Những sai lầm của cha mẹ về giấc ngủ của trẻ

“Ăn được, ngủ được là tiên” – không những điều đó đúng với người lớn mà với trẻ nhỏ , việc ăn ngủ trở nên quan trọng và chiếm hầu hết thời gian của con. Nhưng do những sai lầm trong cách chăm sóc của cha mẹ, đã vô tình ảnh hưởng đến giấc ngủ của con.

Bài viết này sẽ chỉ ra những sai lầm mà các ông bố bà mẹ có con nhỏ thường hay mắc phải. Chúng ta cùng tìm hiểu nhé! 

1. Lỗi cơ bản

Trong hầu hết các trường hợp bé gặp khó khăn với giấc ngủ, cha mẹ đều mắc cùng một lỗi cơ bản: họ không nhận ra ngủ là tập hợp các kĩ năng mà chúng ta cần phải dạy cho trẻ bao gồm là làm sao để trẻ tự ngủ, và làm thế nào để trẻ ngủ lại sau khi bị tỉnh giấc vào ban đêm.

Trong 3 tháng đầu đời của trẻ, cha mẹ, thay vì làm người dẫn dắt cho trẻ khi cần đặt ra những nền tảng cho các thói quen ngủ lành mạnh thì lại quá nương theo con mà không nhận ra rằng điều đó đã tạo cơ hội cho các thói quen ngủ không tốt phát triển.

trẻ ngủ ngoan sẽ phát triển toàn diện

2. Điểm tương đồng và khác biệt trong giấc ngủ của người lớn và trẻ nhỏ

Một phần nguyên nhân của tình trạng này là do hiểu lầm hết sức phổ biến về giấc ngủ của trẻ. Khi một người nói: “Hôm qua tôi ngủ như con trẻ”, thì có nghĩa là người đó đã có một giấc ngủ ngon – anh/cô ấy nhắm mắt lại và ngủ một giấc thật yên ổn. Khi thức dậy, anh/cô ấy cảm thấy sảng khoái và tràn đấy năng lượng. Thật là hiếm có! Thực sự hiếm.

Hầu hết chúng ta đều trằn trọc, trở mình suốt cả đêm, đến khi tỉnh dậy và bước vào nhà tắm, chúng ta sẽ muốn nhìn lên đồng hồ và tự hỏi rằng thời gian nghỉ ngơi như thế có đủ để chiến đấu với một ngày dài phía trước không. Bạn biết không, trẻ em cũng ngủ y như vậy. Nếu nói thật chính xác thì “ngủ như em bé” phải có nghĩa là “cứ 45 phút bạn lại thức dậy một lần”. Trẻ không lo lắng buồn phiền vì khách hàng mới, cũng không phải tập trình bày bản báo cáo cho ngày mai, nhưng các bé cũng có những thói quen ngủ tương tự như vậy.

Cũng như người lớn, trẻ cũng trải qua các chu kỳ ngủ 45 phút, xen kẽ giữa giấc ngủ sâu, gần như là lịm đi với giấc ngủ REM (Rapid Eye Movement, khi bộ não của chúng ta hoạt động mạnh và các giấc mơ thường xuất hiện ở giai đoạn này. Có thời điểm người ta cho rằng trẻ sơ sinh không mơ, nhưng nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng bình quân, 50 – 66% thời gian ngủ của trẻ là rơi vào giai đoạn ngủ REM, nhiều hơn so với người lớn với mức trung bình chỉ là 15 – 20%. Do đó, trẻ cũng như chúng ta, thường tỉnh giấc vào ban đêm. Nếu không ai dạy trẻ cách tự ngủ thì trẻ sẽ khóc, như muốn nói rằng: “Đến giúp con với, con không biết cách ngủ lại.”. Và nếu cha mẹ cũng không biết, thì đó chính là lúc hạt mầm nuôi dậy tùy tiện được gieo trồng.

Với những chia sẻ trên, mong rằng bạn có thể quan sát và chú ý để tránh mắc phải những sai lầm trong giấc ngủ của trẻ. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm tại đây những cách chăm sóc con khỏe mạnh. 

Nhận biết các dấu hiệu đói ở trẻ nhỏ

Làm sao để ba mẹ nhận ra các tín hiệu đói của con, khi tất cả những vui buồn, mong muốn ở giai đoạn đầu của con đều thông qua tiếng khóc. Bài viết này sẽ giúp ba mẹ nhận biết những điều đó. Cùng tìm hiểu nhé!

1. Dấu hiệu đói ở trẻ sơ sinh

Thông thường, khi trẻ tỉnh giấc vào lúc nửa đêm thì nguyên nhân là bé đói. Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta không thể làm gì để cải thiện vấn đề này.

Tuy nhiên, để cài thiện tình trạng này bạn cần làm rõ một số điều sau đây: một ngày con ăn bao nhiêu lần? Mục tiêu là để xác định ban ngày con có ăn đủ no để có thể ngủ đêm mà không cần ăn hay chưa. Trừ những trẻ sinh non thì trước 4 tháng tuổi, trẻ cần bú 3 tiếng một lần. Nếu số cữ bú của trẻ ít hơn thì có thể con sẽ không có đủ năng lượng cho cả một ngày nên sẽ cần tỉnh giấc đòi bú vào ban đêm để bù cho lượng calo bị thiếu hụt.

Dạ dày của trẻ sơ sinh không thể chứa quá nhiều thức ăn cùng một lúc được nên trong đêm cứ sau 3 hoặc 4 tiếng trẻ phải thức dậy một lần để bú. Khi con bạn lớn hơn, mục tiêu của chúng ta là kéo dài thời gian giữa các cữ bú đêm lên 5 tiếng, thậm chí là 6 tiếng bằng cách cắt cữ bú lúc 2 giờ sáng. Nếu bạn đang lo lắng về việc tỉnh giấc đêm của con mình, đặc biệt là nếu bé được 6 tuần tuổi hoặc hơn – thường là đủ “lớn” để bỏ một cữ đêm – thì tôi sẽ hỏi: Con tỉnh giấc lúc mấy giờ sau cữ bú trước khi ngủ? Nếu con vẫn thức dậy vào lúc 1 hoặc 2 giờ sáng, có nghĩa là con không có đủ calo để ngủ lâu hơn vào ban đêm.

Lắng nghe tiếng khóc để biết khi nào nên cung cấp sữa cho con

2. Cách khắc phục tình trạng đói lúc nửa đêm của con

Để khuyến khích trẻ ngủ dài hơn, hãy đảm bảo cứ ba tiếng bạn lại cho con ăn một lần vào ban ngày. Thêm nữa, bạn có thể bổ sung thêm năng lượng cho con bằng phương pháp cho ăn thêm, bao gồm bữa ăn lót dạ – thêm 1 cữ sữa cho bé nữa vào buổi tối và bú đêm (cữ bú lúc 10 hoặc 11 giờ, cho con bú mà không cần đánh thức con).

Điều quan trọng là cha mẹ cần nhận biết trước các phản ứng của dấu hiệu đói. Vấn đề phổ biến của cha mẹ, đặc biệt là trong những tuần đầu tiên là, thường cho rằng con khóc tức là con đói. Ngoài ra, tiếng khóc có thể cho thấy trẻ đau bụng, đầy hơi hay trào ngược. Cũng có thể con khóc vì quá mệt, hoặc quá nóng hay quá lạnh. Đó chính là lý do tại sao việc hiểu được các tín hiệu của trẻ lại quan trọng đến vậy.

Nếu bạn để ý thật kĩ, bạn sẽ thấy con liếm môi trước, sau đó mới bắt đầu quấy khóc. Con sẽ thè lưỡi ra và quay ngang quay ngửa. Tay con sẽ khua khoắng loạn xạ. Nếu bạn không cho con ti mẹ hoặc ti bình để đáp lại ngôn ngữ cơ thể của con, thì con sẽ phát ra tín hiệu bằng âm thanh. Bạn sẽ nghe thấy âm thanh giống như tiếng ho ở cuống họng trẻ, và cuối cùng, tiếng khóc đầu tiên sẽ phát ra rất nhanh thôi, và sau đó sẽ là một tràng dài oa oa, oa oa oa…

Tất nhiên, nếu con bạn thức giấc và khóc vào giữa đêm, bạn sẽ mất đi lợi thế đọc được tín hiệu từ cử chỉ của con. Nhưng nếu bạn lắng nghe cẩn thận, với một chút luyện tập, bạn sẽ nhận thấy sự khác nhau giữa các tiếng khóc của con. Nếu bạn không chắc chắn, trước tiên hãy thử cho con ngậm ti giả trước. Nếu ti giả có thể trấn an con, thì hãy đặt con trở lại giường, quấn con lại. Nếu con nhè ti giả ra, thì có nghĩa là con đói hoặc con bị đau.

Cách dạy trẻ 2 tuổi học tại nhà

Đối với trẻ 2 tuổi học, có lẽ nhiều ông bố bà mẹ sẽ cho rằng đây là giai đoạn còn quá sớm để dạy con học. Tuy nhiên, nếu tham khảo những cách dạy dưới đây thì chắc chắn bạn sẽ phải thay đổi suy nghĩ của mình đấy.

Dạy trẻ học chữ, học số, học cách phân loại, hình dạng,… là một số phương pháp hay mà bạn có thể áp dụng cho trẻ 2 tuổi để trẻ thông minh và nhạy bén hơn.

Học chữ

Ở giai đoạn 2 tuổi, trẻ đã bắt đầu nhận dạng được một số chữ cái có trong tên mình. Bạn hãy chỉ và đọc to từng từ cho con nghe. Bởi việc nói từng chữ cái khác nhau bắt đầu với tên của con sẽ giúp con học được nhiều từ hơn. Bạn cũng có thể hướng dẫn con đọc và dùng tay chỉ những từ trên bảng chỉ dẫn hay tên cửa hàng. Ngoài ra, bạn cũng đừng quên đọc to để giúp trẻ nhớ mặt chữ và nhớ cách phát âm chữ cái đó.

Học số

Theo nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, trẻ được 2 tuổi là đã có thể đọc được các số từ 1 – 10 theo thứ tự nhưng khả năng này không duy trì đến khi con đi học mẫu giáo. Tuy nhiên, để khuyến khích con học đếm số, bạn có thể cho con đếm số nút trên áo của mình, đếm số bát đã dọn ra trên bàn ăn mỗi ngày… và khi con đếm số, bạn hãy khuyến khích con sử dụng các ngón tay để dễ dàng đếm hơn.

Học về hình dạng

dạy trẻ 2 tuổi học về hình dạng, màu sắc đồ vật

2 tuổi cũng là lúc phù hợp để bạn dạy con cách học về hình dạng mỗi ngày. Bạn có thể giúp con nhận biết về hình vuông, chữ nhật hay tam giác ở mỗi đồ vật. Bạn có thể chỉ con vẽ hình tròn lên một tờ giấy. Sau đó, yêu cầu con nhận dạng hình tròn đó qua các hình trong tạp chí có sẵn. Đây là một trong số cách đơn giản mà bạn có thể dạy con mỗi ngày. Tuy nhiên, bạn cũng có thể tham khảo thêm hoặc sáng tạo ra nhiều cách khác nhé.

Phân loại màu sắc

Để giúp con phân loại được rõ ràng màu sắc, bạn có thể cho con chơi trò nhúng tay vào thùng sơn, mỗi ngón tay là một màu. Dạy con tên gọi của từng màu. Sau đó, bạn yêu cầu con tìm những đồ vật trong nhà có những màu sắc tương tự với màu trên tay con. Dạy con biết có nhiều sắc thái màu sắc cuộc sống khác nhau. Ví dụ từ màu xanh da trời đến xanh đậm hơn và đậm nhất là gần như màu đen.

Việc sử dụng ngôn ngữ miêu tả càng nhiều sẽ giúp con bạn nhận diện được những màu sắc khác nhau. Bạn có thể nói với con: “Con hãy đặt quả bóng màu vàng lên trên chiếc hộp màu xanh” hay “Con thích những quả táo màu đỏ hay thích những quả chuối màu vàng hơn?”. Bạn cũng có thể dùng những màu sắc tương ứng với các ngày trong tuần để con dễ nhớ hơn. Ví dụ, vào thứ 2 hàng tuần, con sẽ dùng tất cả đồ vật có màu xanh như mặc áo xanh, ăn rau xanh và cuối ngày con sẽ được tắm trong thau nước màu xanh. Việc làm đơn giản này chính là bạn đang giúp con thực hiện việc phân loại màu sắc rất tốt đấy.

Trẻ 2 tuổi hoàn toàn có thể học tại nhà mỗi ngày với những cách đơn giản, gần gũi trên. Hy vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích để các ông bố bà mẹ áp dụng chung cho con yêu của mình. Đồng thời, ngoài việc giúp con năng động, tinh nghịch, thông minh qua những cách dạy con này thì các mẹ có thể tham khảo thêm cách giúp trẻ phát triển chiều cao tại đây.

6 thói quen mỗi sáng khiến bé kém thông minh

Mặc dù bất cứ bố mẹ nào cũng muốn làm tất cả để con mình được khoẻ mạnh và thông minh. Nhưng nếu bạn cứ chiều con theo những thói quen này thì chính bạn là người vô tình khiến trẻ kém thông minh hơn các bạn cùng tuổi khác.

Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu 6 thói quen mỗi sáng khiến bé kém thông minh trong bài viết dưới đây, để từ đó tìm cách khắc phục và thay đổi thói quen hằng ngày nhé.

Bỏ bữa sáng

Nhiều nghiên cứu đã cho thấy việc bỏ bữa sáng khiến tâm trạng kém phấn chấn, kém vui vẻ và trí nhớ bị giảm sút. Không ăn bữa sáng nghĩa là bé đã bỏ lỡ bữa ăn tại “thời điểm vàng” có tác dụng cung cấp năng lượng cho cả ngày để hoạt động hiệu quả. Có thể nói, ăn sáng chính là cách để cơ thể khởi động bộ máy trao đổi chất, bắt đầu một ngày mới. Vậy nên, để con thật thông minh và khoẻ mạnh, dù lịch làm việc có bận rộn đến mấy, mẹ cũng đừng quên chuẩn bị bữa sáng đầy đủ dinh dưỡng cho con nhé.

Ăn sáng bằng đồ ăn nhẹ

Cho con ăn đồ ăn khô vào buổi sáng là rất không tốt cho việc tiêu hoá và hấp thụ các chất dinh dưỡng, vì thời điểm này cơ thể đang mất nước. Ăn bánh quy, bánh gạo và các đồ ăn nhẹ khác có thể cung cấp năng lượng cho trẻ trong một thời gian ngắn nhưng ngay sau đó cơ thể trẻ sẽ lại thấy đói. Ăn sáng bằng đồ ăn nhẹ dễ dẫn đến tình trạng không đủ chất dinh dưỡng, suy giảm thể chất, từ đó gây ra các bệnh lý khác.

Không cho trẻ uống nhiều nước

Nên tập cho trẻ thói quen ăn uống lành mạnh mỗi sáng

Việc uống nhiều nước vào buổi sáng rất quan trọng. Kể cả khi bé không cảm thấy khát, mẹ cũng hãy cho con uống nước vì điều đó là cần thiết để cơ thể thải độc tố ra bên ngoài, tạo cho bé một ngày mới khỏe khoắn, tươi tỉnh và học hỏi hiệu quả. Khi cho bé uống nước vào buổi sáng, không nhất thiết phải là nước lọc. Bạn có thể cho bé uống những món đồ uống như sữa, nước hoa quả tươi, nước từ cháo, súp,… để bổ sung chất lỏng cho cơ thể bé.

Vừa đi vừa ăn

Đây là thói quen thường thấy ở nhiều gia đình hiện nay. Nhiều cha mẹ mua đồ ăn sáng cho con tại quầy hàng bên đường và sau đó để trẻ vừa đi trên xe máy hoặc vừa đi bộ đến trường vừa ăn để tiết kiệm thời gian. Thực tế, vừa đi vừa ăn rất có hại cho dạ dày, chưa kể những vi khuẩn bụi bặm trên đường sẽ bám vào đồ ăn và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bé.

Ăn nhiều đồ ngọt và dầu mỡ

Não bộ của trẻ hoạt động hiệu quả và thông minh nhờ được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng bao gồm protein và vitamin. Tuy nhiên, các hợp chất dinh dưỡng này lại bị ức chế bởi những thực phẩm chứa nhiều đường hoặc dầu mỡ như khoai tây chiên, bim bim, xúc xích…

Khi bạn cho trẻ ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều đường, dầu mỡ sẽ làm giảm cảm giác thèm ăn những món giàu dinh dưỡng khác, và chất đường cũng sẽ làm giảm lượng protein, vitamin được hấp thụ trong cơ thể trẻ.

Mè nheo, cáu kỉnh vào buổi sáng

Mè nheo, cáu kỉnh là thói quen rất thường thấy ở các trẻ nhỏ hiện nay. Đây cũng là thói quen không tốt vô tình khiến trẻ kém thông minh hơn các bạn. Bởi tâm trạng không tốt vào buổi sáng ảnh hưởng rất nhiều đến năng suất làm việc của cả một ngày. Vì vậy, bố mẹ phải cần rèn cho con thói quen bắt đầu một ngày mới thật vui vẻ, phấn khởi. Để giúp con khắc phục thói quen không tốt này, bạn có thể bật những bản nhạc vui tươi, rộn rã để đánh thức bé dậy, chuẩn bị những bữa sáng thơm ngon, bắt mắt để đánh thức các giác quan của bé và quan trọng nhất là bản thân bố mẹ cũng phải thể hiện được thái độ tích cực, tươi tỉnh chào ngày mới cùng con.

Hãy cùng khắc phục 6 thói quen không tốt này vào mỗi sáng để con thật thông minh và khoẻ mạnh các mẹ nhé. Ngoài ra, các mẹ có thể tham khảo thêm bài viết tại đây để có nhiều kinh nghiệm hơn trong việc nuôi dưỡng trẻ.

7 chất dinh dưỡng giúp bé phát triển chiều cao nhanh chóng

Chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn hàng ngày là vô cùng quan trọng với sức khoẻ, chiều cao và trí thông minh của trẻ.

Nếu cha mẹ luôn muốn con mình cao lớn, khoẻ mạnh thì ngoài yếu tố gen di truyền, hãy nhanh chóng bổ sung những dưỡng chất thiết yếu dưới đây.

Lysine

Lysine là 1 trong số những dưỡng chất quan trọng giúp tăng chiều cao cho bé. Đây là một a-xít amin cần thiết cho quá trình hấp thu canxi, tăng cảm giác ngon miệng trong việc ăn uống của trẻ mỗi ngày. Ngoài ra, dưỡng chất này còn đóng vai trò quan trọng là tổng hợp collagen, chuyển hóa chất béo thành năng lượng, tăng sức đề kháng và đảm bảo cho trẻ một hệ miễn dịch khỏe mạnh.

Để bổ sung dưỡng chất Lysine này, mẹ nên cho trẻ ăn các loại thực phẩm như thịt, cá, lòng đỏ trứng, sữa, các loại đậu, các chế phẩm từ sữa. Ngoài ra, cũng nên giữ vệ sinh môi trường xung quanh, giữ ấm cơ thể cho bé và không cho bé ăn uống đồ lạnh.

I-ốt

I-ốt là thành phần của nội tiết tố, đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của cơ thể, bao gồm cả chiều cao và cân nặng. Do nhu cầu phát triển tăng cao và nhanh nên trẻ em chính là đối tượng dễ bị thiếu I-ốt nhất. Nếu thiếu khoáng chất này, trẻ sẽ phải đối mặt với nguy cơ chậm lớn, chậm nói, chậm phát triển trí tuệ, nghễnh ngãng…

Vì vậy, trong những năm đầu đời, khi dinh dưỡng đóng vai trò tối quan trọng với trẻ, mẹ nên thường xuyên chế biến thức ăn giàu I-ốt cho trẻ để bé phát triển cao lớn, khỏe mạnh và thật thông minh. Những thực phẩm mẹ có thể sử dụng để chế biến là hải sản, rong biển, tảo biển, các loại rau xanh đậm…

Canxi

Nhắc đến chiều cao của con người, không thể không đề cập đến canxi. Canxi là thành phần chính trong cấu trúc xương và răng, tham gia vào rất nhiều quá trình chuyển hóa quan trọng của cơ thể bao gồm: Hoạt động của enzyme, chức năng của hormone, dẫn truyền thần kinh, sự co cơ, đông máu,… Mẹ có thể bổ sung dưỡng chất canxi cho trẻ bằng nguồn thực phẩm giàu canxi như hải sản có vỏ, trứng, cá trích, cá con,…

Magiê

Thực phẩm giúp bé tăng chiều cao

Magiê chiếm khoảng 35g trọng lượng trong cơ thể bình thường, tập trung chủ yếu ở xương và răng. Con số này đủ để thấy rằng đây là khoáng chất cực kỳ cần thiết cho sự cấu thành nên hệ xương, răng khỏe mạnh. Ngoài ra, magiê còn hỗ trợ tích cực cho các hoạt động co cơ, dẫn truyền xung động thần kinh trong cơ thể trẻ. Những thực phẩm giàu magiê mẹ có thể bổ sung là rau ngót, rau dền, rau đay, rau mồng tơi, rau lang, khoai lang, đậu phộng, cá ngừ, cá nục, tôm đồng,…

Kẽm

Thịt, trứng, cá, gan, hàu, sò… là những thực phẩm chứa nhiều kẽm. Kẽm có tác dụng xúc tác cho trên 70 enzyme cần thiết cho sự phân chia tế bào giúp thúc đẩy sự tăng trưởng. Kẽm còn là thành phần rất quan trọng để hình thành nên khung xương chắc khỏe.

Vitamin A

Vitamin A là dưỡng chất giúp bé phát triển chiều cao tối ưu và hấp thu dinh dưỡng tốt. Nếu thiếu dưỡng chất này thì trẻ sẽ chậm phát triển, hấp thu dưỡng chất kém, ảnh hưởng hệ miễn dịch và dễ mắc bệnh nhiễm khuẩn, nhất là nhiễm khuẩn đường hô hấp và tiêu hóa.

Mẹ nên bổ sung thêm vitamin A cho trẻ từ những nguồn thực phẩm khác nhau để giúp trẻ tăng chiều cao vượt trội từ những thực phẩm như: Bơ, phô mai, trứng, gan, sữa, rau xanh đậm, cà rốt, bí đỏ,…

Vitamin D

Đây là dưỡng chất cuối cùng rất quan trọng cho sự phát triển chiều cao ở trẻ. Đi đôi với canxi, vitamin D có chức năng điều hòa canxi và phốt pho trong đường ruột, tăng cường tổng hợp protein, gúp cơ thể hấp thu các dưỡng chất này một cách tối đa nhất. Ngoài việc bổ sung vitamin D cho trẻ từ nguồn thực phẩm như bơ, sữa, phô mai,…, mẹ nên cho trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời để hấp thụ ánh nắng có lợi.

Với 7 dưỡng chất giúp trẻ tăng chiều cao nhanh chóng mà chúng tôi vừa giới thiệu, chắc hẳn các mẹ đã biết nên bổ sung thực phẩm gì cho bữa ăn hàng ngày của bé yêu rồi phải không nào? Chúc bé yêu của bạn sẽ phát triển được chiều cao một cách toàn diện nhất.

Những điều cần lưu ý khi cho bé dùng sữa công thức

Nuôi con bằng sữa công thức cũng là một trong những phương pháp nuôi con tốt. Tuy nhiên khi nuôi con bằng sữa công thức cũng có những chú ý và nguy hiểm gì đối với bé. Vậy đó là gì chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé.

Sữa công thức ngày nay được đa số các bà mẹ lựa chọn vì sự tiện dụng cũng như đầy đủ thành phần dinh dưỡng có trong sữa. Tuy nhiên việc sử dụng sản phẩm này cũng cần có những chú ý nhất định về liều lượng, cách chế biến chúng để có thể đạt được những giá trị dinh dưỡng mà sữa mang lại. Đây là những điều mẹ cần tuân thủ thì cho bú sữa công thức

Liệu lượng sữa bột cần cho bé ăn một ngày

Bảng tham khảo lượng sữa bột cho bé ăn một ngày

Độ tuổi Số lần cho ăn mỗi ngày  Lượng sữa cho ăn mỗi lần
0-7 ngày mỗi ngày ăn 7 lần

 mỗi lần ăn 30-40ml

8-14 ngày mỗi ngày ăn 7 lần

mỗi lần ăn 40-60 ml

15-28 ngày mỗi ngày ăn 6 lần

mỗi lần ăn 60-90 ml

1-2 tháng mỗi ngày ăn 5-6 lần mỗi lần ăn 90-120 ml
3-6 tháng mỗi ngày ăn 5 lần mỗi lần ăn 120-180 ml

Vì thể trạng của mỗi trẻkhác nhau nên nhu cầu dinh dưỡng cũng khác nhau, mẹ cần kết hợp tình hình cụ thể để tăng hay giảm lượng sữa cho phù hợp với từng bé

Những nguy hiểm khi cho bé ăn quá nhiều

Cho bé ăn sữa quá số lượng trong thời gian dài sẽ tạo sức ép cho gan và thận.

Cho bé ăn quá lượng sữa qui định trong một thời gian dài sẽ làm tích tụ nhiều chất béo khiến bé có khả năng mắc bệnh béo phì cao, không tốt cho tim gan thận.

Những điều cần chú ý khi cho bé ăn sữa công thức

Lượng sữa và số lần cho ăn

Cho bé ăn đúng giờ, hình thành thói quen tốt

Trước khi cho bé ăn, nhỏ một vài giọt vào cổ tay để thử độ ấm của sữa, không nên cho bé nú ngay

Lỗ của núm trên bình sữa không nên quá to, cũng không nên quá nhỏ. Lỗ quá to sẽ làm sữa chảy nhanh, bé dễ bị sặc, lỗ nhỏ sẽ làm cho bé khó bú

Khi cho bé bú cần để nghiêng bình sữa, cho sữa chảy đầy trong núm vú, tránh để bé mút không khí, gây đầy bụng

Sau khi bé ăn sữa xong cần vệ sinh bình sữa sạch sẽ để tránh các vi khuẩn có hại tấn công. Cách làm là rửa sạch bình sữa, cốc, thìa, núm vú bằng nước lạnh sau đó đun hoặc ngâm trong nước sôi, rồi đậy kín bằng một chiếc khăn sạch để khử trùng

Cách chọn mua sữa công thức cho bé

Hiện nay trên thị trường có nhiều loại sữa công thức. Đa số các loại sữa công thức đều có thành phần dinh dưỡng gần như nhau, tuy nhiên có sự khác biệt về thành phần và số lượng dinh dưỡng trên mỗi hãng sữa. Mẹ cần lựa chọn cho bé trên nguyên tắc cơ bản là thành phần sữa bột càng gần giống với sữa mẹ càng tốt.

Những điều chú ý khi pha sữa công thức cho bé

– Rửa sạch hai tay.

– Bình sữa, núm vú, nắp sữa… cần đun sôi và khử trùng.

– Đổ nước ấm vào bình sữa, sau đó mới cho lượng sữa nhất định vào để pha.

– Sữa bột đã pha nên cho bé ăn trong vòng một tiếng, sau đó vệ sinh dụng cụ pha sữa sạch sẽ.

Tóm lại khi cho trẻ sử dụng sữa công thức thì cần tuân thủ theo các nguyên tắc và chú ý ở trên để những giá trị dinh dưỡng trong sữa giúp trẻ phát triển một cách tốt nhất. Mặc dù sữa công thức tốt nhưng chúng không thể tốt bằng sữa mẹ. Vì vậy các bà mẹ nên ưu tiên cho con bú sữa mẹ trong suốt 1 năm đầu đời để con yêu có được sự khởi đầu tốt nhất về thể chất và trí tuệ.

Bơ là nguyên liệu cho món bột ăn dặm giàu dinh dưỡng nhất

Không chỉ đứng đầu trong bảng xếp hạng 10 loại trái cây bổ dưỡng nhất dành cho trẻ sơ sinh, bơ còn được coi là món bột ăn dặm tốt nhất cho những bé lần đầu được tiếp túc với một thực phẩm mới ngoài sữa mẹ.

Các nhà khoa học cho biết: “Nếu không ăn bơ, trẻ có thể bỏ lỡ rất nhiều “dưỡng chất vàng” để xây dựng cho mình một hệ thống miễn dịch vô địch thủ.”

Ngoài giá trị dinh dưỡng của mình, quả bơ còn có một lợi ích khác là nó có thể được sử dụng ngay lập tức mà không cần phải trải qua quá trình chế biến quá lâu. Đồng thời, chúng ta cũng có thể kết hợp bơ với các loại ngũ cốc, rau và trái cây khác để làm ra một số món ăn đầy dưỡng chất cho con yêu của mình.

Giá trị dinh dưỡng của bơ

Bơ được coi là loại trái cây bổ dưỡng nhất trong tất cả các loại trái cây. Nó cung cấp một lượng protein, chất xơ, axit folic, kẽm, và vitamin A, E, D… dồi dào cho trẻ. Bạn sẽ không thể tìm thấy một nguồn dưỡng chất nhiều như thế trong bất kỳ loại trái cây nào khác.

Đối với trẻ sơ sinh

Lượng chất béo trong bơ là chất béo có lợi và không chứa cholesterol. Với trẻ sơ sinh từ 6 tháng tuổi trở lên, bơ là nguyên liệu để làm nên món bột ăn dặm sẽ có thể đáp ứng đầy đủ cho nhu cầu phát triển của bé mà cha mẹ không thể nào bỏ qua được.

Giúp phát triển trí não

Bơ chứa rất nhiều axit béo Omega 3 – một axit hàng đầu tham gia vào việc hỗ trợ hệ thống thần kinh trung ương và sự phát triển trí thông minh của trẻ em hiệu quả nhất.

Cải thiện hệ miễn dịch

Bơ chứa một nguồn dưỡng chất kali tuyệt vời mà sẽ giúp tăng cường tối đa hệ thống miễn dịch, qua đó giúp đánh lùi các loại vi khuẩn gây bệnh ở trẻ nhỏ.

Hỗ trợ hệ tiêu hóa

Cho bé ăn bơ mỗi ngày, mẹ sẽ không bao giờ phải lo lắng rằng bé sẽ bị táo bón nhờ lợi ích hỗ trợ tiêu hoá mạnh mẽ trong thành phần của quả bơ.

lợi ích của quả bơ trong việc chế biến món ăn dặm cho bé

Cách lựa chọn bơ

Khi chọn bơ cho bé, bạn cần phải thật cẩn thận để có thể lựa được những quả tươi và có giá trị nhất như sau:

– Màu vỏ: Thông thường, quả bơ xanh có tỷ lệ dinh dưỡng cao hơn, đồng thời cũng mềm hơn bơ có vỏ tím.

– Hình dạng: quả bơ dài thường ít thịt hơn quả tròn nhưng nhiều chất xơ hơn.

– Độ lắc của hột bên trong: Nếu lắc quả bơ và nghe rõ tiếng hạt lăn, đó là bơ còn non. Bơ già khi lắc sẽ có tiếng nhẹ hơn, nhưng là quả ngọt và thơm, đây là những trái mẹ nên chọn.

Cách bảo quản bơ

Sau khi mua, bơ cần được bảo quản trong tủ lạnh khoảng 1 – 2 ngày để quả chín hẳn và đạt hương vị thơm ngon nhất. Tuy nhiên, nếu như không kịp sử dụng hết ngay thì sau đây là những gì mẹ cần biết để bảo quản bơ thật tốt: Dùng giấy báo gói bơ lại sẽ giúp giảm thiểu việc bơ bị thâm đen bên trong, đồng thời tuyệt đối không dùng bọc nilon vì đó là nguyên nhân sẽ làm cho loại quả này bị phân huỷ nhanh hơn.

Bật mí cách nấu bột ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi

Có một vấn đề thực tế được hầu hết các bậc phụ huynh nuôi em nhỏ quan tâm đó là cách nấu bột ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi.

Ở giai đoạn này, tuy việc cho con tiếp xúc với những thực phẩm khác ngoài sữa mẹ chỉ là bước đầu làm quen nhưng là yếu tố quan trọng góp phần kích thích khả năng thèm ăn ở trẻ, đồng thời để mẹ tìm hiểu con thích ăn gì và loại thực phẩm nào không thích hợp và có khả năng gây dị ứng với con.

4 loại thực phẩm có thể giúp bé 5 tháng tuổi ăn dặm 

Chất đạm

Chất đạm đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển khỏe mạnh của trẻ . Loại chất này có trong các loại thịt, cá… Tuy nhiên, với trẻ 5 tháng tuổi các mẹ chỉ nên cho bé ăn thịt, tham khảo  bác sĩ nếu có ý định cho con dùng đồ tanh.

Trái cây

Trái cây chứa nhiều vitamin và trẻ 5 tháng là thời điểm có thể cho bé thử.

Ban đầu khi cho trẻ ăn trái cây, các mẹ có thể nấu chín, để đem lại chất dinh dưỡng tốt hơn hoặc cho con dùng ở dạng thô như bơ hoặc chuối. Nhưng mẹ nên nhớ tất cả những thực phẩm này phải nghiền nhuyễn thì bé ở giai đoạn 5 tháng tuổi mới có thể dùng được. 

 Rau

Một số loại rau củ như cà rốt, khoai tây và đu đủ có thể được cung cấp cho trẻ sơ sinh 5 tháng tuổi ở dạng nấu chín và nghiền nhuyễn để không bị lợ cợn.

Bột ngũ cốc/ yến mạch

Các mẹ thường sử dụng bột gạo để nấu cháo cho con, tuy nhiên bên cạnh bột gạo, các mẹ cũng có thể đổi vị cho con bằng bột yến mạch hoặc ngũ cốc nguyên chất để món ăn của các bé đa dạng hơn

Cách nấu bột ăn dặm cho trẻ 5 tháng tuổi

– bột nghiền mịn  10g hòa vào nước, khuấy đều tay cho bột không bị vón cục

– Thịt làm sạch, gỡ xươngsau đó băm hoặc xay nhuyễn

– Rau củ làm sạch băm và nghiền nhuyễn

– 1 muỗng cà phê dầu ăn

Chú ý đến thành phần nấu bột ăn dặm cho bé

Cách nấu:

Bước 1: Cho thịt vào nồi, đảo đều tay cho đến khi chín tới.

Bước 2: Đổ phần bột đã khuấy vào nồi, bật lửa nấu sôi.

Bước 3: Khi thấy nồi bột đã sôi, cho tiếp rau xanh, củ nghiền đã nghiền sẵn chuẩn bị vào đảo cùng.

Bước 4: Khoảng 5 phút sau, nồi bột bắt đầu chín, mẹ cho thêm phần dầu ăn đã chuẩn bị vào, khuấy đều tay rồi bắc ra.

Lưu ý không nấu quá chín sẽ làm mất hết chất dinh dưỡng có trong cháo.

Bước 5: Cháo chín, mẹ đổ ra bát nhỏ để nguội vừa là có thể cho bé dùng, không nên để nguội hẳn bé ăn sẽ mất ngon.

Hy vọng với những thông tin trên, các mẹ đã biết cách nấu bột ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi như thế nào để hợp với khẩu vị của bé. Các mẹ cũng có thể xem thêm thông tin về bột ăn dặm tại đây để có kỹ năng tốt nhất cho việc chăm sóc bé nhé! 

Kích thích 4 giác quan của bé theo cách nuôi con kiểu Nhật

Thực tế, người Nhật có rất nhiều phương pháp chăm con rất hay, giúp trẻ có một hệ thống phát triển ổn định và khỏe mạnh.

Dưới đây là cách phát triển 4 giác quan cho bé từ 0 đến 3 tháng của các bà mẹ Nhật:

1. Thị giác:

Dán những bức ảnh cảnh quan nổi tiếng trên thế giới xung quanh giường của bé. Từ đó giúp cho trẻ ngay từ khi mới sinh được thấy và tiếp xúc với một môi trường đầy hình ảnh lạ mắt và có màu sắc rực rỡ. Mẹ cũng có thể mua những đồ chơi có màu sắc tươi sáng rồi trưng ở kệ để thu hút bé.

Đối với trẻ dưới một tháng, nên cho trẻ quan sát những vật kẻ sọc màu đen, trắng trong 3 phút mỗi ngày và liên tục trong một tuần. Từ chưa đầy 5 giây, tự nhiên khả năng tập trung của bé sẽ tăng lên 60-90 giây. Tăng khả năng tập trung ở trẻ chính là nền tảng giúp trẻ học tập tốt sau này. 

2. Thính giác:

Nghe nhạc rất tốt cho khả năng tư duy của trẻ. Vì vậy, mỗi ngày bạn hãy bật cho bé nghe những bản nhạc nhẹ nhàng, âm lượng nhỏ. Mỗi lần nghe khoảng 15 phút hoặc 30 phút.

 

Cho bé nghe nhạc mỗi ngày

 

Hãy đặt bé nằm gọn trên hai đầu gối mẹ rồi nhẹ nhàng đung đưa bé theo nhịp của bản nhạc bằng cách đặt hai bàn tay của mẹ để giữ nách của bé, hơi nhấc lên mà không chạm vào đầu gối mẹ, sau đó lại hạ trẻ xuống một cách nhẹ nhàng.

Đặc biệt mẹ phải nói chuyện nhiều, nhỏ nhẹ với trẻ sơ sinh khi cho bé ăn, khi thay tã hoặc tắm cho bé. Nói về bất kỳ chuyện gì và liên tục lặp đi lặp lại để bé quen thuộc.

3.  Xúc giác:

Bạn cứ nghĩ khi mọi người nói chuyện bé sẽ không hiểu gì và không chú ý nhưng thật chất dù không hiểu, não của chúng vẫn ghi nhớ những gì mà bạn nói.

Sữa mẹ rất tốt cho việc tạo xúc giác cho bé. Khi bú bé sẽ dùng tay tìm ngực và tìm núm vú của mẹ. Bất kỳ trẻ nào lần đầu tiên bú mẹ cũng chạm không đúng vị trí cần bú và trẻ rất khó đưa ngậm đúng núm vú mẹ. Lúc đó mẹ phải dùng tay để giúp trẻ, nhưng khi bú quen, khi đã quen rồi thì bé sẽ biết chính xác vị trí cần bú.

Ngoài ra, các bà mẹ cũng có thể sử dụng ngón tay, khăn xô và chà nhẹ vào hàm trên, hàm dưới của bé. Trẻ sẽ biết liếm và cắn những thứ này, tạo cảm giác khi tiếp túc.

Hãy để trẻ nắm các ngón tay của mẹ. Trẻ có phản xạ nắm lấy mọi thứ ngay lập tức khi sinh ra nhưng phản xạ này sẽ mất đi một cách nhanh chóng khi bé lớn dần.

4. Vị giác:

Để cho bé thử các vị, mẹ hãy dùng khăn xô sạch rồi nhúng vào một ít nước lạnh, nước ngọt, nước có vị mặn, vị chua. Đây là cách kích hoạt khả năng nhận biết vị của bé rất tốt.

5. Khứu giác:

Cho bé ngửi hương thơm khác nhau của nhiều loại hoa. Càng cho trẻ ngửi các mùi thơm càng đa dạng, việc đó sẽ giúp khứu giác của trẻ càng nhạy bén hơn.

Việc kích thích mọi giác quan của bé sẽ giúp bé nhận thức rõ hơn, nhanh hơn. Tạo cho bé sự hiếu kỳ, muốn thử, muốn tìm tòi và khám những thứ mới mẻ. Phương pháp nuôi con kiểu này đều thuận theo tự nhiên, rất tốt cho sự phát triển toàn diện ở trẻ.
 

Bật mí thành phần thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi

Khi trẻ ở giai đoạn 7 tháng tuổi, sữa mẹ sẽ không còn khả năng cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể bé, mà cần phải cũng cấp thêm những món ăn dặm ở ngoài để giúp bé phát triển đầy đủ thể chất.

Vậy bài viết này sẽ bật mí những thành phần trong món ăn dặm để giúp các bà mẹ khỏi phải đắn đo mỗi ngày nên cho bé ăn gì hôm nay để không bị ngán, cũng như cung cấp đầy đủ thành phần cho bé nhé!

Thành phần các món ăn dặm

Thịt

Thịt là thành phần cung cấp chất đạm cho bé đầy đủ nhất, ngoài ra vì thịt dễ chế biến, cũng khiến bé không bị khó ăn. Chính vì vậy các mẹ có thể bồi dưỡng chất đạm cho bé thông qua những món cháo kết hợp với thịt bằm.

Ngũ cốc 

Ngũ cốc là thành phần có thể cung cấp cho cơ thể bé trở nên đầy đủ dưỡng chất hơn. Tuy nhiên các mẹ nên sử dụng ngũ cốc làm món ăn cho bé nên cẩn thận bởi không phải bé nào cũng phù hợp với các loại ngũ cốc, đôi khi có thể làm các bé bị dị ứng với thành phần của bột ngũ cốc, nên các mẹ hãy hết sức chú ý nhé!

Rau xanh

Ở thời điểm này, rất thích hợp để bé làm quen với các loại rau, cung cấp vitamin A cho bé. Hầu hết các loại ra thường không gây dị ứng cho bé. Tuy nhiên, khi chế biến hãy luộc rau cho thật mềm, sau đó xay nhuyễn để cho bé dễ ăn.

rau xanh rất tốt cho bé 7 tháng tuổi

Trái cây

Một thành phần rất quan trọng không thể thiếu cho bé là trái cây. Trái cây không những có nhiều vitamin mà còn là thứ dễ ăn nhất cho bé. Vì vậy, cần cung cấp nhiều trái cây cho bé, không những trong món ăn dặm mà còn cho bé ăn thêm ở ngoài, có thể xay nhuyễn như bột để bé dễ nuốt.

Cách nấu cháo ăn dặm cho trẻ 7 tháng tuổi 

1. Các thành phần thuộc về rau củ như rau ngót, rau dền xay, khoai tây, cà rốt, vắt lấy nước nấu cháo. Hoặc rau xay thật nhuyễn và thật nhỏ, cho thêm vào thành phần ăn dặm của bé.

2. Các thành phần về thịt và cá rửa sạch. Nếu là thịt thì băm nhuyễn, sau đó ướp gia vị tán đều trong nước sôi dùng nấu cháo cho bé, nếu là cá thì cần phải luộc chín và lọc lấy phần thịt ướp với gia vị, sau đó làm nhuyêxn cho bé dễ ăn.

3. Gạo xay nhỏ. Vo sạch, cho nước đã được chắt ra từ các thành phần dinh dưỡng vào nấu nhuyễn thành cháo.

4. Đợi cháo nhuyễn, cho những thành phần dinh dưỡng đã xay hoặc băm nhuyễn đã chuẩn bị sẵn, cho vào cháo nấu đun đợi sôi một lần nữa. 

5. Có thể thổi nguội và cho bé ăn rồi ạ. 

Như vậy, để chuẩn bị một thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi thật sự không quá khó đúng không các mẹ? Các mẹ có thể linh động để tìm ra những món ăn phù hợp, mới lạ để tìm ra các món ăn bé yêu thích và ăn thật ngon miệng. Hoặc các mẹ cũng thể xem thêm tại đây để biết thêm chi tiết thời gian biểu một ngày ăn của bé nhé!