm giải thích cho con nghe ý nghĩa sự tôn trọng quyền bính. Tùy theo sự phát triển lý trí của trẻ, cha mẹ cắt nghĩa sự tôn trọng và sự cần thiết quyền hành trong gia đình, ở học dường, ở làng xã, quốc gia. Biết bao gánh nặng đè trên vai nhà cầm quyền, mỗi cá nhân có phận sự giúp cho quyền bính được thi hành, và ghi ơn người đứng đầu trách nhiệm. Một khi con trẻ hiểu được hết những vấn đề này thì việc giáo dục trẻ cũng trở nên dễ dàng hơn. Bên cạnh việc giáo dục quyền bính cho con thì bố mẹ cũng đừng quên tìm hiểu thêm cách chăm sóc sức khoẻ cho trẻ nhé. Tham khảo link tại đây nếu bạn cảm thấy cần thiết nhé!

Tìm hiểu dấu hiệu chứng tỏ mẹ bầu thiếu sắt và canxi để bổ sung sữa kịp thời

Sắt và canxi là những dưỡng chất quan trọng, cần thiết cho quá trình tạo máu và xương của thai nhi trong bụng mẹ. Do đó, việc bổ sung loại sữa có chứa đầy đủ hai dưỡng chất này là rất quan trọng đối với mẹ bầu.

Vậy nếu như mẹ thiếu một trong hai chất dinh dưỡng Canxi và Sắt sẽ dẫn đến những tác hại gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

1. Canxi

Nhiều người vẫn nghĩ canxi chỉ là chất cần thiết đối với trẻ nhỏ hoặc người già, tuy nhiên, ngoài hai đối tượng trên canxi cũng là thành phần dưỡng chất không thể thiếu đối với phụ nữ mang thai. Vì canxi sẽ giúp cho thai nhi trong bụng mẹ có một hệ xương, răng phát triển toàn diện và khỏe mạnh. Không những vậy, canxi còn giúp hỗ trợ quá trình phát triển tim, các cơ  quan và hệ thần kinh của bé. Hơn thế nữa, việc cung cấp đủ lượng canxi sẽ giúp xương thai nhi được đảm bảo phát triển tốt nhất, tránh dị tật đồng thời người mẹ cũng ngăn ngừa nguy cơ bị các triệu chứng chuột rút, đau mỏi cơ, nhất là ba tháng cuối, dẫn đến tình trạng loãng xương, hư răng ở mẹ sau sinh. 

Vậy làm thế nào để biết mẹ bầu đang bị thiếu hụt canxi để kịp thời bổ sung. Sau đây là những dấu hiệu dễ nhận thấy nhất:

  • Đau lưng

Đau lưng là triệu chứng mà các mẹ bầu thường gặp phải, nhất là trong những tháng cuối của thai kỳ. Tuy nhiên, nếu chỉ đang mang bầu ở các tháng đầu tiên mà mẹ bầu vẫn cảm thấy quá đau thì cần phải đến ngay bệnh viện để khám. Đây là một trong những triệu chứng của việc thiếu canxi hoặc các bệnh khác như sỏi thận, viêm và ứ nước.

  • Đau nhức cơ bắp, vọp bẻ, chuột rút

Ngoài đau lưng thì tình trạng đau nhức ở đùi, bắp chân hay bàn chân và thường xuyên gặp tình trạng tê chân, chuột rút, đặc biệt vào ban đêm cũng là những dấu hiệu mẹ bầu đang thiếu hụt canxi trầm trọng nhé.

  • Răng lung lay, móng dễ gãy, tóc rụng

Những thay đổi tưởng chừng rất bình thường như răng vàng, dễ lung lay, móng tay và tóc dễ gãy, rụng, hoặc xương trở nên giòn hơn cũng là dấu hiệu báo cho mẹ bầu biết đang thiếu hụt lượng canxi cần thiết. Thậm chí, một số bà bầu còn gặp phải những hiện tượng nguy hiểm hơn như co giật các cơ mặt và chi trên với biểu hiện bàn tay co rúm, các ngón tay chụm lại thì đây chắc chắn là dấu diệu của việc tụt canxi nặng. 

2. Sắt

Khi mang thai, nhu cầu về sắt của mẹ bầu thường tăng gấp đôi so với bình thường. Nếu chế độ dinh dưỡng không đúng và không đủ, người mẹ sẽ dễ bị thiếu máu do thiếu hụt các thành phần tạo máu. Vậy những dấu hiệu cho thấy mẹ bầu đang thiếu máu là gì?

  • Da tái xanh, yếu ớt và không khoẻ như bình thường.
  • Mệt mỏi bất thường, uể oải, không có khả năng chịu đựng như bình thường
  • Cảm thấy khó chịu, dễ bực tức
  • Dễ trở nên khó thở, cảm giác như leo cầu thang cao hoặc đi bộ thật nhanh mà không được nghỉ để lấy hơi.
  • Người bị thiếu máu thường cảm thấy đau đầu, dễ ngất xỉu
  • Một số phụ nữ thiếu máu nặng khi mang thai thích ăn những thứ không ăn được như đất sét, cát, phấn…là vì cơ thể họ quá thiếu sắt trong khi những chất này liên quan đến quá trình hấp thu sắt và có thể giải quyết phần nào.

Nên chọn loại sữa bột dành cho bà bầu có bổ sung hàm lượng sắt và canxi tối ưu

Trên đây là những dấu hiệu cho thấy mẹ bầu đang thiếu sắt và canxi, do đó nếu không muốn tình trạng này xảy ra thì mẹ nên bổ sung những loại sữa bầu có chứa hàm lượng các chất này một cách tối ưu. 

Để tìm hiểu về các loại sữa tốt dành cho mẹ bầu hãy tham khảo tại đường dẫn sau:

https://www.vinamilk.com.vn/sua-bot-vinamilk/vi/bai-viet/nhung-loai-sua-tot-nao-danh-cho-ba-bau/

CÁC LOẠI SỮA DÀNH CHO BÀ BẦU CỦA VINAMILK

Vinamilk có rất nhiều dòng sữa dành cho mọi lứa tuổi khác nhau, trong đó có 2 loại sữa đặc chế riêng cho bà bầu mà các mẹ có thể tham khảo tại bài viết này.

1/ Sữa Optimum Mama

Thành phần dinh dưỡng và chức năng:

-Sữa bầu Optimum Mama của Vinamilk tăng cường hệ tiêu hóa cho mẹ và hỗ trợ sự phát triển thể chất và trí não của trẻ.

-Hàm lượng DHA, Taurin và Cholin có trong sữa sẽ giúp ích cho quá trình hoàn thiện trí não, thị lực và tế bào võng mạc mắt của con.

-Chứa Acid Folic giúp ngăn ngừa nguy cơ dị tật ống thần kinh ở thai nhi.

-Bên cạnh đó, chất sắt trong sữa giúp giảm nguy cơ thiếu máu trong suốt thai kỳ cho mẹ và giúp cho hệ xương và răng của con chắc khỏe nhờ hàm lượng Canxi và các vi chất như Phospho, Magiê, Kẽm, vitamin D, K.

-Cuối cùng, chất xơ hòa tan FOS và hệ men vi sinh BB-12 TM & LGGTM giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, ức chế vi khuẩn có hại, giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, tăng khả năng hấp thu các dưỡng chất, đồng thời giúp nhuận trường, ngăn ngừa chứng táo bón hay gặp trong thai kỳ.

Sữa Optimum Mama hợp với những mẹ nào?

-Sữa bầu Optimum Mama của Vinamilk giàu năng lượng và dưỡng chất hơn so với các sản phẩm tương tự, hợp với các mẹ ăn uống kém, nghén trong những tháng đầu, không ăn được nên thiếu chất, cần bổ sung nhiều hơn so với các mẹ khác.

Sữa Optimum Mama

2/ Sữa Dielac Mama Gold

Thành phần dinh dưỡng và chức năng:

-DHA: là thành phần dinh dưỡng quan trọng nhất có trong sữa, thực chất DHA là acid béo có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển não bộ và tế bào võng mạc mắt của bé.

-ACID FOLIC: đây là dưỡng chất rất cần thiết trong quá trình phát triển hệ thần kinh của trẻ khi còn trong bụng mẹ.

-Canxi: Canxi là thành phần dinh dưỡng không thể thiếu trong bất kì loại sữa bột nào của Vinamilk, canxi vô cùng quan trọng trong việc tham gia hình thành và phát triển hệ xương của bé một cách cứng cáp.

-Sắt: Tạo hồng cầu, phòng ngừa bệnh thiếu máu.

-Iod: có vai trò ngăn ngừa nguy cơ thiếu hụt Iod cho mẹ bầu trong thời kì mang thai , nếu thiếu Iod mẹ có nguy cơ bị bứu cổ và có thể ảnh hưởng đến con.

-Chất xơ hoà tan: Chất xơ trong sữa có vai trò phát triển hệ vi khuẩn có lợi trong đường ruột, tăng cường khả năng hấp thu Canxi. Đồng thời chất Oligofructose còn giúp ngăn ngừa chứng táo bón trong thời kì mang thai cho mẹ bầu.

Sữa bột Dielac Mama hợp với những mẹ nào?

Tất cả bà bầu đều có thể sử dụng sữa bột Dielac Mama vì đây là sản phẩm khá ổn về chất lượng, giá thành lại rẻ hơn rất nhiều so với các thương hiệu sữa ngoại khác. 

Uống sữa bầu lúc nào là tốt nhất?

Theo khuyến cáo, mẹ uống sữa bầu vào buổi sáng sau khi thức dậy và trước khi đi ngủ 15-30p là tốt nhất. Tuy nhiên, mẹ có thể uống bất kỳ lúc nào khi đói mà không nhất thiết phải uống vào những giờ giấc cố định.

Nhìn chung, thị trường sữa cho bà bầu có khá nhiều sự lựa chọn, là một trong các thương hiệu sữa dành cho bà bầu được tin dùng nhất hiện nay, Vinamilk được đánh giá là uy tín về chất lượng cũng như giá thành sản phẩm luôn ổn định. Chính vì thế, đây sẽ là một lựa chọn phù hợp cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé.

Cần điều chỉnh bữa ăn dặm sau khi cai sữa

Không phải trong quá trình cai sữa bạn muốn cho bé ăn những thứ bạn muốn, ăn theo lượng mà bạn nghĩ là tốt. Hoàn toàn không như vậy, bữa ăn dặm của bé phải cân đong chính xác liều lượng để tránh trường hợp bé ăn quá nhiều hoặc quá ít, ảnh hưởng tới thể trọng của bé.

Trẻ nhỏ không giống người lớn vì cơ thể chúng còn quá nhỏ, rất dễ bị tổn hại nếu không được chăm sóc và chú ý cẩn thận. Do vậy, vai trò của bố mẹ hết sức quan trọng trong việc quan sát, cho bé ăn và dạy bé những điều mới.

Điều chỉnh thức ăn sau khi cai sữa:

Trẻ từ 1 – 3 tuổi cần một lượng nhiệt năng khoảng 4600-5020 kJ, lượng protein là 35-40g, lượng cần thiết tương đối lớn. Do chức năng tiêu hóa của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ còn kém, mới đầu không nên cho bé ăn thức ăn cứng. Dựa trên cơ sở tăng cường ăn dặm nên từng bước bổ sung các sản phẩm mới, dần dần thay thức ăn lỏng thành thức ăn cứng. Bước đầu nên chọn những loại thức ăn mềm, dễ tiêu hóa, có thể gồm các thức ăn chế biến từ sữa, các loại ngũ cốc,… 

 

Điều chỉnh thức ăn sau khi cai sữa

 

Khi chế biến cần băm nhuyễn thức ăn, nấu cho nát nhừ. Có thể dùng biện pháp như luộc, hầm, nướng, hấp, không nên rán và sử dụng các chất phối hợp mang tính kích thích.

Các loại thức phẩm cần chú ý:

Sau khi trẻ cai sữa không nên chỉ cho ăn thực phẩm ngũ cốc, cũng không thể ăn cơm cùng người lớn. Thức ăn chính là cháo đặc, cơm nát, mỳ miến, vằn thắn, bánh bao,…Các thức ăn phụ có thể là cá, thịt nạc, các loại gan, các loại rau. Sau khi cai sữa số lần ăn của trẻ thông thường từ 4-5 bữa/ngày, chia thành bữa sáng, bữa trưa, bữa tối và bữa phụ buổi sáng và chiều. Bữa sáng cần đảm bảo chất lượng, bữa trưa nên ăn đạm một chút.

– Ví dụ như bữa sáng có thể uống sữa bò hoặc sữa đậu nành, trứng, bánh bao thịt; bữa trưa có thể ăn cơm nát, cá, rau cải xanh, thêm canh trứng nấu tôm nõn; bữa tối có thể ăn thịt nạc, mì nấu với rau băm nhuyễn; bữa phụ buổi sáng như hoa quả, chuối, táo, lê,…; bữa phụ buổi chiều có bánh bích quy cho phong phú, chú ý kết hợp đủ chất, tránh các bữa ăn giống nhau. 

Muốn hình thành thói quen ăn uống tốt từ khi còn là trẻ nhỏ thì cần tránh những thói quen xấu như ăn nhơ nhơ, vừa ăn vừa nghỉ. Trẻ nên ăn trong môi trường yên tĩnh, tránh ảnh hưởng từ bên bên ngoài, khi ăn không nghịch ngợm, không cho bé xem tivi khi đang ăn để nâng cao chất lượng ăn. Nấu các món ăn dặm ngon, thức ăn nhìn đẹp mắt, đa dạng món sẽ tạo cảm giác hứng thú ở bé. 

Cập nhật kiến thức ăn uống cho các bà mẹ mang thai

Để giai đoạn “vượt vũ môn” đầy khó khăn và nguy hiểm của các bà mẹ trải qua thành công, đòi hỏi cơ thể người mẹ phải khỏe mạnh và để thực hiện được điều đó thì việc ăn uống trong suốt quá trình mang thai sẽ là 1 trong những yếu tố góp phần quyết định.

Vì vậy, các mẹ đừng lơ là trong việc ăn uống vì điều này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của con và của chính người mẹ. Sau đây, là một vài kiểu ăn uống thiếu khoa học mà các bà mẹ cần đặc biệt lưu ý.

1. Ăn chay trong giai đoạn mang thai

Có phụ nữ mang thai để theo đuổi tiêu chí thân hình trẻ đẹp, hoặc do điều kiện kinh tế eo hẹp nên ăn chay lâu ngày, điều này không tốt cho sự phát triển của thai nhi. Thời gian mang thai không chú ý đến vấn đề dinh dưỡng, cung cấp không đủ protein, có thể làm cho số lượng tế bào não của thai nhi giảm, ảnh hưởng đến trí tuệ sau này, còn có thể làm thai nhi dị dạng hoặc suy dinh dưỡng. Nếu không hấp thụ đủ lượng mỡ, dễ làm cho thể trọng của thai nhi khi sinh ra nhẹ, sức đề kháng của trẻ kém, xác suất sống thấp.

Đối với phụ nữ mang thai, cũng có thể mắc chứng thiếu máu, thuỷ thũng và cao huyết áp. Trẻ sinh ra từ phụ nữ ăn chay do thiếu vitamin B12, thường gây tổn thương đến não, sau khi trẻ sinh được 3 tháng, thì tình cảm dần lạnh nhạt, mất khả năng khống chế sự ổn định của đầu, làm cho đầu và cổ tay không thể tự chủ vận động, nếu không chữa kịp thời, thì dễ làm tổn thương đến hệ thống thần kinh.

sữa cho mẹ bầu

2. Đồ uống có tính kích thích 

Phụ nữ mang thai uống rượu có thể làm cho chất cồn hấp thụ vào cơ thể thông qua nhau thai, trực tiếp gây tác dụng có hại đến thai nhi, không chỉ làm cho thai nhi phát triển chậm, mà có thể làm cho một sô bộ phận trong cơ thể bị dị dạng hoặc thiếu, như đầu nhỏ, mắt nhỏ, cằm ngắn, não dẹt và nhỏ, thân ngắn, thậm chí tim và chân tay cũng bị dị dạng. Có thai nhi sau khi sinh có biểu hiện trí tuệ chậm chạp, đần độn, dễ mắc bệnh,… thậm chí làm cho thế hệ sau bị tàn tật suốt đời.

Phụ nữ mang thai uống nhiều nước có ga, có thể làm cho cơ thể thiếu sắt và thiếu máu, không có lợi cho sức khoẻ của người mẹ và thai nhi. Ngoài ra, phụ nữ mang thai không nên uống và ăn nhiều đồ lạnh, để tránh động thai và sản phụ bị đau bụng, tiêu chảy.

Ngoài các biện pháp tự theo dõi trên, phụ nữ mang thai có thể thấy có những triệu chứng như co gân chân, bí đại tiện, giãn tĩnh mạch, thiếu máu. Các triệu chứng này đều là hiện tượng sinh lý, không nên dùng thuốc, nếu có phải theo chỉ đinh của bác sĩ.

Song song với những thực phẩm có hại, cũng có những thực phẩm có lợi cho quá trình mang thai của, chẳng hạn như sữa dành cho mẹ bầu. Mẹ ăn uống hợp lí, bảo vệ sức khỏe của mình cũng chính là bảo vệ sức khỏe của những đứa con thân yêu đang chuẩn bị chào đời.

Điều chỉnh gia vị trong bữa ăn của mẹ bầu

Trong giai đoạn mang thai, ăn uống chính là vấn đề vô cùng quan trọng mà các bà mẹ cần hết sức lưu ý nếu không muốn ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, không phải bà mẹ mang thai nào cũng cập nhật đủ những kiến thức cần thiết trong thời kì này.

Vì vậy, hãy cùng tìm hiểu những khẩu vị cũng như những thực phẩm nào cần hạn chế trong thời gian này nhé!

1. Thức ăn có vị quá mặn

Có những phụ nữ mang thai do thói quen thích ăn mặn, đặc biệt người dân miền Bắc lại càng ăn mặn. Y học hiện đại nghiên cứu cho rằng, lượng muối ăn có quan hệ nhất định đến tỷ lệ phát bệnh cao huyết áp, hấp thụ càng nhiều muối, tỷ lệ phát bệnh cao huyết áp càng lớn. Mọi người đều biết, chứng cao huyết áp trong thai kỳ là bệnh đặc biệt chỉ xảy ra ở phụ nữ mang thai, triệu chứng chủ yếu là phù thũng, cao huyết áp và bệnh đái anbumin (nước tiểu nhiều anbumin), người bị nặng có thể kèm theo triệu chứng đau đầu, hoa mắt, tức ngực, chóng mặt,… thậm chí gây bệnh hủi và ảnh hưởng đến sức khoẻ cả mẹ và con. Nếu mắc bệnh, như bệnh tim, bệnh thận,… khi bắt đầu mang thai nên kiêng ăn muối hoặc ăn muối có lượng natri thấp. Vì vậy, phụ nữ mang thai mỗi ngày hấp thụ khoảng 6g muối là thích hợp.

Bên cạnh đó, cũng cần lưu ý những loại cá muối chứa rất nhiều nitrat góc dimethyl, khi hấp thụ vào cơ thể có thể được chuyển hoá thành nitrosodimethylamine (NDMA) có tính gây ung thư rất cao, đồng thời có thể tác dụng lên thai nhi thông qua nhau thai, là thực phẩm có tính nguy hại rất lớn.

sữa cho mẹ bầu

2. Chất bổ có tính âm và nóng

Phụ nữ mang thai do lượng máu trong hệ thống tuần hoàn khắp cơ thể tăng rõ rệt, gánh nặng của gan lớn, mạch máu tại cổ tử cung, thành âm đạo và ống dẫn trứng luôn trong trạng thái giãn và xung huyết. Hơn nữa chức năng phân tiết trong cơ thể phụ nữ mang thai mạnh, chất anđêhit phân tiết ra nhiều, dễ làm ứ đọng nước và natri trong cơ thể, gây chứng thuỷ thũng, cao huyết áp,… vả lại, phụ nữ mang thai do lượng vị toan giảm, chức năng của ruột và dạ dày kém, có thể xuất hiện triệu chứng kém ăn, dạ dày trướng khí, khó đại tiện,…

Trong trường hợp này, nếu phụ nữ mang thai thường xuyên uống thuốc bổ có tính ấm, ví dụ như nhân sâm, nhung hươu, cao chế biến từ thai nhung hươu, cao ban long, long nhãn, vải, hồ đào,… nhất định sẽ dẫn đến các triệu chứng như âm suy dương thịnh, hao tổn âm khí, máu nóng, gây ói mửa, phù, cao huyết áp, bí đại tiện,… thậm chí bị sảy thai hoặc thai chết lưu.

Với những kiến thức nho nhỏ vừa được chia sẻ, mong rằng các bà mẹ sẽ có thêm kinh nghiệm trong cẩm nang mang thai của mình. Ngoài ra, có thể truy cập vào đây để tìm hiểu thêm về những thực phẩm giàu dinh dưỡng phù hợp cho các bà mẹ mang thai.

Bí quyết để sửa tính ghen tuông cho trẻ

Trẻ nhỏ thường hay ghen tuông khi thấy bố mẹ đối xử không công bằng với chúng. Lâu dần, nếu không biết cách thay đổi tính ghen tuông này thì trẻ sẽ rất khó để thành công.

Bài viết này chúng tôi bật mí cùng bạn một số bí quyết để sửa tính ghen tuông cho trẻ. Hãy cùng theo dõi để biết cách giúp trẻ trở thành người hữu ích hơn nhé.

Tránh mọi thứ có thể dẫn đến ghen tuông ở trẻ

Phương pháp đầu tiên là tránh mọi cái có thể đưa con trẻ đến ghen tuông, phân bì, như nói trên, tính xấu này khó nhìn thấy, và chỉ biết được là khi sự xấu đã bộc lộ ra ngoài và ăn sâu trong lòng, khiến con trẻ khó sửa bỏ.

Công bằng mọi thứ với trẻ

Để tránh tính ghen tuông và đề phòng không cho gây ra mầm móng hư này, cha mẹ, thầy cô dạy hãy ăn ở công minh với mọi con trẻ, chớ tỏ ra thích đứa này hơn đứa kia, chớ biểu lộ lòng yêu riêng với đứa đẹp và ngoan ngoãn.

Nhiều phụ huynh và thầy dạy hay ngã về một đứa trẻ bề ngoài khôi ngô, dễ bảo, ngoan ngoãn. Nhiều khi có lý do bề ngoài hợp với nhãn quan hơn, như em út, đứa yếu đuối, cần được săn sóc hơn, những đứa khác không hiểu, sinh ra sự ghen tuông vốn có.

Công minh trong mọi vấn đề

Công minh trong vấn đề chia phần thưởng và phần phạt, đúng theo công trạng mỗi trẻ. Trẻ hay tỉ mỉ đi vào chi tiết, nên ngấm ngầm khó chịu. Nhiều việc nhỏ không đáng gì, thế mà trẻ lấy làm quan trọng và kể như mình bị tổn thương, bị khinh thị, mới đâm ra ghen tuông và buồn phiền.

Công minh mọi vấn đề với trẻ là điều tốt

Hây công minh trong vấn đề khen, lo khích lệ, đừng bao giờ ca tụng những đặc điểm không có giá trị, mặc dầu là đặc điểm thiên tạo hay nhân tạo. Nếu trẻ này có bộ tóc đẹp, có tiếng hát hay, có bộ đồ tốt, thì chính bà mẹ mới đáng khen, vì bà biết trau dồi cho con. Những đứa trẻ không có bộ tóc đẹp, không có tiếng hát hay, bộ đồ tốt xem những tiếng khen như lời trách móc chê bai mình, nên tìm cách oán thù, đó là ghen tuông.

Hạn chế những lời khen trước mặt

Con trẻ tính hay ích kỷ, nên cha mẹ tránh những lời quá khen trước mặt, vì lời khen sẽ hạ nó xuống và không chịu tham gia vào sự toàn thắng của kẻ khác, thành ra chia rẽ trong gia đình và học đường. Nếu muốn gây tinh thần ganh đua để trẻ tiến bước, hãy ý tứ kẻo thái độ này sinh ra phân bì và kiêu ngạo, làm tổn hại sinh hoạt chung.

Hướng con trẻ mở rộng trái tim mình

Hãy mở rộng hơn nữa, mở rộng trái tim trẻ để nó yêu thương kẻ khác, cảm động trước nỗi khổ bạn bè. Huấn luyện con trẻ nhìn bạn như thân mình, không nên ghen tuông, nghĩa là không bao giờ chứa đựng ý tưởng phá hoại. Con trẻ sẽ hiểu phải hy sinh cho kẻ khác và rộng lòng với bạn bè.

Tập cho trẻ đứng vào địa vị người khác để cảm thông nỗi vất vả khó nhọc của bạn nghèo. Điểm này không thi hành được dễ dàng, vì con trẻ chưa quen phân tích nỗi lòng, cần chúng ta giúp đỡ nó nhận định bằng những câu gợi cảm: “Nếu tôi ở địa vị của bạn nghèo, thì tôi muốn được xử thế nào ? Nếu người ta làm cho tôi như vậy, thì tôi có bằng lòng không ?”. Con trẻ sẽ cảm thông nỗi khổ của bạn nghèo và lần lần hưởng vui chung của bạn, coi phần thưởng bạn như phần thưởng của mình.

Cứng rắn với những hành vi ghen tuông của trẻ

Phải trực tiếp bài trừ tính ghen tuông mỗi khi thấy biểu lộ ra ngoài. Phải khôn ngoan cứng rắn phạt những hành vi cử chỉ ghen tuông. Một khi con trẻ hiểu rồi, hãy tỏ cho nó nghe sự xấu xa và vô ích của tính ghen tuông hơn nữa đem mặt trái cho nói hiểu rằng mình làm hại và nghĩ xấu về kẻ khác là hèn hạ, nhất là tính xấu ghen tưông làm cho bạn bè khinh bỉ và chê bai.

Đây là một số bí quyết bài trừ tính ghen tuông cho trẻ mà bố mẹ nên áp dụng. Hãy giúp trẻ nhận ra những việc làm này ngay từ những năm đầu đời để trẻ luôn có tinh thần vui vẻ và hoạt động tích cực hơn. Bạn có thể tham khảo thêm cách nuôi dưỡng trẻ tốt nhất tại đây.