Bên cạnh chế độ dinh dưỡng cho bà bầu, khi mang thai còn cần lưu ý những gì?

Ai cũng biết chế độ dinh dưỡng cho bà bầu là rất quan trọng bởi dinh dưỡng tốt mới đảm bảo sức khỏe cho mẹ và thai nhi. Nhưng để có một thai kì thật sự thoải mái và khỏe mạnh mẹ bầu còn cần rất nhiều yếu tố bên ngoài khác. 

Dưới đây là những lưu ý dành cho các bà mẹ tương lai để có một sức khỏe trong và sau quá trình mang thai thật tốt:

Lựa chọn áo ngực phù hợp

Hiện nay có rất nhiều thai phụ sau khi sinh con xuất hiện hiện tượng tuyến sữa tiết không đủ, thậm chí còn không có sữa, trong đó chủ yếu là phụ nữ thành phố, do thiếu sữa nên ảnh hưởng đến việc nuôi con, đó là một trong những vấn đề nghiêm trọng. Mà hiện tượng tuyến sữa tiết không đủ có liên quan rất lớn đến việc không bảo vệ bầu vú một cách hợp lý.

Sau khi mang thai, do tác dụng của những hormon sinh dục nữ và hormon sinh dục nam tiết ra rất nhiều từ nhau thai, và nhiều kích tô khác khiến cho ngực của chị em to lên trông thấy, đầu vú to ra, đậm màu…Lúc này thai phụ nên chọn loại áo mềm mại, kích cỡ vừa phải để nâng lấy bầu vú, kích cỡ của áo ngực cần thay đổi theo thời kỳ mang thai. Có những thai phụ thấy phiền phức nên không muốn thay áo ngực lớn hơn, có người lại sợ ngực to quá sẽ ảnh hưởng đến thẩm mỹ nên mặc loại áo nịt ngực thật chặt. Như thế khiến cho việc cung cấp máu cho bầu vú bị trở ngại, dẫn đến ngực phát triển không tốt, bài tiết tuyến sữa giảm gây ra hiện tượng ít sữa, thiếu sữa sau khi sinh.

Có những thai phụ lại không mặc áo ngực mà cứ để ngực tự nhiên sệ xuống, tưởng rằng như thế bầu vú sẽ không bị chèn ép, không ảnh hưởng đến sự phát triển của ngực, thực ra cách nghĩ này cũng sai lầm. Bàu vú của bà bầu sẽ bị sệ xuống nếu áo ngực không được cố định cũng như không giữ vững được bầu vú. Nguy hiểm hơn ngực sệ xuống còn có thể làm tuyến thể phần trên bầu vú bị kéo xuống và làm cho tĩnh mạch cũng như các tuyến hạch tuần hoàn không đều, từ đó có thể ảnh hưởng đến việc tiết sữa.

bên cạnh chế độ dinh dưỡng cho bà bầu, mẹ cũng nên lưu ý những yếu tố bên ngoài như áo ngực

Do đó, bà bầu cần chọn cho mình những loại áo ngực có kích cỡ vừa phải cũng như dễ dàng giúp mẹ bầu khám sức khỏe hoặc cho con bú. Những loại áo ngực có nút cài phía trước thì bà bầu có thể lựa chọn để mặc và cần nên thay đổi kích thước theo tuổi thai nhi. Bởi vì lúc này tuyến sữa cần phải được phát triển bình thường, không có sự gò bò quá mức. Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng cần chuẩn bị tốt việc cho con bú sau khi sinh nữa, mẹ nhé!

Giữ vệ sinh cho làn da

Thai phụ muốn có một làn da đẹp, cần chú ý vệ sinh làn da. Thông thường trong một ngày chỉ nên dùng sản phẩm rửa mặt vào các buổi sáng và tối, việc lựa chọn nhãn hiệu và tính chất của sản phẩm mỗi người mỗi khác. Còn những lúc khác, chỉ cần rửa mặt bằng nước ấm là được. Dùng sữa rửa mặt tốt nhất nên chọn loại trung tính, không gây kích ứng cho da.

Đương nhiên, nếu có trang điểm thì trước khi rửa mặt nhất thiết phải tẩy trang, sau đó mới dùng sữa rửa mặt rửa sạch, không nên để các chất bẩn, dầu và phấn trang điểm lưu lại trong lỗ chân lông, vì những thứ này sẽ làm cho da bị ngứa hoặc sinh ra những chứng bệnh về da. Sau khi rửa xong, cần bôi nước hoa hồng làm se lỗ chân lông và bổ sung nước cho da, sau đó bôi lên một lớp kem bảo vệ.

Chăm sóc bầu vú

Vú là cơ quan nuôi sữa sau khi sinh con, có ảnh hưởng quan trọng đối với sự phát triển bình thường của đứa trẻ, vì vậy thai phụ cần phải giữ gìn bầu vú thật tốt trong giai đoạn có thai.

Mỗi một bầu vú có từ 15 – 20 tuyến sữa, có lỗ thông với đầu vú. Mỗi tuyến lại chia thành hai bộ phận là nang tuyến và ống dẫn. Nang tuyến tiết ra sữa, đưa qua ống dẫn sữa ra ngoài. Giữa các tuyến sữa có nhiều tổ chức xơ, đệm và mỡ, bề mặt được một lớp da bao bọc.

Sau khi có thai, thân tuyến sữa bắt đầu lớn lên, bầu vú cương to dần, tuyến mỡ dưới da xung quanh vú cũng bắt đầu to phì ra. Lúc này không được nặn, bóp bầu vú, khi ngủ phải nằm nghiêng hay nằm ngửa, nằm sấp sẽ làm cho bầu vú bị đè ép. Thời kỳ này không được mặc áo ngực quá chặt, càng không được bó ngực.

ngoài chế độ dinh dưỡng cho bà bầu, mẹ nên chú ý chăm sóc bầu vú để có sữa ngay khi sinh

Cho đến những tháng cuối của thai kỳ, bầu vú to hẳn lên và bắt đầu chảy xuống, thai phụ không được thắt chặt áo ngực, để tránh làm ảnh hưởng đến sự phát triển của tuyến sữa, hoặc làm tắc tuyến sữa khiến tuyến sữa không thông sau khi sinh con. Thai phụ nên thường xuyên tắm, thay áo trong, giữ sạch bầu vú.

Trước khi sinh con khoảng ba bốn tháng phải thường xuyên rửa bầu vú bằng nước ấm. Như vậy vừa giữ vệ sinh cho bầu vú, đồng thời làm tăng sức bền của bề mặt lớp da núm vú chuẩn bị cho những lần mút sữa của trẻ sau khi sinh. Nếu đầu vú tụt sâu vào trong, khi rửa, có thể lấy tay kéo nhẹ đầu vú ra ngoài. Những đầu vú tụt sâu thường tích nhiều ghét bẩn, có thể rửa sạch trước những chất bẩn, làm cho đầu vú mềm đi. Sau đó lấy nước ấm và xà phòng rửa sạch.

Trong thời gian mang thai, nếu thấy đầu vú có những thay đổi bên ngoài hoặc bị dau khác thường nên kịp thời tìm bác sĩ chữa trị. Không nên chữa lung tung gây ảnh hưởng đến việc nuôi con bằng sữa mẹ. Ngoài ra cũng cần phải nhắc nhở rằng, có người thấy vú mình nhỏ bèn xoa thuốc kích thích vú phát triển, có người thấy vú to bèn uống thuốc giảm béo, dù là thuốc kích thích vú phát triển hay thuốc giảm béo đều chứa một lượng chất kích thích nhất định, dùng không đúng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của tuyến vú, vì thế không nên dùng.

Bảo vệ tim 

Bệnh tim là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến tử vong, vì thế thai phụ cần hết sức lưu ý bảo vệ tim. Do tổng lượng máu tuần hoàn của thai phụ tăng lên cùng với sự phát triển của thai nhi, khi bước sang tuần thứ 32 đến 34 thì lên đến đỉnh điểm, lượng máu tuần hoàn tăng lên từ 30 đến 45% làm cho gánh nặng của tim gia tăng lên rất nhiều; hồng cầu, natri và hydropexis trong cơ thể thai phụ vào thời kỳ mang thai giảm thiểu khiến cho nhịp tim đập nhanh hơn, lại thêm vào sức nặng của tử cung ép lên tim càng khiến cho tim phải làm việc nhiều hơn nữa. Vì thế, đối với những thai phụ bị bệnh tim, để không bị tâm lực suy kiệt, trong thai kỳ nên lưu ý những điểm sau:

Tránh làm việc quá sức: Thai phụ chú ý nghỉ ngơi, nhất là cần đảm bảo ngủ đủ giờ, mỗi ngày ngủ không nên ít hơn 10 tiếng.

Ăn uống hợp lý: Những thai phụ bị bệnh tim cần lưu ý kĩ hơn về chế độ dinh dưỡng cho bà bầu: cần ăn nhiều thức ăn có chứa protein, vitamin, hạn chế ăn nhiều mỡ, muối và quá nhiều nước. Lượng muối hấp thụ mỗi ngày nên hạn chế trong vòng 7g, khi ăn không nên ăn quá no để không ảnh hưởng đến chức năng của tim.

xây dựng chế độ dinh dưỡng cho bà bầu hợp lí để con sinh ra được khỏe mạnh

Không để bị cảm: Lây nhiễm đường hô hấp là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến suy tim, vì thế những thai phụ bị bệnh tim cần chú ý giữ ấm, phòng ở cần thông gió, nếu bị cảm thì cần chữa trị ngay.

Chú ý khám định kỳ: Nhất là khi xuất hiện sưng phù, thở dốc, đau tim v.v… cần tiến hành khám tiền sản, khi xuất hiện tâm lực suy kiệt nên nhập viện chờ sinh để tránh tử vong khi tim-bị suy yếu nhanh.

Các bà bầu nên lưu ý những điều này để sức khỏe không bị ảnh hưởng trong và sau quá trình mang thai. Ngoài ra, để tham khảo thêm về vấn đề xây dựng chế độ dinh dưỡng cho bà bầu, các mẹ có thể tham khảo tại đây.

Mẹo chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh và các loại bệnh thường gặp ở trẻ

Trẻ sơ sinh do cơ thể còn yếu nên sức đề kháng chưa đủ để có thể chống lại một số loại bệnh thường gặp. Nôn trớ là một biểu hiện thường thấy ở bé, vậy ngoài mẹo chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh thì còn các loại bệnh nào thường xuất hiện ở trẻ và cách chữa trị như thế nào ?

Mẹo chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh

Vì sao trẻ sơ sinh bị nôn trớ?

Trớ là một trong những triệu chứng thường gặp của giai đoạn sơ sinh, có thể do đặc điểm giải phẫu sinh lý hoặc do nuôi dưỡng không phù hợp gây ra, đồng thời có thể là triệu chứng chủ yếu của nhiều bệnh và dị tật đường tiêu hóa bẩm sinh. Nếu không được xử lý phù hợp thì trớ sẽ dễ bị lọt vào đường khí quản, gây ngạt thở cho bé hoặc gây viêm phổi có tính hít vào. Nguyên nhân chủ yếu gây ra trớ gồm có:

Mẹo chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh

a) Dạ dày của bé ở mức độ cân bằng, căng cơ tâm vị yếu, căng cơ hậu vị mạnh, dễ khiến cho tâm vị bị thả lỏng, làm thức ăn trong dạ dày trào lên khoang miệng.

b) Tế bào chất của đại não chưa phát triển hết, kiểm soát của trung khu thần kinh đối với trớ yếu, đồng thời dung lượng dạ dày nhỏ, dễ gây trớ.

c) Sau khi bé bị nhiễm lạnh cũng có thể bị trớ.

d) Nuôi dưỡng không phù hợp: nhiệt độ và nồng độ của sữa bình quá cao hoặc quá thấp cũng khiến bé bị trớ. Ngoài ra, sau khi bú sữa lại đặt bé nằm thẳng hoặc lật bé quá nhiều; hoặc khi nuôi bé bằng sữa ngoài, do lỗ ở đầu bình sữa quá to gây ra bệnh chảy sữa.

e) Liên quan đến bệnh tật: bé có thể bị bệnh nội ngoại khoa (như dị tật đường tiêu hóa hoặc phát triển không bình thường, bệnh có tính truyền nhiễm, hội chứng dưới hầu…), có thể là nguyên nhân gây ra trớ.

Mẹo chữa nôn trớ cho trẻ sơ sinh : giảm bớt những kích thích không cần thiết đối với bé, đặc biệt là sau khi vừa cho bé ăn, tránh làm bé khóc gây ra nôn trớ; để nửa thân trên của bé lên cao 30 độ, nằm nghiêng trái phải hoặc nằm với tư thế đầu hơi nghiêng bên phải.

Để tránh việc bé nôn trớ lọt vào đường hô hấp, gây ngạt thở hoặc viêm phổi mang tính hít vào và tránh chứng chảy sữa gây ngạt; cho ăn uống hợp lý, cố gắng kiên trì nuôi bé bằng sữa mẹ và cho lượng sữa mỗi lần ăn ít, tăng số lần cho ăn; nếu bé có bệnh nội, ngoại khoa, thì cần tích cực điều trị bệnh nguyên phát.

Bệnh mụn mưng mủ ở trẻ sơ sinh và cách phòng tránh

Bệnh mụn mưng mủ là một chứng viêm da thường gặp ở trẻ sơ sinh, nguồn gốc của bệnh là do khuẩn cầu nho, có màu vàng kim gây ra, thường gặp ở mặt, tứ chi và toàn thân; có đầu mủ màu trắng hoặc dịch mủ màu vàng bên trong mụn. Do rào cản tự nhiên của da trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện, mụn mủ cục bộ rất dễ khiến cho vi khuẩn gây bệnh thâm nhập vào máu, từ đó lây nhiễm cho toàn cơ thể.

Điều quan trọng trong phòng tránh bệnh mụn mưng mủ là chú ý vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, mỗi ngày tắm cho bé một lần, khăn tắm phải được giặt hàng ngày và khử trùng, quấn tã cho bé không nên quá chặt, nhiệt độ cục bộ quá cao có thể khiến bé khó chịu, khóc to, ra nhiều mồ hôi; vì thế khi tắm có thể giảm nhiệt độ bề mặt trên da, gia tăng tuần hoàn máu, mở lỗ chân lông, tránh có cặn tích tụ trên da, để da luôn sạch sẽ.

Mách mẹ mẹo chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh

Bên cạnh đó, nhiệt độ trong phòng nên ở mức 22-24 độ, độ ẩm là 55%-65%, mỗi ngày nên mở cửa thông gió 1-2 lần. Thường xuyên rửa tay và thay quần áo cũng như bỉm để đảm bảo quần áo luôn mềm mại và khô thoáng. Nếu thấy trên da bé xuất hiện mụn mủ thì cần kịp thời xử lý, tránh để bị lây lan ra toàn thân.

Cần khử trùng triệt để quần áo cho bé và dụng cụ cho ăn sữa, sau đó có thể dùng cồn để lau rửa mụn cho bé. Ví dụ như mụn đầu mủ màu trắng hoặc mủ màu vàng trong mụn thì có thể dùng kim vô trùng chọc mụn mủ, sau đó dùng bông tăm có tẩm cồn 75% nặn sạch mủ trong mụn, khi nào thấy mủ hình thành thì lấy ngay cồn 75% khử trùng và nặn mủ ra.

Những bé có mủ quá nhiều thì cách xử lý trên đây thường có thể chữa khỏi được; với những bé nghiêm trọng hơn hoặc đã để bị lây nhiễm ra toàn thân thì cần được đưa đến bệnh viện ngay.

Triệu chứng bị ngạt của trẻ sơ sinh

Triệu chứng bị ngạt của trẻ sơ sinh có thể được chia làm hai loại là ngạt mức độ nhẹ và ngạt mức độ nặng. Những bệnh nhân bị ngạt nhẹ thường có biểu hiện hít thở nông nhưng không đều hoặc không hít thở, tiếng khóc nhẹ hoặc khi bị kích thích mới khóc, da tím xanh, trẻ bị mất sức lực nhưng vẫn có thể duy trì sự căng cơ, phản ứng với kích thích khá yếu, nhịp tim bình thường hoặc hơi chậm, khoảng 80- 100 lần/phút.

Trẻ bị ngạt nặng thì có biểu hiện là không hít thở hoặc thì thoảng mới hít thở, nhịp tim dưới 60 lần/phút, thậm chí không nghe rõ nhịp tim. Nếu thai nhi trong tử cung bị thiếu dưỡng khí, cũng có thể là biểu hiện của ngạt thở, gọi đó là bị chèn ép trong tử cung hoặc bị ngạt trong tử cung, đa số thường xảy ra trước khi sinh vài ngày hoặc vài tiếng.

Mẹo chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh kèm theo đờm

Mới đầu người mẹ sẽ cảm thấy cử động của thai nhi tăng lên, tim thai nhanh hơn, khi bị thiếu dưỡng khí nghiêm trọng thì cử động thai nhi giảm, tim đập chậm, đôi khi cơ vòng hậu môn thai nhi giãn nở và đào thải phân su trong tử cung, khiến nước ối bị đục; khi màng ối rách thì nước ối đục chảy ra, thậm chí còn có thể đào thải ra phân su.

Bé sau khi sinh ra thường không khóc, hô hấp yếu, người bị ngạt nhẹ thì toàn thân tím tái, người bị nặng thì toàn thân trắng bệch, co giãn, đó chính là những biểu hiện của bị ngạt ở trẻ sơ sinh.

Chúc các mẹ sẽ thành công trong việc chữa trị bệnh thường gặp cho bé sau khi tham khảo thông tin ở trên nhé. Tham khảo thêm mẹo chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh kèm theo đờm tại link https://goo.gl/Y9RLCq

Điều chỉnh dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu như thế nào?

Thời kỳ đầu mang thai, thai phụ thường có thể phát sinh tình trạng tiêu hóa không tốt. Biểu hiện là buồn nôn, ngửi thấy mùi thức ăn thì sẽ muốn nôn ngay, không muốn ăn bất kỳ thức ăn gì. Vì sự phát dục của thai nhi, bạn nhất định phải nắm giữa phương án điều chỉnh dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu.

Phương pháp cân bằng dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu

Điều chỉnh chứng ăn uống không ngon

Rất nhiều thai phụ lo lắng không có cảm giác thèm ăn sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát dục của thai nhi. Thực tế, thai phụ không phải có sự lo lắng tâm lý quá nghiêm trọng, có thể thông qua các phương pháp như điều chỉnh chế độ ăn uống hoặc điều tiết tâm trạng để giải quyết tình trạng ăn không ngon.

Điều tiết ăn uống

Thai phụ khi ăn uống không ngon nên ăn ít một và chia thành nhiều bữa, chọn những thức ăn phù hợp, tránh các đồ ăn nặng mùi, tốt nhất ăn những thực phẩm nhẹ nhàng, dễ tiêu hóa, như các loại cháo, đậu tương, sữa bò và hoa quả.

Nên ít ăn những thức ăn ngọt và các loại thực phẩm hôi tanh dầu mỡ khó tiêu. Sau khi khẩu vị ăn uống được cải thiện, có thể tăng cường các thực phẩm có hàm lượng protein phong phú, như các loại thịt, cá tôm và các chế phẩm từ đậu. 

Xem ngay:” Bà bầu nên kiêng gì trong 3 tháng đầu” tại link https://goo.gl/TR68GV

Điều hòa tâm tính

Thai phụ cần đểm bảo tâm tính hài hòa, tránh phát sinh các sự việc không vui vẻ, vì bất cứ kích thích không tốt nào về phương diện tinh thần, đều có thể dẫn đến tiêu hóa không tốt. Thai phụ tốt nhất nên nghe những bản nhạc du dương hoặc hưởng thụ các tác phẩm nghệ thuật, để khiến cho tâm tính vui vẻ, tâm hồn thư thái.

Để tăng cường cảm giác ăn uống, thai phụ duy trì hoạt động thích hợp là không thể thiếu, mỗi ngày nên tản bộ, làm những công việc hoặc việc nhà phù hợp với khả năng, không chỉ có thể tăng cường khả năng tiêu hóa, còn có thể có lợi cho sinh trưởng và phát dục của thai nhi.

Chuẩn bị thức ăn vặt cho thai phụ

Thai phụ ở vào thời kỳ đầu của thai kỳ, nguyên tắc ăn uống phải là ăn ít và chia làm nhiều bữa, khi nào muốn ăn thì ăn, muốn ăn cái gì thì ăn. Vì thế, bên người thường có một số thức ăn vặt, cũng là cách đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng của thai phụ.

– Qủa hạnh đào: Công hiệu lớn nhất của quả hạnh đào là bổ não và kiện não. Ngoài ra, hạnh đào còn chứa phốt – pho lipit, có tác dụng tăng cường hoạt lực cho tế bào, tăng cường khả năng kháng thể, thức đẩy quá trình tạo máu và làm lành vết thương.

– Lạc: Gía trị dinh dưỡng cao của lạc có thể so sánh ngang với trứng gà, sữa bò, thịt nạc, hàm lượng protein cao tới 30%, hơn nữa dễ được cơ thể hấp thụ. Có người khi thích ăn lạc thường bỏ đi lớp vỏ bao bọc hạt, thực tế đây là một sai lầm, lớp áo mỏng màu hồng bọc ngoài của lạc có công năng bổ máu, thai phụ khi ăn lạc cần ăn cả lớp vỏ bọc.

– Hạnh nhân: Hạnh nhân có hiệu quả giảm khí, dừng ho, ngăn hen suyễn, nhuận tràng thông tiện. Đối với việc phòng tránh táo bón thai kỳ có tác dụng rất tốt, nhưng cũng không nên ăn quá nhiều.

– Qủa phỉ: Hàm chứa acid béo không bão hòa, đồng thời còn chứa phong phú các chất khoáng như phốt – pho, sắt, kali, còn có vitamin A, B1, B2, acid folic, thường xuyên ăn sẽ giúp sáng mắt, kiện não.

Bổ sung dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu

Nguyên tắc ăn uống của tháng mang thai thứ 3

Lúc này là thời gian quan trọng để thai nhi phát dục. Do vậy, thai phụ cần đặc biệt chú ý trong phương diện ăn uống, hằng ngày chế độ ăn uống nên có các loại sau:

  • Sử dụng các thực phẩm có hàm lượng protein phong phú, như thịt nạc, gan, gà, cá, tôm, sữa, trứng, đậu tương và các chế phẩm từ đậu, lượng hấp thụ protein vào cơ thể phải đảm bảo từ 80 – 100mg mỗi ngày.
  • Bảo đảm các hợp chất carbohydrate đầy đủ, loại thực phẩm này gồm có: Ngũ cốc, khoai tây, khoai tây ngọt, ngô…
  • Đảm bảo lượng chất béo thích hợp, chất néo mang tính thực vật càng thích hợp cho thai phụ sử dụng, như dầu cải, dầu lạc và dầu oliu.
  • Tăng cường hấp thụ lượng khoáng chất thích hợp, như sắt, canxi, kẽm, đồng, mangan, megie… trong đó canxi và sắt là 2 khoáng chất vô cùng quan trọng. Các thực phẩm có chứa hàm lượng canxi cao có sữa bò, trứng, đậu tương, các loại mỳ gạo và rau xanh.
  • Bổ sung vitamin, nên ăn nhiều rau xanh và hoa quả. Chú ý, rau xanh nhất định phải tươi, chất dinh dưỡng và vitamin trong các loại rau sấy khô, rau muối mà nấu quá kỹ đa phần đều bị tiêu hao đi nhiều.

Xem ngay: “Giải đáp thắc mắc của mẹ về các giai đoạn phát triển của thai nhi” tại link https://goo.gl/M1VHVR

Tăng cường các loại thức ăn bổ sung sắt thích hợp

Đối với thai phụ, nguyên tố cần thiết dễ thiếu hụt nhất chính là sắt. Hấp thụ sắt không đủ cũng dễ dẫn đến thiếu máu, điều này có thể tăng thêm nguy cơ khó sinh cho thai phụ. Đa phần thai phụ đều dùng các loại dung dịch uống để bổ sung sắt, nhưng thường trong giai đoạn đầu thai kỳ không cần phải sử dụng.

Hơn nữa, giai đoạn này nếu dùng các dung dịch bổ sung sắt để uống có thể khiến các phản ứng thai nghén trở nên nghiêm trọng hơn, phương pháp tốt nhất là bổ sung thông qua các loại thức ăn.

Các thực phẩm hàm lượng chứa lượng sắt cao gồm có: Cá, các loại hạt có vỏ, hàu, các loại đậu, các loại rau có màu vàng xanh, các loại tảo biển. Đồng thời với việc hấp thụ các thức ăn trên, tốt nhất nên ăn uống bổ sung phong phú các loại thực phẩm có chứa protein, vitamin B, C, bởi vì 3 chất này đều có lợi cho việc hấp thụ sắt của cơ thể.

Các loại gan tạng động vật không nên ăn quá nhiều

Trong gan tạng động vật ngoài lượng sắt phong phú, còn có lượng vitamin A dồi dào, thai phụ sử dụng thích hợp có tác dung tốt cho sự phát dục của thai nhi và sức khỏe bản thân, nhưng lại không phải là loại thực phẩm có ích lợi.

Nếu thai phụ ăn quá trọng lượng gan tạng động vật, có thể dẫn đến hấp thụ lượng vitamin A quá mức, từ đó dẫn đến thai nhi phát dục dị thường. Ngoài ra, gan tạng động vật còn là một cơ quan giải độc và là trạm trung chuyển độc tố lớn nhất của cơ thể động vật.

Nếu ăn quá nhiều trong thời gian dài, một số chất độc có thể ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi và thai phụ.

Dùng khoai tây nên cẩn thận

Khoai tây là một thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng rất phong phú được cả thế giới công nhận. Hàm lượng protein trong khoai tây đạt tới 18 loại amino acid mà cơ thể cần cung cấp. 

Là một loại protein ưu thế đối với sức khỏe. Hàm lượng protein trong nó có lượng lớn protein dạng keo, có thể dự phòng các bệnh tim mạch. Trong khoai tây có chứa vitamin B1, cũng là thực phẩm đứng đầu trong các loại thực vật. Nhưng thai phụ khi ăn khoai tây lại cần phải hết sức chú ý, cẩn thận.

Bởi vì, trong khoai tây có chất solanime, phân bố khá tập trung trong mầm khoai tây, những bộ phận bị biến màu xanh. Thai phụ nếu không thận trọng mà ăn phải khoai tây có mầm hoặc có phần biến thành màu xanh, có thể hấp thụ phải solanime.

Chất solanime có thể khiến cho trung khu thần kinh và hô hấp gặp trở ngại, kích thích niêm mạc dạ dày, cuối cùng dẫn đến trung khu hô hấp bị tê liệt. Càng nghiêm trọng hơn, chất solanime có kết cấu tương tự với các hormon giới tính như hormon nam, hormon nữ, progesterone.

Nếu ăn trong thời gian dài, lượng alkaloid lớn không hề bị giảm đi sau khi chế biến bằng phương pháp xào, nấu, luộc ở nhiệt độ cao. Hơn nữa, còn có thể tích lại trong cơ thể, ảnh hưởng không tốt với những thai phụ có xu hướng di truyền và mẫn cảm đối với alkaloid.

Vì thế, thai phụ nên chú ý không nên ăn quá nhiều khoai tây, đặc biệt là khoai tây đã mọc mầm hoặc ngoài vỏ bị biến màu xanh.

Nên định mức hấp thụ sơn tra phù hợp

Khi thai phụ đối mặt với những phản ứng thai kỳ như: Buồn nôn, nôn mửa, ăn không ngon, thích ăn những loại quả có tính ngọt. Vị ngọt của sơn tra rất dễ ăn, đồng thời có tác dụng hỗ trợ dạ dày tiêu hóa thức ăn, là một loại quả mà thai phụ rất thích ăn.

Nhưng sơn tra lại có tác dụng nhất định làm hưng phấn tử cung, có thể khiến cho tử cung co bóp mạnh. Nếu thai phụ ăn sơn tra hoặc các chế phẩm từ sơn tra quá lượng, có thể dẫn đến hiện tượng sẩy thai.

Vì thế, thai phụ có tiền sử sẩy thai hoặc có dấu hiệu sẩy thai, tuyệt đối kiêng kỵ không nên ăn sơn tra. 

Lưu ý

Thời kỳ mang thai nên hấp thụ lượng đường phù hợp: Có người gọi đường là “đường mạn tính”, vì nó có thể cung cấp lượng nước cho đại não, là nguồn năng lượng tốt nhất cung cấp cho đại não.

Nhưng thai phụ nếu hấp thụ lượng đường quá lớn, lại có thể gây tổn hại cho chức năng đại não, dễ dàng tạo thành các loại trở ngại chức năng đại não như thần kinh mẫn cảm, suy nhược thần kinh. Sau khi trẻ sinh ra sẽ khóc quấy nhiều, không thích uống sữa, cho cần thời gian mang thai nên hấp thụ lượng đường một cách có hạn định.

Lượng socola cần ăn có hạn chế 

Khi mang thai thai phụ có thể ăn socola, nhưng không nên ăn với mức quá nhiều. Theo nghiên cứu chứng minh, thời gian mang thai ăn socola sẽ sinh ra ảnh hưởng tích cực, sau khi trẻ sinh 6 thâng, những người mẹ ăn socola, con của họ thường có xuất hiện những phản ứng hành vi nhiều hơn.

Nhưng thai phụ ăn quá nhiều socola cũng gây nên hiện tượng đau bụng, có khả năng dẫn đến sảy thai, đặc biệt socola nhạt, hàm lượng chất béo càng nhiều, hơn nữa còn chứa khá nhiều các multi – acid (ăn quá nhiều có thể dẫn đến có thắt dạ dày hoặc gây tiêu chảy).

Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp các mẹ bầu xây dựng một thực đơn ăn uống phù hợp, đồng thời cân bằng lại chế độ ăn uống để bé luôn được cung cấp đủ các dưỡng chất trong những tháng đầu tiên trong bụng mẹ. Ngoài ra, các mẹ có thể đọc thêm dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu tại link https://goo.gl/hSgrhB

Mẹo chữa nôn trớ và các bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Cơ thể của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chưa hoàn thiện hoàn toàn, ảnh hưởng đến việc hấp thu dưỡng chất thiết yếu của trẻ, khiến trẻ thường xuyên mắc một số bệnh lý như chàm, tưa miệng hay nôn trớ. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến các bạn mẹo chữa nôn trớ và các bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Mẹo chữa bệnh chàm (Ezecma) ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ 

Chàm thể tạng là một loại bệnh viêm da thường gặp nhất. Bệnh thường gặp ở những trẻ có cơ địa dị ứng, nhạy cảm với những tác động bên ngoài của môi trường như thời tiết chuyển mùa, trong không khí có nhiều phấn hoa, bụi, nấm mốc…

Bệnh này có thể kèm theo bệnh hen. Những nghiên cứu gần đây về dị ứng cho thấy chàm thể tạng ở trẻ em có thể liên quan đến chế độ ăn của trẻ hoặc của mẹ trong thòi kỳ mang thai, đặc biệt là những bà mẹ và những trẻ sử dụng nhiều thức ăn chế biến sẵn vì trong các thức ăn chế biến sẵn hiện nay thường có thêm rất nhiều loại đạm công nghiệp do nhà sản xuất đưa vào để tạo thêm hương vị cho thức ăn.

Biểu hiện

Chàm thể tạng ở trẻ em thường bắt đầu vào khoảng từ 2 – 4 tháng tuổi (dân gian thường gọi là lác sữa). Bệnh thường biểu hiện đầu tiên ở mặt, bắt đầu là những mảng đỏ có mụn nước, những mảng này có ranh giới không rõ ràng. Sau đó, những mụn nước này tự vỡ ra hoặc do gãi, làm nước màu trong, dính chảy ra, sau đó nước vàng dần và khô lại thành vẩy. Khi vẩy bong da để lại lớp da đỏ hỏn, có thể thành vết xước gọi là “giếng chàm”. Trẻ ngứa dữ dội, gãi ngay cả lúc ngủ làm cho trẻ ở trong tình trạng bứt rứt khó chịu, hay quấy khóc. Nếu không được giữ gìn cẩn thận, vết xước có thể bị nhiễm khuẩn gây nguy hiểm cho trẻ.

Điều trị

Không nên cho trẻ vào viện vì dễ bị nhiễm khuẩn.

Khi vết chàm đang ở giai đoạn chảy nước có thể dùng bông hoặc gạc thấm nước muối sinh lý đắp lên trong khoảng 10-20 phút, cứ 3 giờ lại đắp một lần.

Có thể tắm nước ấm cho trẻ để đỡ ngứa.

Có thể bôi một số loại thuốc mỡ theo chỉ định của bác sĩ như mỡ chứa corticoid, mỡ làm tan chất sừng, hồ nước… để da đỡ dày, đỡ ngứa.

Nếu trẻ ngứa quá thì bác sĩ có thể cho uống thuốc chống ngứa như sirô phenergan 1%.

Cắt móng tay cho trẻ sạch sẽ để khi trẻ gãi đỡ làm tổn thương da.

Cho trẻ mặc quần áo mềm bằng sợi bông. Tránh các chất và vật dụng nhạy cảm với da trẻ.

Nếu bị nhiễm trùng bác sĩ thường cho trẻ dùng kháng sinh.

Dùng thêm vitamin tổng hợp, nhất là trong giai đoạn cấp tính.

Ngoài giai đoạn cấp tính, bạn có thể chữa cho trẻ theo các thầy thuốc Đông y có khá nhiều bài thuốc hiệu nghiệm.

Chế độ ăn

Tiếp tục cho trẻ bú mẹ.

Nếu trẻ ăn sữa bò thì nên cho trẻ ăn loại tách bơ 1/2 hoặc hoàn toàn.

Trẻ trên 5 tháng tuổi cho uống thêm sữa đậu nành.

Trẻ ăn dặm cần có chế độ ăn cân đối.

Tránh kiêng khem quá nhiều gây nên tình trạng suy dinh dưỡng, nhưng cũng tránh cho trẻ ăn uống xô bồ quá vì có thể gây dị ứng.

Khi muốn cho trẻ ăn một loại thức ăn mới cần để trẻ ăn thử với lượng ít một vì những trẻ này thường hay bị dị ứng.

Với trẻ trên 7 tháng tuổi, nên cho trẻ uống thường xuyên các loại nước mát có tác dụng giải dị ứng cho cơ thể như kim ngân hoa, bồ công anh, râu ngô, rau má, artiso, nước mía, nước dừa, đậu xanh, đậu đen…

Xem ngay: Mách mẹ nguyên nhân tại sao trẻ sơ sinh hay bị trớ

Mẹo chữa bệnh tưa miệng, viêm miệng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Nguyên nhân và triệu chứng

Trẻ bị tưa hoặc viêm miệng thường do hai nguyên nhân:

  • Do nấm

Bệnh tưa miệng là do nấm biểu hiện dưới dạng những đốm trắng như cặn sữa trong mồm. Toàn bộ chỗ mọc nấm màu đỏ, đụng vào đau khiến các cháu bé bỏ ăn. Hiện tượng này có thể xảy ra cả trong bộ máy tiêu hóa từ miệng tới hậu môn, biểu hiện

khác nhau của cơ thể. Sự mất cân bằng này có thể khiến nấm phát sinh gây tưa miệng và chính người mẹ cũng có thể truyền nấm này sang con khi sinh. Do đó, nhiều trẻ có thể bị tưa miệng do nấm Candida albicans ngay từ tuần đầu tiên sau sinh.

  • Do virút

Tưa miệng, viêm miệng có thể do virút gây ra khiến bên trong miệng của bé (má, lưỡi, lợi) có nhiều vết loét nhỏ, nằm dưới một lớp màng trắng. Khi màng trắng này bong ra, những vết loét càng đau rát làm cho bé không ăn được, vì việc tiếp xúc với thức ăn, là hậu môn của trẻ cũng đỏ, trẻ cũng có thể bị nôn.

Ngoài ra, có thể trẻ bị viêm đỏ ở bộ phận sinh dục. Một số nhà khoa học giải thích rằng trong quá trình người mẹ mang thai, sự thay đổi các hormon trong cơ thể gây mất cân bằng về các tổ chức vi thể dù là thức ăn lỏng, cũng làm bé đau. Hiện tượng này kéo dài khoảng 4-5 ngày. Trong thời gian mang bệnh, bé chảy nhiều nước dãi, miệng hôi và có thể sốt tới 40°C.

Đó chính là hai nguyên nhân khiến bạn vệ sinh răng miệng cho bé rất cẩn thận mà trẻ vẫn bị tưa miệng.

Chữa trị

+ Nếu trẻ bị tưa miệng do nấm

Nguyên tắc chữa trị là diệt nấm và kiềm hóa môi trường miệng vì loài nấm Candida phát triển trong môi trường axít. Việc chữa trị này thường đơn giản nhưng cần làm đều đặn, thường xuyên.

Bôi dung dịch natri bicacbonat 5% nếu có (nếu không có dạng dung dịch thì có thể pha một thìa cà phê natri bicacbonat dạng bột trong 100ml nước đun sôi để nguội). Thấm dung dịch này vào một miếng gạc sạch, rồi áp vào miệng hoặc quấn vào đầu ngón tay lau sạch vùng miệng cho trẻ sau các bữa ăn. Nếu cần thiết, bác sĩ sẽ kê đơn một loại kem chống nấm để bôi miệng cho trẻ.

Trong một số trường hợp, nếu trẻ bị kéo dài, biểu hiện viêm nhiều, bác sĩ có thể kê cho trẻ loại thuốc chống nấm. Ngoài ra, dân ta có kinh nghiêm dùng rau ngót rửa sạch, tráng bằng nước muối pha loãng rồi giã nhỏ, vắt lấy nước để lau miệng cho trẻ thay natri bicacbonat cũng có kết quả tốt. Để tránh trẻ bị đi bị lại, việc chữa trị này nên kéo dài trong khoảng 2 tuần.

Người mẹ đang cho con bú lúc này cũng cần phòng bệnh cho hai bầu vú vì vú mẹ cũng dễ bị nhiễm nấm gây viêm nhiễm đầu vú hoặc đứt cổ gà do nấm từ bé lây sang khi bé bú mẹ. Bạn cũng nên lau rửa sạch hai đầu vú và quầng vú bằng dung dịch muối natri bicacbonat sau khi trẻ bú xong. Trong trường hợp cần thiết, bạn cũng phải bôi thuốc chống nấm. Nếu bạn phải bôi thuốc chống nấm, bạn cần lau sạch vú trước mỗi lần cho con bú để tránh ảnh hưởng đến mùi vị của sữa mẹ.

Nếu trẻ bị viêm cả ở hậu môn và bộ phận sinh dục, bạn cần rửa hai lần/ngày (nhất là mỗi lần sau khi trẻ đi vệ sinh) bằng nước sạch, có pha chút thuốc sát trùng. Sau đó, bạn cần lau khô rồi có thể bôi cho trẻ một loại kem chống nấm hoặc xanh methylen. Kinh nghiệm dân gian thường rửa hậu môn và bộ phận sinh dục của trẻ bằng nước chè xanh, hoặc chè mạn, hoặc lá trầu không đun sôi để nguội. Bạn cần lưu ý rửa sạch lá trước khi đun.

+ Nếu nguyên nhân do virút    

Bạn cần vệ sinh miệng cho trẻ sạch bằng cách lau miệng bằng gạc thấm nước muối sinh lý chín phần nghìn sau các bữa ăn. Sau đó có thể bôi cho trẻ một loại thuốc bôi miệng phù hợp theo ý kiến của bác sĩ.

Chế độ ăn cho trẻ bị tưa miệng

Viêm miệng, tưa miệng gây đau miệng nên trẻ thường khó ăn. Với bé bú sữa mẹ, bạn nên dỗ cho con bú thành nhiều lần, mỗi lần một ít. Với trẻ ăn dặm, bạn nên cho trẻ ăn các thức ăn mềm hoặc loãng như cháo, bột, súp. Các loại hoa quả nên xay nhuyễn hoặc xay thành nước. Bạn cho trẻ ăn ít một, thức ăn để nguội và ăn làm nhiều bữa giúp trẻ bớt đau.

Nếu trẻ bị viêm nhiều và quá đau khi ăn, bạn có thể hỏi bác sĩ một loại gel bôi miệng có tác dụng giảm đau tức thì phù hợp với lứa tuổi để bôi cho trẻ trước mỗi bữa ăn. Theo kinh nghiệm dân gian, bạn nên cho trẻ uống thêm một số loại nước làm mát cơ thể như nước đậu xanh, đậu đen, hạt sen, nước mía… Khi bé bị bệnh, tránh để bé tiếp xúc với các bé khác.

Mẹo chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Nguyên nhân khiến bé hay nôn trớ

Nôn trớ là bệnh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nguyên nhân chủ yếu của nôn trớ là do đường ruột chưa phát triển hoàn toàn nên gây ra tình trạng ọc sữa hay còn gọi là nôn trớ.

Nếu lâu lâu bé mới bị nôn trớ thì mẹ chỉ cần thay đổi tư thế ngồi hay bế của bé. Còn nếu tình trạng nôn trớ đi kèm với các triệu chứng như sốt, tiêu chảy, đau bụng, quấy khóc thì đa phần đều do đường ruột chưa thích ứng với lượng sữa (hoặc thức ăn) bé hấp thụ hoặc cũng có thể do bé ăn quá no hơn mức quy định. Cha mẹ cần phải theo dõi trẻ thường xuyên và xác định xem tình trạng bệnh của trẻ có nguy hiểm không để có thể đưa trẻ đi khám bác sĩ kịp thời.

Nếu trẻ nôn trớ kèm sốt và tiêu chảy thì có thể trẻ bị các bệnh về tai mũi họng hay bệnh viêm đường ruột, viêm não hoặc cũng có thể trẻ bị cảm nóng hay lạnh. Còn nếu trẻ bị nôn trớ nhưng không sốt và cũng không muốn ăn uống gì, bị đau bụng dữ dội, không đi tiêu được hay đi tiêu có ra chút máu thì có thể bé đang bị lồng ruột, đau ruột thừa. Lúc này, cha mẹ cần đưa bé đi cấp cứu ngay, để chữa trị và tránh trường hợp xấu xảy ra.

Cách chữa trớ sữa ở trẻ sơ sinh

Nếu trẻ dưới 2 tuổi thì mẹ vẫn nên cho trẻ bú sữa mẹ. Vì sữa mẹ là sữa cho trẻ sơ sinh tốt nhất. Nếu mẹ thuộc một trong những trường hợp không thể cho trẻ bú sữa mẹ (như mẹ không đủ sữa, mẹ bị bệnh,…) thì mẹ có thể cho trẻ uống sữa công thức với những dưỡng chất thiết yếu giúp giảm nôn trớ ở trẻ, hỗ trợ hệ tiêu hóa ở trẻ một cách tối ưu. 

Hiện nay, Vinamilk với dòng sữa Optimum Comfort với công thức Opti-Care, được chứng nhận y tế, giúp trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ giảm các triệu chứng nôn trớ hay quấy khóc, tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch của trẻ một cách tối ưu.

Bên cạnh đó, mẹ cũng không nên cho trẻ bú hoặc ăn quá nhiều, quá no, quá nhanh hoặc quá chậm.

. Nếu mẹ đang cho trẻ bú bình thì mẹ nên kiểm tra núm vú một cách cẩn thận, kiểm tra tốc độ chảy nhanh hay chậm của núm vú. Bởi vì đây cũng là một trong những nguyên nhân khiển trẻ bị nôn trớ.

. Khi cho trẻ bú hoặc ăn, mẹ cần bế trẻ hay cho trẻ ngồi đúng tư thế.

. Không nên cho trẻ nằm ngay sau khi ăn. Sau khi ăn, mẹ nên bế trẻ ở tư thế đầu cao khoảng chừng 10-20 phút. Bên cạnh đó, mẹ nên một tay đỡ lưng trẻ, một tay vỗ nhẹ nhàng lên vùng lưng của trẻ. Động tác này sẽ giúp trẻ ợ được hơi, giảm khả năng nôn trớ ở trẻ.

Xem ngay: Trẻ sơ sinh hay bị ọc sữa: Cách khắc phục hiệu quả từ cơ chế “làm sánh sữa” 

Hy vọng qua bài viết “Mẹo chữa nôn trớ và các bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ”, cha mẹ đã biết thêm những thông tin hữu ích về mẹo chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh hay chữa chàm, tưa miệng ở trẻ nhỏ.

Tìm hiểu về công dụng và chất lượng của sữa Dielac Alpha

Hiện nay, thương hiệu sữa Vinamilk dành cho trẻ đang được nhiều bà mẹ tin dùng vì chất lượng và sự uy tín cao, đặc biệt là dòng sữa Dielac Alpha với những dưỡng chất “vàng” thiết yếu dành cho bé. Bên cạnh đó, một số bà mẹ vẫn còn lo lắng trước câu hỏi “Sữa Dielac Alpha có tốt không?”. Hiểu được điều đó, chúng ta cùng xem bài viết dưới đây để tìm hiểu các thông tin về công dụng và chất lượng của sữa Dielac Alpha.

Sữa Dielac Alpha có tốt không?

Sữa Dielac Alpha của Vinamilk hiện nay có 02 dòng chính là Dielac Alpha và Dielac Alpha Gold.

1.  Sữa Dielac Alpha Gold cho con bạn sự phát triển trí não toàn diện

Một đôi mắt sáng, một não bộ khỏe mạnh là yếu tố quan trọng nhất đối với sự phát triển của trẻ nhỏ. Sữa Dielac Alpha Gold là dòng sữa dành cho trẻ từ 0-6 tuổicung cấp đầy đủ, đa dạng các dưỡng chất cho sự phát triển não bộ của trẻ.

Sữa bao gồm Axit Anpha- linoleni, axit linolenic, Taurin, Cholin, Sắt, DHA và ARA kết hợp với Lutein sẽ tạo ra nguồn dưỡng chất bổ sung không thể thiếu cho sự phát triển não bộ, võng mạc mắt, giúp trẻ nhanh nhạy và tăng khả năng nhận biết, tiếp thu, ghi nhớ. Sữa được bổ sung hàm lượng DHA theo đúng tiêu chuẩn của tổ chức FAO/WHO thế giới, có tác dụng hỗ trợ quá trình phát triển trí não của trẻ nhỏ.

Sữa Dielac Alpha giúp trẻ phát triển não bộ

Ngoài ra sữa còn được bổ sung một lượng lớn các axít béo omega 3, omega 6, ARA, taurin được chứng minh hình thành và phát triển các tế bào thần kinh, bảo vệ võng mạc. Đặc biệt, sữa được bổ sung thêm chất Cholin là thành phần quan trọng nhất của màng tế bào thần kinh, tăng khả năng nhận thức ở trẻ. Uống Sữa dielac alpha thường xuyên sẽ kích thích não bộ và các giác quan trẻ phát triển tốt hơn. Cho trẻ hệ thần kinh minh mẫn, giúp tiếp thu thế giới quan và học tập tốt.

2. Sữa Dielac Alpha Gold tăng cường sức đề kháng của trẻ

Trẻ nhỏ trong giai đoạn từ 2-6 tuổi mọi cơ quan còn rất non nớt dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường dẫn đến mắc các loại bệnh truyền nhiễm gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của trẻ.

Khi cho trẻ uống sữa Dielac Alpha Gold bạn sẽ hoàn toàn yên tâm về sức đề kháng do trong sữa có chứa hàm lượng lớn sữa Non Colostrum, loại sữa được vắt từ bò mẹ sau sinh 48 giờ với tỉ lệ cao vi chất như kẽm, Selen, vitamin A, D3, C và các chất đề kháng giúp tăng khả năng miễn dịch, phòng chống tối đa mọi loại bệnh tật có thể phát triển trên cơ thể trẻ. 

Sữa Dielac Alpha Gold tăng cường sức đề kháng cho trẻ

Sữa được bổ sung một lượng đáng kể sữa non Colostrum. Đây là loại sữa quý được lấy trong vòng 48 giờ vàng sau khi bò mẹ tiết sữa. Sữa non chứa nhiều kháng thể giúp trẻ có khả năng chống lại bệnh tật. Đặc biệt là các bệnh nhiễm khuẩn.

3. Sữa Dielac Alpha giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh

Hệ chất xơ hòa tan Inulin-Oligo Fructose có nguồn gốc từ thực vật hỗ trợ hệ tiêu hóa cho trẻ. Giúp hệ vi khuẩn có lợi đường ruột  phát triển mạnh. Các chất dinh dưỡng dễ dàng hấp thu. Không gây táo bón hay khó tiêu. 

Sữa Dielac Alpha Gold của Vinamilk sẽ giúp bé yêu của mẹ tăng cường hệ tiêu hóa nhờ chứa chất xơ tiêu hóa hòa tan Oiligofructose Saccharides (FOS). 

Công dụng của sữa Dielac Alpha

FOS là prebiotic – nguồn thức ăn cho các vi sinh vật có lợi ký sinh trong đường ruột, giúp chúng tăng trưởng và phát triển mạnh mẽ hơn, từ đó cải thiện hệ tiêu hóa. Những tác dụng hữu ích của FOS với sức khỏe hệ tiêu hóa.Những công dụng vẫn được biết tới của FOS bao gồm:

• Cải thiện tần suất đi tiêu và làm mềm phân, phục hồi vi khuẩn có lợi nhờ làm tăng lượng Bifidobacteria có ích.

• Giảm táo bón, kích thích nhu động ruột, cải thiện sức khỏe ruột

• Đóng vai trò như một cái bẫy bằng cách mô phỏng các thụ thể ở ruột có ái lực với các vi khuẩn gây hại, tránh để các hại khuẩn này gắn với niêm mạc ruột gây nên các bệnh về dạ dày.

4. Những công dụng khác của sữa Dielac Alpha Gold

• Bổ sung gấp ba DHA, gấp đôi Cholin (*), và Lutein từ DSM Thụy Sĩ, hỗ trợ trí nhớ tốt, bé thông minh. Kết quả lâm sàng cho thấy khả năng ghi nhớ của trẻ ở nhóm sử dụng Dielac Alpha Gold cao hơn 18% so với nhóm chứng

• Canxi và Phốt pho thích hợp, cùng với hàm lượng Vitamin D3 cao, Vitamin K, Magiê giúp hệ xương và răng của trẻ chắc khỏe, phát triển tốt về chiều cao.

• Giàu các chất dinh dưỡng và vitamin, khoáng chất cần thiết cho sự phát triển thể chất cho trẻ trong giai đoạn này. Kết quả lâm sàng cho thấy cân nặng của trẻ ở nhóm sử dụng Dielac Alpha Gold tăng cao hơn 45% so với nhóm chứng (P<0,05)

• Với sữa non Colostrum là sữa bò được vắt ra trong 48 giờ đầu sau khi sinh chứa rất nhiều kháng thể và các vi chất Kẽm, Selen, Vitamin A, D3, C, giúp tăng cường sức đề kháng, bảo vệ trẻ luôn khỏe mạnh, giúp chống lại các bệnh nhiễm khuẩn khi tiếp xúc nhiều hơn với môi trường xung quanh.

Với những thông tin trên đây đã giúp mẹ giải đáp được câu hỏi:”Sữa Dielac Alpha có tốt không?“, mẹ hãy yên tâm dùng sữa Dielac Alpha Gold để giúp bé yêu tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa, từ đó hấp thu tốt và nhanh chóng tăng cân, tăng chiều cao và khỏe mạnh nhé!

Sữa bầu nào tốt nhất có nguồn gốc ngoại nhập?

Bên cạnh sữa nội, thời nay, các mẹ bầu cũng rất chuộng các dòng sữa ngoại. Dưới đây chính là 5 sản phẩm sữa bầu nào tốt nhất từ nước ngoài, được các mẹ bầu yêu thích và tin dùng.

5 dòng sữa cho bà bầu được đánh giá cao nhất có nguồn gốc ngoại nhập.

Tại thị trường sữa Việt hiện nay, bên cạnh những dòng sữa nội thì cũng có nhiều loại sữa ngoại nhập đang gây sóng gió thị trường. Các mẹ bầu chuộng sử dụng hàng ngoại thì có thể sử dụng những loại sữa dưới đây.

1. Sữa XO Hàn Quốc

Sữa bầu nào tốt nhất từ Hàn Quốc

Sữa bầu nào tốt nhất từ Hàn Quốc? Sản phẩm sữa XO khá đến từ Hàn Quốc đã nổi tiếng từ lâu. Trải qua nhiều năm trên thị trường, dòng sữa này vẫn được người tiêu dùng tin tưởng sử dụng vì cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho bà bầu và thai nhi cũng như có mức giá hợp với mọi bà bầu. Trong thành phần của sữa XO bổ sung hàm lượng sắt cao hơn gấp 20 lần sắt trong sữa bò giúp giảm nguy cơ thiếu máu cho mẹ bầu. Lượng nucleotic và beta carotene giup tăng cường hệ miễn dịch cho thai phụ và thai nhi. Hơn thế nữa, khi uống 1 ly sữa XO, các mẹ bầu có thể bổ sung 750mg canxi giúp cho hệ xương của thai nhi được chắc khỏe. Đặc biệt, loại sữa này có hương vị khá dễ uống nên được nhiều mẹ bầu yêu thích và tin dùng trong suốt thai kỳ.

2. Sữa Picot Maman

Sữa bầu nào tốt nhất từ Pháp?

Cái tên tiếp theo nằm trong danh sách đó là sản phẩm sữa bầu Picot Mama đến từ Pháp. Đây là một loại sữa bột nội địa Pháp được nhiều mẹ bầu ở Pháp tin dùng. Khi nhập về thị trường Việt Nam, loại sữa này cũng được nhiều bà bầu hưởng ứng và sử dụng. Trong thành phần của sữa Picot có chứa DHA, Probiotic, chất xơ, axit folic, sắt, canxi, chất béo, những thành phần dinh dưỡng thiết yếu cho cả thai phụ và thai nhi. Dòng sữa này được sản xuất theo quy trình hiện đại và nghiêm ngặt, đáp ứng đủ tiêu chuẩn quốc tế nên các mẹ bầu không cần lo mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng. Không chỉ được nhiều mẹ bầu ở Pháp, mà các mẹ bầu trên thế giới đều tin tưởng sử dụng loại sữa Picot Mama cho phụ nữ mang thai.

3. Anmum Materna

Sữa bầu nào tốt nhất về giá

Sữa bầu nào tốt nhất và có giá cả phải chăng? Đến từ New Zealand, sữa bầu Anmum Materna nhận được đánh giá cao từ các chuyên gia và người tiêu dùng vì là nguồn sữa sạch, có hương vị thơm ngon và giá thành không quá cao. Chỉ mới xâm nhập vào thị trường sữa bầu Việt Nam từ năm 2003 nhưng dòng sữa này đã khẳng được vị trí của mình, trở thành một trong những loại sữa bầu hàng ngoại nhập được yêu thích và nhiều người sử dụng nhất. Thành phần của sữa đáp ứng đầy đủ chất dinh dưỡng để các mẹ bầu khỏe mạnh và giúp nuôi dưỡng thai nhi một cách hoàn thiện nhất.

Ngoài những dòng sản phẩm này ra, các mẹ bầu cũng có thể tham khảo một số dòng sữa bột cho bà bầu tốt nhất khác tại đây để có thêm lựa chọn. Hy vọng bài viết này sẽ giúp các mẹ bầu mua được những loại sữa tốt để sử dụng.

4. Frisomum Gold

Sữa bầu nào tốt nhất

Sữa bột FrisoMum Gold là sữa bầu tốt cung cấp đủ Axit Folic, Canxi và Sắt – những dưỡng chất thiết yếu cần có và quan trọng để đáp ứng nhu cầu tăng cao của mẹ trong suốt thai kỳ và sau sinh của mẹ. Với hệ dưỡng chất cải tiến Synbiotics là sự kết hợp của Prebiotics FOS và Probiotics Bifidobacterium BB-12®, Lactobacillus casei CRL-431®, giúp tăng cường chức năng bảo vệ của màng nhầy ruột, ngăn ngừa vi khuẩn xấu bám vào thành ruột. Synbiotics còn giúp sản xuất các chất tiêu diệt vi khuẩn xấu và kích hoạt các kháng nguyên, phản ứng miễn dịch của cả mẹ và bé.

Nucleotides cần thiết cho sự phát triển hệ miễn dịch của trẻ, giúp trẻ tăng cường sức đề kháng. Thêm vào đó, Prebiotics là chất xơ tự nhiên, kích thích hệ vi khuẩn đường ruột ngăn ngừa các vi khuẩn gây bệnh, điều hòa nhu động ruột và phòng ngừa táo bón xảy ra ở mẹ bầu. Selen là nguyên tố vi lượng có vai trò tăng cường hệ miễn dịch cho cả mẹ và thai nhi, hạn chế bệnh tật trong suốt thai kỳ. Beta-caroten là tác nhân chống ôxy hóa mạnh, giúp tăng cường sức đề kháng cho người mẹ khi mang thai và cho con bú.

Ngoài ra, DHA và AA là những axít béo rất quan trọng để hình thành cấu trúc và chức năng não bộ của thai nhi. Cholin là thành phần hỗ trợ hình thành tế bào thần kinh, cần thiết cho sự phát triển não bộ của thai nhi. Giàu đạm và năng lượng: đáp ứng nhu cầu gia tăng của người mẹ trong suốt thời kỳ mang thai và cho con bú.

5. Enfamama A+

Sữa bầu nào tốt nhất

Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh, não trẻ bắt đầu phát triển khoảng từ tuần thứ 8 và giai đoạn trí não phát triển nhanh nhất trong khoảng giữa thai kỳ tới 18 tháng sau khi sinh. Trong giai đoạn này, sự can thiệp bằng dinh dưỡng đặc biệt quan trọng với sự phát triển trí não trẻ. Sữa bột dinh dưỡng EnfaMama A+ 400g với hương chocolate ngọt ngào, không quá béo, các mẹ có thể hoàn toàn yên tâm khi con mình được chăm sóc tốt ngay từ trong bụng mẹ.

Bổ sung DHA là thành phần chính giúp hình thành cấu trúc và chức năng của não bộ trẻ trong suốt 3 tháng cuối thai kỳ và sau khi sinh, giúp trẻ phát triển thị giác và chức năng nhận thức. Choline là dưỡng chất quan trọng hỗ trợ phát triển não, giúp tổng hợp acetylcholine và chất dẫn truyền thần kinh quan trọng liên quan đến trí nhớ và khả năng học hỏi sau này. Các vi chất bao gồm Kẽm, Sắt, I-ốt, axit Folic, Vitamin B12 hỗ trợ hình thành và phát triển não thai nhi.

Hơn thế nữa, Enfamama A+ đáp ứng đủ Axit Folic giúp ngăn ngừa nguy cơ dị tật ống thần kinh ở thai nhi, Sắt đóng vai trò quan trọng trong sự tạo thành tế bào hồng cầu giúp vận chuyển Oxy đến các bộ phận của cơ thể cho phụ nữ mang bầu cũng như thai nhi và Canxi giúp xương và răng trẻ phát triển chắc, khỏe.

Sữa bầu nào tốt nhất cho mẹ bầu trong suốt thai kỳ?

Thực đơn ăn dặm chuẩn khoa học và sữa tốt cho bé 1 tuổi

Chúng tôi xin chia sẻ thực đơn ăn dặm chuẩn khoa học và sữa tốt cho bé 1 tuổi mời các mẹ tham khỏa để nuôi con thành công nhé!

Bảng chủng loại thực phẩm dành cho bé 1 tuổi

SỮa cho bé 1 tuổi

  4-6
tháng tuổi
7-8
tháng tuổi
9-11
tháng tuổi
12-15
tháng tuổi
Gạo

 

Ăn được: Gạo tẻ, gạo nếp.

Lưu ý: Yến mạch, tiểu mạch, gạo cẩm vào cuối tháng tuổi thứ 5 mới nên cho trẻ ăn bổ sung.

 

Ăn được: Với trẻ không bị dị ứng, đại mạch, ngô nên cho trẻ ăn sau 1 tuổi.

Lưu ý: Gạo lứt phải xay nhỏ, lọc kỹ mới cho ăn.

 

Ăn được: Đậu đỏ và hầu hết thực phẩm ngũ cốc đều dùng được.

Lưu ý: Có thể cho trẻ ăn gạo lứt nếu không có hiện tượng bị dị ứng.

Ăn được: Hầu hết các loại ngũ cốc bao gồm cả gạo lút Lưu ý: Nếu có hiện tượng bị dị ứng, hãy cho trẻ ăn gạo lứt muộn hơn.

 

Rau xanh

Ăn được: Khoai tây, khoai lang, bí đỏ, bắp cải, súp lơ xanh, bí ngòi.

Thận trọng: Cải bó xôi, cà rốt, củ cải, hành, cải trắng, dưa chuột phải gọt bỏ vỏ, bỏ ruột.

 

Ăn được: Các loại nấm, ngó sen, phải xay nhuyễn vì hàm lượng xơ thô trong những loại thực phẩm này tương đối nhiều. Ăn được: Hầu hết các loại rau củ. Ăn được: Hầu hết các loại rau xanh.
Trái cây

Ăn được: Táo tây, lê, dưa hấu.

Thận trọng: Chuối tiêu phải dùng thìa nạo nhỏ phẩn giữa quả chuối cho trẻ ăn.

Ăn được: Hồng.

Thận trọng: Cam, quýt, chỉ nên cho trẻ ăn sau 9 tháng tuổi.

Ăn được: Nho (nước ép), dưa bở, mận, mơ. Cam, quýt, đào có thể cho trẻ ăn nếu trẻ không bị dị ứng. Ăn được: Hầu hết mọi loại trái cây như cà chua, dâu tây, đào…
Các loại
thịt
Ăn được: Thịt gà, nước thịt bò. Ăn được: Thịt bò, thịt gà (thịt nạc). Không cho dẩu Ăn được: Thịt bò, thịt gà… Ăn được: Thịt nạc các loại.

tươi

 

Độ tuổi này thức ăn chính của trẻ là sữa mẹ. Ăn được: Các loại cá thịt trắng như cá chép, cá điêu hống, cá quả… Cá cơm có thể cho trẻ ăn vào cuối giai đoạn trẻ được 8 tháng tuổi, nhưng lưu ý xử lý kỹ cho hết mặn. Ăn được: Cá tươi thịt đỏ như cá hổi… Cho trẻ ăn tôm, cua, trai, ngao… nếu không bị dị ứng. Ăn được: Hầu hết các loại thịt.
Trứng gà

 

Độ tuổi này thức ăn chính của trẻ là sữa mẹ.

Ăn được: Lòng đỏ trứng gà. Không được ăn lòng trắng. Ăn được: Lòng đỏ trứng gà. Ăn được: Cả lòng trắng lẫn lòng đỏ.

 

Đậu và các chế phẩm từ đậu

 

Đậu và các chế phẩm từ đậu

Ăn được: Đậu phụ, đậu nành, đậu côve Sữa đậu nành sau 6 tháng tuổi. Ăn được: Hầu hết các loại đậu Ăn được: Hẩu hết các loại đậu
Sữa bò Ăn được: Sữa mẹ Ăn được: Sữa mẹ và sữa bột pha theo công thức. Ăn được: Sữa mẹ và sữa bột pha theo công thức. Ăn được: Sữa tươi

Loại

hạt vỏ

cứng

Loại

dầu

mỡ

 

Ăn được: Táo, hạt dẻ Ăn được: Vừng sau 8 tháng tuổi Ăn được: Dầu ôliu, dầu mè Không ăn các loại dầu đậu nành Ăn được: Đậu lửa sau 3 tuổi

 

Số bữa ăn hằng ngày của bé 1 tuổi

Sữa cho bé 1 tuổi

– 5-6 tháng tuổi: Bú mẹ là chính +1-2 bữa bột loãng và nước trái cây.

– 7-9 tháng tuổi: Bú mẹ 4-2-3 bữa bột đặc + nước quả hoặc trái cây nghiền.

– 10-12 tháng tuổi: Bú mẹ + 3-4 bữa bột đặc + trái cây nghiền.

– 13-24 tháng tuổi: Bú mẹ + 4-5 bữa cháo + trái cây

– 25-36 tháng tuổi: 2 bữa cháo hoặc súp + 2-3 bữa cơm nát + sữa bò hoặc sữa đậu nành + trái cây

– Từ 36 tháng tuổi trở đi: Cho trẻ ăn cơm như người lớn nhưng thức ăn nấu riêng, nên cho thêm 2 bữa phụ bằng cháo, phở, bún, súp hoặc sữa…

Đặc biệt cần chú ý đổi món liên tục cho trẻ và cho trẻ ăn những món ưa thích.

Sữa tốt cho bé 1 tuổi

SỮa tốt cho bé 1 tuổi

Sữa mẹ là sữa tốt cho trẻ 1 tuổi. Trong giai đoạn từ 0-6 tháng tuổi, không cần cho trẻ ăn thêm bất cứ thứ gì, bởi lúc này bộ máy tiêu hóa của trẻ chưa hoàn chỉnh, nhu cầu dinh dưỡng là rất lớn, chỉ có sữa mẹ là thức ăn lí tưởng đáp ứng được. Đối với trường hợp bất khả kháng mà trẻ không được nuôi bằng sữa mẹ, thì cho trẻ bú các loại sữa bột pha theo công thức.

So với sữa bò, sữa mẹ ưu việt hơn nhiều, bởi sữa mẹ cho năng lượng cao hơn sữa bò. Chất đường trong sữa mẹ có nhiều lactose gấp hai lần sữa bò, cần thiết cho sự phát triển của thần kinh và giúp các vi khuẩn có ích trong đường ruột phát triển. Chất bột đường là nguồn cung cấp năng lượng, nên trẻ bú sữa mẹ tăng cân nhanh hơn bú sữa bò. Chất béo trong sữa mẹ có vai trò là chất chuyên chở những vitamin tan trong chất béo như vitamin A và D, cùng với axit béo thiết yếu là axit linoleic, đóng vai trò sống còn cho sự phát triển của hệ thần kinh và chức năng mô. Vitamin ở sữa mẹ cao gấp hai lần sữa bò nên bú mẹ không bao giờ bị thiếu vitamin A.

Ngoài ra, sữa mẹ là dịch thể sinh học tự nhiên chứa nhiều chất kháng khuẩn, tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Trong sữa mẹ có những yếu tố quan trọng bảo vệ cơ thể mà không một thực phẩm nào có thể thay thế được, đó là: các globulin miễn dịch, chủ yếu là các kháng thể IgA phòng bệnh cho người, bạch cầu kháng khuẩn, interferon kháng virus… có tác dụng bảo vệ cơ thể chống các bệnh đường ruột và bệnh nhiễm khuẩn, nhờ vậy mà trẻ được bú sữa mẹ sẽ ít mắc bệnh, ít bị dị ứng, ezema như ăn sữa bò.

Tóm lại, sữa mẹ là thức ăn hoàn chỉnh nhất, thích hợp nhất đối với trẻ vì có đủ năng lượng và chất dinh dưỡng thiết yếu với tỉ lệ thích hợp có lợi cho sự hấp thu và phát triển cơ thể của trẻ, phòng ngừa hữu hiệu suy dinh dưỡng, lại kinh tế, tăng sự gắn kết tình cảm giữa mẹ và con. Khi cho trẻ bú sữa mẹ cần tùy thuộc vào yêu cầu của trẻ, nên cho trẻ bú nhiều để kích thích bài tiết sữa tốt hơn. Người mẹ ở tư thế thoải mái, có thể nằm hoặc ngồi cho bú, để toàn thân trẻ sát vào người mẹ, miệng trẻ ngậm sâu vào quầng đen bao quanh núm vú để động tác mút được tốt hơn, cho trẻ bú hết bầu này mới chuyển sang bầu kia. Trường hợp mẹ bị ốm nặng hay mắc một số bệnh buộc phải cách li trẻ, không cho trẻ bú được, cần vắt sữa cho trẻ ăn bằng bình hoặc cốc.

Cảm ơn các mẹ đã đọc bài viết: “Thực đơn ăn dặm chuẩn khoa học và sữa tốt cho bé 1 tuổi

 

Sữa Dielac Mama có tốt không và công dụng tuyệt vời từ sữa đối với sức khỏe bà bầu

“Sữa Dielac Mama có tốt không?” chính là câu hỏi thường được nhiều mẹ bầu băn khoăn và lo lắng. Bài viết này sẽ giới thiệu về những công dụng tuyệt vời từ sữa đối với sức khỏe bà bầu, giúp bà bầu xua tan nỗi lo lắng phiền muộn này.

Nếu nói rằng một người hàng ngày cần phải chú ý đến vấn đề dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe cho bản thân, thì một thai phụ ngoài việc đảm bảo dinh dưỡng cho bản thân ra còn phải đáp ứng được những nhu cầu về dinh dưỡng cho sự phát triển của thai nhi ở trong bụng, ngoài ra còn để thích ứng với thay đổi sinh lý trong cơ thể cũng như những tiêu hao năng lượng khi sinh nở, hay trong thời kỳ cho con bú. Ai cũng luôn muốn con mình sinh ra sẽ khỏe mạnh, thông minh.

Vì vậy, ngày nay ngay từ khi con còn trong bụng mẹ, việc bổ sung dưỡng chất nào giúp em thông minh, khỏe mạnh luôn là mối quan tâm hàng đầu của các mẹ bầu. Thấu hiểu vấn đề ấy, Vinamilk đã cho ra đời sản phẩm sữa bột Dielac Mama Gold với các dưỡng chất đặc biệt giúp bé yêu thông minh, và mẹ có thai kỳ khỏe mạnh. 

Sữa Dielac Mama có tốt không? Những lý do mẹ bầu nên chọn sữa Dielac Mama

Sữa Dielac Mama của Vinamilk – Thương hiệu sữa Việt uy tín, giá cả phải chăng

Dielac Mama là sản phẩm sữa bột của công ty Vinamilk – một trong những nhà sản xuất sữa có uy tín được nhiều người tiêu dùng lựa chọn tại Việt Nam. Ngoài ra, vì sản phẩm này là sữa nội nên có giá bán rất phải chăng, phù hợp với điều kiện kinh tế của đại bộ phận người tiêu dùng Việt Nam.

Hơn nữa, Dielac Mama là sản phẩm của người Việt tin dùng nên các thành phần và lượng dinh dưỡng có trong sữa cũng phù hợp với thể trạng và khẩu vị của các mẹ bầu Việt Nam giúp hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn. Giá bán trên thị trường của sữa bột Dielac Mama hộp thiếc 900g là 168.000 đồng. Đây là mức giá tương đối rẻ hơn rất nhiều so với các sản phẩm sữa ngoại cùng loại, phù hợp với khả năng của nhiều gia đình.

Sữa Dielac Mama dành cho bà bầu

Sữa Dielac Mama cung cấp dưỡng chất vàng giúp bé khỏe và thông minh từ trong bụng mẹ

  • Axit folic ngăn ngừa dị tật thai nhi

Axit folic hay còn gọi là vitamin B9 rất cần thiết cho sự phát triển và phân chia tế bào và sự hình thành của tế bào máu nên rất quan trọng với mẹ bầu. Axit folic còn là dưỡng chất cần thiết giúp giảm thiểu tới 70% nguy cơ khuyết tật ống thần kinh và dị tật bẩm sinh, tác động tích cực quan trọng đến quá trình phát triển và phân chia tế bào trong cơ thể bé.

Mẹ bầu cần bổ sung axit folic ngay từ khi chuẩn bị mang thai và trog suốt thai kỳ, nhất là 3 tháng đầu tiên.

Nguồn bổ sung axit folic cho mẹ: thực phẩm có màu xanh lá cây, các loại rau lá mầm và cải bắp, các loại đậu, các loại trái cây như cam, bơ và cà chua, gạo nâu và các loại gạo nguyên cám khác, sữa bầu như sữa Dielac Mama Gold…

  • DHA hoàn thiện não bộ con yêu

DHA là acid béo thuộc nhóm omega-3, một thành phần chính của màng tế bào thần kinh và mắt, cần thiết cho hoạt động tâm trí và thị lực. Khi mang thai, thai nhi đòi hỏi được cung cấp một lượng DHA lớn để tương ứng với lượng DHA của não tăng lên trong thai kỳ và trong các tháng sau khi sinh. Khi được cung cấp đủ lượng DHA cần thiết, bé yêu của mẹ sẽ sở hữu trí nhớ tốt hơn, đôi mắt tinh nhanh, đồng thời cơ thể cũng đủ khỏe mạnh để chống lại các bệnh về đường hô hấp, bệnh dị ứng, cảm lạnh, cảm cúm…

Sữa Dielac Mama giúp hỗ trợ tiêu hóa cho mẹ bầu

Mẹ bầu là đối tượng thường gặp phải các vấn đề về tiêu hóa như rối loạn tiêu hóa, táo bón,… gây ra cảm giác mệt mỏi, chán ăn, hấp thụ kém. Sữa bột Dielac Mama giải quyết vấn đề này bằng cách bổ sung chất xơ Fos giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa và đường ruột khỏe mạnh, giúp mẹ hấp thu tối đa các dưỡng chất, ngăn ngừa nguy cơ táo bón trong thai kỳ.

FOS là viết tắt của Fructo Oligo Saccharid là chất tiền sinh (prebiotic). Prebiotic là nguồn thức ăn cho các vi sinh vật sống hữu ích trong đường ruột, kích thích sự tăng trưởng của chúng. Prebiotic ít bị tiêu hóa ở bao tử và ruột non từ đó trở thành nguồn thức ăn cho vi sinh vật có lợi của ruột già. Ngoài ra, nó còn đóng vai trò quan trọng như một chất xơ trong tiêu hóa.

Dielac Mama hỗ trợ hệ tiêu hóa cho bà bầu

Sữa Dielac Mama giúp hỗ trợ sự phát triển thị lực và trí não của bé

Sữa bột Dielac Mama cung cấp DHA và Choline là những chất cực kỳ quan trọng trong việc hình thành, phát triển bộ não, võng mạc mắt và hệ thần kinh của trẻ. Trong đó, DHA cần thiết cho sự phát triển hoàn thiện chức năng nhìn của thị giác, sự phát triển hoàn hảo cơ quan não bộ của bé. DHA có công dụng giảm cholesterol toàn phần, và triglyceride máu, LDL-cholesterol (cholesterol xấu), giúp dự phòng các bệnh tim mạch.

Choline là tiền chất của chất dẫn truyền thần kinh acetylcholine rất quan trọng trong việc tạo trí nhớ và phát triển sự nhận thức, tăng học hỏi cho bé. Người ta nhận thấy một chế độ ăn đầy đủ choline thời ấu thơ có tác dụng phòng ngừa bệnh Alzheimer’s.Omega-3, Omega-6 giúp bé có đôi mắt sáng và phát triển trí não thông minh hơn

Dielac Mama Gold bổ sung dinh dưỡng giúp mẹ khỏe, bé thông minh

Dielac Mama Gold là sữa bà bầu  giúp hỗ trợ sự phát triển lành mạnh của thai nhi với công thức bổ sung

Acid Folic: Uống 2 ly mỗi ngày giúp đáp ứng 100% nhu cầu Axit Folic gia tăng theo khuyến nghị của Viện dinh dưỡng quốc gia, giúp giảm nguy cơ khuyết tật ống thần kinh ở thai nhi.
DHA: Tăng thêm 30% DHA, dưỡng chất quan trọng cho sự phát triển hệ thần kinh của thai nhi trong suốt thai kỳ. Ngoài ra, còn bổ sung những dưỡng chất khác như Cholin, I ốt.
Bổ sung 28 vitamin và khoáng chất thiết yếu giúp cả mẹ và thai nhi khỏe mạnh.

Sữa Dielac Mama giúp mẹ và bé khỏe mạnh

Hơn nữa, sữa bầu Dielac Mama Gold giảm 20% hàm lượng chất béo và bổ sung dầu thực vật giúp tránh tình trạng tăng cân quá mức cho mẹ sau sinh. Và thấu hiểu tâm lý sợ uống sữa bầu do mùi vị khó uống, sữa Dielac Mama  mang hương vani mùi vị thơm ngon, được các mẹ bầu đánh giá đạt 9/10 điểm về mức độ yêu thích mùi vị.

Vì vậy, mẹ bầu hãy nhớ uống 2 ly Dielac Mama Gold – sữa dành cho bà bầu của Vinamilk mỗi ngày để được bổ sung đầy đủ dưỡng chất thiết yếu giúp mẹ khỏe mạnh, bé thông minh và tận hưởng trọn vẹn một thai kỳ thật đáng nhớ nhé.

Chăm sóc đường ruột đúng cách giúp tăng sức đề kháng cho trẻ tốt nhất

Trẻ nhỏ là đối tượng dễ mắc các bệnh liên quan đến đường ruột nhất. Để giúp trẻ không mắc bệnh và tăng sức đề kháng cho trẻ tốt nhất thì cha mẹ cần có cách chăm sóc và theo dõi tình trạng đường ruột của trẻ đúng cách cũng như có phương pháp điều trị khi trẻ bị bệnh đường ruột.

1. Chăm sóc và theo dõi tình trạng đường ruột của trẻ đúng cách

Đường ruột là đồng hồ đo sức khỏe của cơ thể người, những thay đổi về tình cảm thì bệnh tật đều có thể dẫn đến rối loạn chức năng đường ruột

Rối loạn chức năng đường ruột có thể là dấu hiệu báo trước khi trẻ ốm. Trong thời gian ốm, tình trạng đường ruột vẫn tiếp tục không ổn định, như khoảng cách giữa các lần đại tiện bị kéo dài, táo bón…

Nếu đường ruột không mạnh khỏe, toàn bộ cơ thể sẽ rơi vào trạng thái bất thường, suy giảm miễn dịch.

Quan sát phân, chúng ta có thể dễ dàng suy đoán tình trạng sức khỏe của đường ruột, nếu phân của trẻ vào khuôn, trẻ đi ngoài đều đặn, chứng tỏ trẻ có một đường ruột khỏe mạnh.

Làm thế nào để biết đường ruột của trẻ có khỏe mạnh hay không?

Đường ruột là đồng hồ đo sức khỏe của cơ thể người, những thay đổi về tình cảm, bệnh tật đều có thể dẫn đến rối loạn chức năng đường ruột. Nhiều lúc, rối loạn đường ruột chỉ là dấu hiệu ban đầu, ví dụ trước khi ho sốt, trẻ có những biểu hiện như miệng hôi, phân khô, phân thối.

Khi trẻ có các dấu hiệu rối loạn chức năng đường ruột, cha mẹ cần theo dõi chặt chẽ sức khỏe của con. Trong thời gian trẻ ốm, tình trạng đường ruột vẫn tiếp tục không ổn định, như khoảng cách giữa các lần đại tiện bị kéo dài, táo bón… Lúc này, cha mẹ chỉ nên can thiệp bằng các biện pháp thích hợp, thúc đẩy chức năng đường ruột của trẻ hồi phục bình thường, có lợi cho việc hồi phục ở trẻ.

Đường ruột là cơ quan miễn dịch lớn nhất trong cơ thể người. Ngoài các chức năng như tiêu hóa, hấp thu, bài tiết ra, nó còn kiêm nhiệm cả trọng trách hoàn thiện khả năng miễn dịch trong cơ thể người. Một đường ruột mạnh khỏe không chỉ có lợi cho riêng đường ruột mà còn có lợi cho cả cơ thể. Ngược lại, nếu đường ruột không đủ khỏe mạnh, toàn bộ cơ thể sẽ rơi vào trạng thái bất thường, suy giảm miễn dịch.

Trong đường ruột của một người bình thường có “vi khuẩn có lợi” và “vi khuẩn có hại”, sự cân bằng của hai loại vi khuẩn này mới tạo nên một hệ đường ruột mạnh khỏe. Khi hệ vi sinh vật đường ruột bị phá hoại, chức năng đường ruột hoạt động thất thường, phân xuất hiện tình trạng bất thường như tiêu chảy hay táo bón. Vì vậy, quan sát phân, chúng ta có thể dễ dàng suy đoán tình trạng sức khỏe của đường ruột, nếu phân của trẻ vào khuôn, trẻ đi ngoài đều đặn, chứng tỏ trẻ có một đường ruột khỏe mạnh.

Làm thế nào để duy trì chức năng của đường ruột?

Chế độ ăn uống cân bằng dinh dưỡng;

Không ăn thực phẩm quá nóng, quá lạnh, nghiêm cấm ăn uống quá độ;

Ngủ đủ, ngũ sâu giấc có tác dụng cải thiện hệ miễn dịch của trẻ;

Hoạt động và nghỉ ngơi điều độ. Đường ruột của trẻ vẫn chưa phát triển hoàn thiện, nên càng cần duy trì thói quen hoạt động nghi ngơi theo quy luật tự nhiên;

Môi trường sống ít vi khuẩn chứ không phải là môi trường vô khuẩn. Một số ít vi khuẩn thâm nhập vào đường ruột sẽ rất có ích cho việc xây dựng và hoàn thiện chức năng miễn dịch của đường ruột sau này.

Xem ngay: Sữa Optimum Gold – Hỗ trợ hệ tiêu hóa cho trẻ tối ưu tại link https://goo.gl/4RX45j

Danh sách đen trong sinh hoạt gia đình

Các thành phần khử trùng trong thuốc khử trùng thường gặp mà cha mẹ cần để tránh xa bé.

Peroxide: Hydrogen peroxide, acid peracetic, chlorine dioxide, ozone..

Thuốc khử trùng clo: Natri hypochlorite (chất khử trùng Javel), bột tẩy trắng, canxi hypochlorite…

Thuốc khử trùng aldehyde: Formaldehyde, glutaraldehyde…

Thuốc khử trùng cồn: Ethanol (cồn), isopropanol…

Thuốc khử trùng Phenolic: phenol, cresol, phenol halogen hóa…

Thuốc khử trùng Iodine (chứa i-ốt): Iodine tineture, Iodophor…

2. Làm thế nào khi trẻ bị rối loạn chức năng đường ruột?

Tuy hệ miễn dịch của trẻ chưa thật hoàn thiện, nhưng cũng đủ mạnh mẽ, chỉ là đã bị suy yếu vì hàng loạt những nguyên nhân mà thôi, vì thế khi dạ dày và ruột của trẻ có những biểu hiện bất thường, các cha mẹ có thể áp dụng các cách sau để cải thiện tình trạng không ổn định này, giúp dạ dày và ruột của trẻ khôi phục lại trạng thái bình thường.

Cố gắng giảm thiểu các nguy cơ phá hủy vi khuẩn đường ruột 

Đầu tiên phải cải thiện thói quen lạm dụng thuốc khử trùng và khử trùng môi trường. Một mặt, sự tồn tại của một lượng nhỏ vi khuẩn trong môi trường sống có lợi cho việc xây dựng chức năng miễn dịch đường ruột ở trẻ; mặt khác, quan trọng hơn là để tránh tình trạng, vì trẻ ăn các thực phẩm được khử trùng trong một thời gian dài mà phá vỡ sự cân bằng vi khuẩn trong đường ruột, gây ảnh hưởng đến chức năng miễn dịch.

Ngoài việc làm suy giảm sức miễn dịch ở đường ruột, quá lạm dụng thuốc khử trùng còn có thể gây ra các loại bệnh như viêm mũi dị ứng, ho, chảy nước mũi, hen suyễn, viêm kết mạc dị ứng…

Bổ sung một lượng Probiotic thích hợp

Khi đường ruột có vấn đề, nếu lời khuyên giảm thiểu các nguy cơ phá hủy vi khuẩn đường ruột trên đây là để “trị gốc”, thì việc can thiệp bằng bổ sung Probiotic để trả lại cho đường ruột trạng thái khỏe mạnh chỉ là cách “trị ngọn” bất đắc dĩ mà thôi.

Probiotic được “ủ” bằng phương pháp nhân tạo bên ngoài cơ thể người, cố gắng mô phỏng những “vi khuẩn có lợi” trong đường ruột khỏe mạnh, bổ sung những vi khuẩn có lợi bị thiếu trong đường ruột. Chú ý lựa chọn chế phẩm Probiotic theo lời khuyên của bác sĩ.

Căn cứ theo hoạt tính, Probiotic chia thành vi khuẩn sống và vi khuẩn chết, tác dụng của vi khuẩn chết không rõ ràng như vi khuẩn sống. Thông thường, các loại vi khuẩn sống đều cần giữ lạnh để duy trì hoạt tính của sinh vật, nên có những yêu cầu khắt khe trong việc bảo quản và vận chuyển, vì vậy khi đến tay người sử dụng, chất lượng đã bị hao hụt khá nhiều.

Hiện tại, trên thế giới đã sản xuất được vi khuẩn sống dạng bột sấy khô ở nhiệt độ phòng, không cần những yêu cầu nghiêm ngặt về bảo quản, ắt sẽ trở thành xu thế mới trong thị trường Probiotic tương lai.

Những điểm cần lưu ý để vi khuẩn sống đạt được hiệu quả tốt nhất:

Vi khuẩn sống không được tiếp xúc với không khí trong thời gian quá lâu. Khi sử dụng, pha loãng với dung dịch lỏng để uống chung. Ngoài ra, nhiệt độ nước để pha Probiotic cũng không được quá cao, chỉ Probiotic chia thành vi khuẩn sống và vi khuẩn chết, tác dụng của vi khuẩn chết không rõ ràng bằng tác dụng của vi khuẩn sống.

Một số vi khuẩn sống cần bảo quản lạnh, hiện nay, trên thế giới đã có vi khuẩn sống dạng bột sấy khô ở nhiệt độ phòng, không cần yêu cầu nghiêm ngặt về bảo quản, ắt sẽ trở thành xu thế mới trong thị trường Probiotic tương lai.

Sự khác nhau của vi khuẩn sống và vi khuẩn chết

Vi khuẩn sống

Vi khuẩn sống không được tiếp xúc quá lâu với không khí, khi sử dụng phải pha lẫn với dung dịch lỏng để uống chung.

Vi khuẩn sống cho hiệu quả rõ rệt và kéo dài sau khi dùng, dù chỉ dùng một lần nhưng hiệu quả kéo dài khá lâu.

Vi khuẩn chết

Nhiệt độ nước để pha Probiotic chỉ từ 40°C trở xuống mới có thể giữ được nhiều nhất những hoạt tính sinh vật của vi khuẩn sống.

Tác dụng của vi khuẩn chết hữu hạn hơn, và chỉ có tác dụng tại thời điểm sử dụng, dùng một lần thì chỉ thấy hiệu quả ngay lúc đó, chứ không có hiệu quả về lâu dài từ 40°C trở xuống mới có thể giữ được nhiều nhất những hoạt tính sinh vật của vi khuẩn sống. Chú ý là, nếu cần phải dùng kháng sinh để trị bệnh thì phải chờ sau ít nhất hai tiếng mới được uống Probiotic.

Làm thế nào để phân biệt vi khuẩn sống và vi khuẩn chết?

Ngoài việc đọc kỹ những thông tin trong phần hướng dẫn sử dụng kèm theo sản phẩm, chúng ta có thể căn cứ vào kinh nghiệm sử dụng thực tế để nhận định, vi khuẩn sống cho hiệu quả tốt hơn và có tác dụng lâu dài, dù chỉ dùng mấy ngày, nhưng hiệu quả sẽ kéo dài một thời gian sau đó. Đem ra so sánh, tác dụng của vi khuẩn chết rất hữu hạn, sau khi uống xong chỉ có tác dụng ngay lập tức, mà không có ảnh hưởng về lâu dài.

3. Cách sử dụng Probiotic khi bị bệnh đường ruột

Probiotic là một sản phẩm được sản xuất mô phỏng theo hệ vi sinh vật có ích trong đường ruột của trẻ bú mẹ nên bao gồm Bifidobacterium và Lactobacillus.

Chủng Probiotic (vi khuẩn có ích) lấy từ trong phân của trẻ bú sữa mẹ khỏe mạnh, thông qua quá trình ấp công nghiệp, có thể có những biến dị, vì vậy mỗi loại Probiotic sản xuất công nghiệp hóa lại có một tên gọi như Bifidobacterium BB12, Lactobacillus rhamnosus GG. Các chế phẩm của Probiotic phải có các hoạt khuẩn.

Các loại vi khuẩn và các loại men không sản xuất mô phỏng theo hệ vi sinh vật có ích trong đường ruột của trẻ bú mẹ cũng có những ích lợi nhất định với sức khỏe đường ruột của trẻ, nhưng tác dụng tương đối hạn chế, như hỗ trợ sau khi sử dụng thuốc kháng sinh và chỉ được gọi là các sản phẩm vi sinh.

Các sản phẩm vi sinh và Probiotic cũng có những điểm khác nhau. Probiotic không chỉ có lợi với việc hấp thu tiêu hóa của đường ruột, mà còn thông qua việc kích thích tế bào miễn dịch trong đường ruột để kích thích hệ miễn dịch toàn thân.

Vì trên niêm mạc đường ruột tồn tại tế bào miễn dịch, vật kích hoạt của những tế bào này là hệ vi sinh vật có lợi trong đường ruột, bao gồm Bifidobacterium và Lactobacillus… Vì vậy, ngoài tiền đề điều chỉnh chức năng đường ruột, Probiotic thực sự còn thông qua việc kích thích tế bào miễn dịch trong đường ruột, điều tiết miễn dịch toàn thân.

Điều này cũng lý giải nguyên nhân tại sao ngụm sữa đầu tiên trong đời trẻ nên là sữa mẹ. Vì cho trẻ bú sữa mẹ là một quá trình chuyển giao vi khuẩn, có lợi cho việc xây dựng hệ vi sinh vật đường ruột.

Trong thời kỳ tiêu chảy hồi phục, phân trẻ không thể ngay lập tức trở lại bình thường, nên vẫn có hiện tượng phân sống kéo dài vài ngày. Vì vậy, Probiotic có thể phát huy tác dụng rất tốt.

Thông qua việc điều tiết hệ vi sinh vật đường ruột, Probiotic không những có thể bảo vệ niêm mạc đường ruột, mà còn có thể bài trừ những vi khuẩn có hại, trợ giúp cho việc tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng. Vì thế, các cha mẹ nên tiếp tục cho con dùng Probiotic trong 1-2 tuần sau tiêu chảy.

Sự khác biệt giữa Probiotic và các chế phẩm Probiotic

“Probiotic” là những hoạt khuẩn có thể thông qua việc điều tiết hệ vi sinh vật đường ruột cải thiện sức khỏe con người, cũng có thể định nghĩa là những hoạt khuẩn chỉ có lợi mà không có hại đối với cơ thể người.

“Chế phẩm Probiotic” là những sản phẩm có chứa Probiotic, và có thêm các thành phần khác. Vì thế, để đánh giá có thể dùng các chế phẩm Probiotic lâu dài hay không, ngoài việc xem xét bản thân Probiotic, còn phải xem xét các thành phần phụ gia khác. Hiện tại, không có loại chế phẩm Probiotic nào ghi rõ có thể sử dụng lâu dài.

Probiotic và sữa chua

Trẻ sáu tháng rưỡi bú mẹ đi ngoài khó khăn, phân khô cứng. Cha mẹ cho con ăn sữa chua, mục đích là bổ sung Probiotic cho con. Trong suy nghĩ của cha mẹ, sữa chua là thực phẩm, ít nhất cũng an toàn hơn dùng thuốc.

Kết quả là sau hai lần cho ăn, bé bắt đầu quấy khóc, tiêu chảy, trong phân có tia máu, chàm càng nặng – hiện tượng dị ứng protein sữa bò điển hình. Trẻ dưới một tuổi không nên sử dụng sữa tươi và các chế phẩm từ sữa tươi. Sữa chua cũng là một trong những chế phẩm từ sữa tươi.

Nếu như trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh bị táo bón, có thể dùng Probiotic. Đối với trẻ dưới một tuổi hoặc trẻ có tiền sử dị ứng với protein trong sữa bò, khi sử dụng các chế phẩm Probiotic, phải chú ý xem trong chế phẩm có chứa sữa bò không, càng không nên lựa chọn những chế phẩm từ sữa như sữa chua…

Cùng với việc sử dụng Probiotic, bổ sung thêm Prebiotic (ví dụ dung dịch uống Lactulose) hiệu quả sẽ càng rõ ràng. Nếu chỉ uống nhiều nước để giải quyết vấn đề táo bón thì không thể có hiệu quả. Trong lúc điều trị, phải tìm ra nguyên nhân gây ra táo bón.

Xem ngay: Bé bị táo bón phải làm sao? Thực phẩm giúp trẻ hết táo bón hiệu quả tại link https://goo.gl/ddjRnk

Những điều cần lưu ý khi lựa chọn và sử dụng Probiotic

Probiotic có thể cải thiện hệ sinh vật đường ruột, cải thiện chức năng đường ruột, thích hợp dùng khi rối loạn chức năng đường ruột bao gồm tiêu chảy, tiêu hóa kém, sử dụng thuốc kháng sinh.

Probiotic có thể chống lại các vi khuẩn có hại, thích hợp sử dụng với các trường hợp nhiễm khuẩn dạ dày và ruột do vi khuẩn và virus; Probiotic có thể kích thích tế bào miễn dịch trong đường ruột, cải thiện hệ miễn dịch đường ruột và toàn thân, thích hợp với các bệnh rối loạn miễn dịch như dị ứng…

Những điều cần lưu ý khi lựa chọn và sử dụng Probiotic:

1. Lựa chọn những chế phẩm dạng bột khô.

2. Chế phẩm không chứa các thành phần như sữa, đường, gluten…

3. Chia gói theo lượng sử dụng, mỗi lần dùng một gói.

4. Nước pha không quá 40°c.

5. Uống cách kháng sinh và các loại thuốc khác ít nhất hai tiếng.

6. Pha xong uống ngay, giảm thiểu thời gian Probiotic tiếp xúc với không khí.

Đường ruột có những chức năng quan trọng đối với cơ thể con người. Bảo vệ đường ruột và phòng bệnh đúng cách sẽ giúp tăng sức đề kháng cho trẻ cũng như tăng cường hệ miễn dịch tối ưu, giúp trẻ khỏe mạnh và phát triển tốt nhất.

Để bé luôn có sức khỏe tốt cũng như có được nguồn dinh dưỡng dồi dảo cung cấp cho quá trình phát triển của trẻ thì mẹ có thể cho trẻ uống thêm các loại sữa giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa cho trẻ hiệu quả.

Optimum Gold của Vinamilk với hàm lượng đạm Whey giàu Alpha-lactalbumin trong thành phần dinh dưỡng sẽ giúp trẻ có hệ tiêu hoá khoẻ mạnh cũng như tăng khả năng hấp thụ các dưỡng chất một cách tốt nhất để trẻ có sự phát triển toàn diện không chỉ về thể chất mà còn là trí não.

Xây dựng chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối hiệu quả

Dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối thường hời hợt do trong cơ thể mẹ xuất hiện những dấu hiệu mệt mỏi của những ngày gần sinh, khiến nhiều mẹ bầu ăn uống không cân đối được như trước.

Dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối rất quan trọng

Thai phụ ngay từ thời kì đầu mang thai thì cơ thể đã xảy ra hàng loạt thay đổi, cho đến những tháng cuối thai kì thì không những cơ thể cần rất nhiều dinh dưỡng mà còn phải cung cấp cực kì nhiều chất dinh dưỡng cho thai nhi bởi vì 3 tháng cuối khả năng hấp thụ của thai nhi trong bụng hấp thu vẫn rất nhiều. Muốn sinh ra một đứa trẻ khỏe mạnh, cần phải có một thai phụ khỏe mạnh.

(1) Dinh dưỡng của thai phụ là điều không thể thiếu đối với sự sinh trưởng phát triển của thai nhi, và còn phải đáp ứng những nhu cầu khác có liên quan mật thiết đến thai nhi như sự phát triển của tử cung, màng thai, dây rốn và nhau thai v.v…

(2) Trong suốt quá trình mang thai, để tăng cường sức đề kháng, nâng cao khả năng miễn dịch các loại bệnh tật, thai phụ cần phải có đủ dinh dưỡng.

(3) Để chuẩn bị cho những hao tốn về sức lực lúc sinh nở, phòng tránh mất máu khi sinh và để có sữa cho con bú v.v.,. cơ thể thai phụ cần phải tích lũy dinh dưỡng trong thời kỳ mang thai để tăng cường thể lực. Do vậy thai phụ và những thành viên trong gia đình cần phải coi trọng vấn đề dinh dưỡng của thai phụ.

Dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối rất quan trọng đến thai nhi

Chế độ dinh dưỡng những tháng cuối thai kì

Thời kỳ cuối mang thai (từ 8 – 9 tháng), thai nhi phát triển nhanh hơn, lượng dinh dưỡng cần được tích trữ trong thai nhi cũng cao nhất ở giai đoạn này. Vì vậy nhu cầu về chất dinh dưỡng trong từng bữa cơm cũng rất cao, người mẹ phải ăn những thức ăn giàu dinh dưỡng để bảo đảm nhu cầu phát triển nhanh chóng của thai nhi.

Nghĩa là cần phối hợp một cách hợp lý các loại thức ăn như lương thực, đậu các loại, các chế phẩm từ đậu, chế phẩm từ sữa như sữa chua…, thức ăn từ động vật như tôm, cua, thịt nạc, các loại rau xanh, trái cây… cố gắng làm cho bữa ăn đa dạng, nhưng vẫn cần hạn chế chất béo động vật có cấu tạo phân tử là liên kết no (liên kết đơn) để ngăn ngừa các chứng bệnh khác cho cả mẹ và thai nhi.

làm phong phú bữa ăn như cá, tôm, cua để cân bằng dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối

Cụ thể cần lưu ý đến các loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe như đậu các loại (đậu phộng, hạt hồ đào, quả hạnh nhân), cà chua và những sản phẩm làm từ cà chua, các loại quả chín như quất, mâm xôi, vì trong các loại quả này có chứa nhiều sắt và acid ellagic (một chất tạo màu cho quả) có tác dụng ngăn ngừa ung thư và các bệnh về tim mạch, ngoài ra còn cung cấp chất xơ và nhiều vitamin C.

Vitamin cho thai phụ

Nhu cầu dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối đối với các loại vitamin luôn cao hơn so với người bình thường, bởi vì thai phụ còn cần phải cung cấp cho nhu cầu của thai nhi. Trong thời kỳ đầu mang thai, thiếu các loại vitamin A, B, C, D, E có thể dẫn đến sẩy thai hoặc lưu thai. Cuối thai kỳ có thể dẫn đến khó khăn khi sinh hoặc gây sinh non. Vì vậy trong suốt thai kỳ, đừng nên coi nhẹ việc hấp thụ vitamin các loại.

(1) Vitamin A: Có tác dụng thúc đẩy thai nhi phát triển đồng thời tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể mẹ. Vì thế, lượng nhu cầu của thai phụ luôn nhiều hơn bình thường, nếu như người bình thường hàng ngày cần đến 5000-6000 đơn vị vitamin A, nhưng ở thai phụ cần nhiều hơn từ 20 đến 60%.

(2) Vitamin B: Có tác dụng tránh sẩy thai, sinh non, viêm thần kinh, duy trì việc ăn uống diễn ra bình thường v.v… có thể giúp thai phụ bớt nôn ói trong thời kỳ đầu mang thai, giúp tiêu hóa tốt, tăng cường cảm giác thèm ăn; ngoài ra còn có tác dụng giúp tử cung co giãn tốt, làm cho sinh nở thuận lợi hơn. Người bình thường mỗi ngày cần 1,1mg vitamin B2, 1,5mg B1, thì ở thai phụ lần lượt là 1,8mg B2 và 2,5mg B1.

(3) Vitamin C: Có tác dụng cho việc hấp thụ sắt, chống thiếu máu ở thai phụ và miễn dịch với các chứng bệnh truyền nhiễm, tăng cường sức đề kháng giúp tránh được các hiện tượng như sẩy thai, sinh non v.v… Ngoài ra còn giúp cho làn da của thai nhi mịn màng. Nếu cung cấp không đủ vitamin C, trẻ sơ sinh dễ bị bệnh tim bẩm sinh và khuyết hãm ở hệ thần kinh. Nếu hàng ngày người bình thường cần 70mg, thì ở thai phụ cần đến 100mg.

(4) Vitamin D: Giúp hấp thụ sắt và photpholipit, làm cho xương cốt của thai nhi hình thành hoàn thiện hơn, còn có thể giúp thai phụ và thai nhi không bị bệnh loãng xương, thai phụ mỗi ngày cần từ 400 đến 800 đơn vị.

bổ sung vitamin từ thức ăn giúp bổ sung dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối

Sau khi mang thai, thai phụ phải chú ý đến việc hấp thụ vitamin các loại, bổ sung vitamin từ thức ăn là phương pháp hợp lý và đơn giản nhất.

Những lưu ý cho thai phụ khi ăn uống 

(1) Việc chọn thực phẩm, đặc biệt là khi chọn các loại rau và trái cây, nhất định phải chọn những loại còn tươi nguyên, dinh dưỡng phong phú, ngoài ra không nên chọn loại đã để quá lâu dễ bị biến chất, như thế sẽ giảm thiểu được khả năng nhiễm khuẩn vào cơ thể người, nhất là dôi với thai nhi.

(2) Khi chuẩn bị nấu nướng cần lưu ý: Khi rửa rau và các loại ngũ cốc, không nên ngâm quá lâu trong nước để không bị mất dinh dưỡng. Đặc biệt là đối với những thực phẩm có chứa vitamin C và B, nếu ngâm trong nước quá lâu thì lượng vitamin sẽ bị tổn thất rất nhiều.

(3) Khi nấu thức ăn nên để lửa to, nhiệt độ cao. Nếu để lửa nhỏ trong thời gian quá dài, thì thức ăn không những mất nhiều dinh dưỡng mà về cả màu sắc cũng như mùi vị đều không còn được nguyên vẹn, như thế cũng ảnh hưởng đến cảm giác ăn uống của thai phụ, ảnh hưởng đến dinh dưỡng của thai nhi.

(4) Khi luộc rau, luộc đậu và nấu cháo nên tránh dùng thuốc muối (có tính kiềm), bởi vì các loại vitamin B, C đều không có khả năng giữ lại trong môi trường kiềm.

Mẹ nên xây dựng một thực đơn dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối để  mẹ và con đều được khỏe mạnh những ngày cuối thai kì nhé. Chúc mẹ bầu “vượt cạn” thành công! 

Ngoài ra, mẹ bầu có thể tham khảo thêm các loại thực phẩm bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối tại đây.