Dinh dưỡng và sữa bà bầu cho 3 tháng giữa thai kỳ

3 tháng giữa thai kỳ là quá trình hoàn thiện các chức năng trong cơ thể thai nhi. Đây là giai đoạn “nhẹ nhàng nhất trong thai kỳ vì thai nhi đã được tạo hình, đồng thời, mẹ cũng tiêu thụ thức ăn và sữa bà bầu thoải mái và không còn bị các cơn nghén hành hạ.

Cơ thể mẹ bầu trong 3 tháng giữa thai kỳ

Trong giai đoạn mang thai 3 tháng giữa, tức là trong khoảng thời gian từ 4 – 6 tháng, thai nhi tăng trưởng rất nhanh. Mỗi ngày bình quân tăng trưởng khoảng 10g. Thai phụ cùng với việc ăn uống nhiều hơn còn cần đề cao chất lượng và ăn nhiều đồ ăn có dinh dưỡng phong phú, đặc biệt là có nhiều hàm lượng lòng trắng trứng, nhiều canxi, phốt pho, i-ốt, kẽm…

Uông sữa bà bầu trong 3 tháng giữa giúp bé phát triển hoàn thiện

Dạ con sẽ có dạng hình cầu. Bụng bạn bây giờ phồng lên trên nhiều hơn là to ra về chiều rộng. Đôi khi bạn có thể bị đau lưng, đặc biệt là khi bạn ngồi dậy hoặc khi bạn đứng hoặc ngồi quá lâu ở một tư thế. Dạ con của bạn sẽ tăng thêm 1 cm mỗi tuần. Bác sĩ sẽ đo kích thước dạ con mỗi lần bạn khám định kì. Nhớ khám thai đều đặn và làm các xét nghiệm cần thiết. Lưu ý: Nếu dạ con cao lên hơn 28 cm, bạn cần đi siêu âm, vì có thể bạn sinh đôi hoặc hạn thai không chính xác. Lượng hồng cầu sẽ bị giảm tự nhiên ở mức độ lớn nhất. Khi sức khỏe của thai phụ bình thường, lượng hồng cầu sẽ tự trở về mức bình thường.

Ba tháng giữa thai kỳ nên ăn gì?

Ba tháng giữa của kỳ thai nghén, ham muốn ăn của phụ nữ mang thai tăng rõ rệt, thai nhi phát triển nhanh chóng, mỗi ngày có thể tăng khoảng 10g, có nhu cầu lớn đối với các chất dinh dưỡng. Để đáp ứng đủ nhu cầu về dinh dưỡng, phụ nữ mang thai nên ăn nhiều những thức ăn sau:

Ăn nhiều thức ăn có chứa protein phong phú, như: Thịt nạc, cá, sữa, trứng gà, các sản phẩm chế biến từ sữa và sữa bà bầu. Đạm là chất cơ bản nhất cấu thành cơ thể thai nhi, cung cấp đủ protein có lợi cho sự sinh sôi nảy nở tế bào não của thai nhi, khiến não thai nhi phát triển tốt. Đồng thời, cũng thỏa mãn những nhu cầu thay đổi về cơ thể của phụ nữ mang thai. Ở giai đoạn này, mỗi ngày, phụ nữ mang thai cần hấp thu 85g protein là đủ nhu cầu cần thiết cho cơ thể.

Dinh dưỡng và sữa bà bầu cho tam cá nguyệt thứ 2

Ăn nhiều chất có chứa hàm lượng muối vô cơ như canxi, sắt,… Canxi là chất không thể thiếu cho sự phát triển xương của thai nhi, do vậy, phụ nữ mang thai cần hấp thu đủ canxi. Nếu thiếu canxi, thai nhi dễ bị còi xương sau khi sinh, cơ thể phụ nữ mang thai cũng dễ bị loãng xương, sắt là chất tạo máu cần thiết cho cơ thể, nếu phụ nữ mang thai mắc bệnh thiếu máu do thiếu sắt thì có thể làm giảm tốc độ tăng trọng lượng của thai nhi. Khi thiếu máu nghiêm trọng, có thể dẫn tới đẻ sớm, thai chết lưu. Vì thiếu máu, sự co bóp của tử cung cũng không tốt, dẫn tới chảy máu nhiều sau khi sinh. Để phòng bệnh thiếu canxi, sắt, mỗi ngày phụ nữ mang thai cần hấp thu 1,5g canxi, 15mg sắt. Để bổ sung các loại muồi vô cơ khác cần thiết cho cơ thể, mỗi bữa ăn nên ăn các loại thức ăn như: canh sườn, bột xương, lòng đỏ trứng gà, các loại sữa bà bầu, các sản phẩm chế biến từ đậu, gan, thận, tim lợn, thịt nạc, rau lá xanh và hoa quả,… Nếu cần phải uống thuốc bổ sung canxi, sắt, dầu cá thì phải tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Ăn nhiều thức ăn giàu vitamin. Cơ thể cần nhiều loại vitamin để phát triển và khỏe mạnh, vitamin A có thể tăng sức đề kháng cho phụ nữ mang thai, thúc đẩy sự phát triển của thai nhi; vitamin nhóm B có thể tăng cảm giác thèm ăn, giúp tiêu hóa, thúc đẩy thai nhi phát triển và việc bài tiết sữa của phụ nữ mang thai,…; vitamin C có thể phòng chống bệnh thiếu máu và bệnh máu xấu; vitamin D có thể giúp hấp thu canxi, photpho, thúc đẩy sự phát triển của xương,… Những thức ăn có chứa nhiều vitamin như: xương sườn, lòng đỏ trứng gà, cà rốt, các loại ngũ cốc, lạc, đậu quả, các loại sữa, tôm và các loại rau tươi, hoa quả.

Ngoài ra, tử cung của phụ nữ mang thai trong giai đoạn này phát triển nhanh chóng, đường ruột bị ép chặt, dễ bị táo bón, cần chú ý ăn nhiều thức ăn có hàm lượng chất xơ phong phú, như: các loại ngũ cốc, các loại đậu, rau cần, cà rốt, củ cải, dâu tây…

Sữa bà bầu tốt cho 3 tháng giữa thai kỳ

Optimum Mama Gold chứa chất xơ hòa tan tiên tiến SC FOS và Inulin, đặc biệt sự kết hợp hệ men vi sinh BB-12TM & LGGTM giúp tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa, tăng khả năng hấp thu khoáng chất cho mẹ, đồng thời giúp nhuận trường, giảm tình trạng táo bón thường gặp trong thai kỳ. Sữa có hương vị vani thơm ngon, dễ uống giúp mẹ và bé bổ sung dưỡng chất một cách tự nhiên nhất.

Sữa bà bầu tốt cho 3 tháng giữa thai kỳ từ công ty Vinamilk

Để đáp ứng dinh dưỡng cho thai nhi trong quá trình hoàn thiện các chức năng của cơ thể, trong đó có cả hệ thần kinh, cùng với bữa ăn, uống 2 ly Optimum Mama Gold. Đây là cách tốt nhất để cung cấp lượng DHA  kết hợp với Cholin, I-ốt giúp phát triển não bộ của thai nhi. Nhu cầu về Axít Folic cũng được đáp ứng giúp giảm nguy cơ khuyết tật ống thần kinh ở thai nhi. Đối với thể chất của bé, hàm lượng Canxi cao kết hợp với vitamin D3, phốt pho giúp hỗ trợ hình thành và phát triển hệ xương của thai nhi, ngăn ngừa loãng xương ở mẹ.

Nắm bắt rõ khí hậu và cơ thể mẹ bầu Việt Nam, sữa bà bầu Optimum Mama Gold thêm vào chức năng cường miễn dịch và đề kháng cho mẹ. Hàm lượng sắt có trong sữa giúp mẹ giảm nguy cơ thiếu máu và thiếu sắt trong suốt thai kỳ. Các thành phần khác như vitamin A, C, D và nhiều khoáng chất tự nhiên như Kẽm, Selen giúp tăng cường đề kháng, hỗ trợ hệ miễn dịch cho mẹ, đặc biệt trong 3 tháng đầu của thai kỳ.

Trên đây là những lời khuyên và dinh dưỡng và tư vấn về loại sữa bà bầu tốt cho 3 tháng giữa thai kỳ từ Vinamilk. Mong rằng mẹ sẽ có được thai kỳ khỏe mạnh, bé ra đời cứng cáp thông minh.

Các loại sữa dành cho bà bầu hay mất ngủ

Khi có thai, phụ nữ thay đổi rất nhiều trong cơ thể và tâm trạng. Những điều này ảnh hưởng rất nhiều đến giấc ngủ-yếu tố rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe thai kỳ. Bài viết dưới đây sẽ gửi đến mẹ bầu những lời khuyên về giấc ngủ và những lợi ích từ các loại sữa dành cho bà bầu muốn cải thiện chất lượng giấc ngủ.

Mất ngủ khiến phụ nữ mang thai dễ mệt mỏi, kéo theo các hệ quả khác trong thai kỳ như căng thẳng, biếng ăn,…gây ra những hệ quả khó lường cho thai phụ. Những hệ quả này kéo theo các nguy cơ khôn lường cho thai nhi. Dễ thấy nhất, là việc biếng ăn khiến thai nhi bị suy dinh dưỡng, còi xương, hoặc những vẫn đề về trí tuệ do ảnh hưởng quá trình hình thành hệ thần kinh. Thêm vào đó, khi căng thẳng kéo dài, trẻ ra đời có nguy cơ tự kỷ cao hoặc có sức khỏe tâm lý yếu.

Trong những trường hợp này, bà bầu có thể sử dụng các loại sữa dành cho bà bầu để giúp bà bầu có được những dưỡng chất, đồng thời, giúp mẹ bầu có được giấc ngủ ngon hơn. Sữa bà bầu có tính ấm, giúp mẹ bầu ngủ ngon hơn. Đồng thời, khả năng giúp hệ tiêu hóa của mẹ hoạt động tốt hơn, những cơn chướng bụng, đầy hơi,…sẽ không xuất hiện để quất rầy giấc ngủ của mẹ. Lượng Sắt có trong sữa bầu giúp bổ sung để máu lưu thông tốt hơn, cho mẹ bầu có được sự sảng khoái sau giấc ngủ.

Tư thế ngủ đúng khi mang thai

Tư thế ngủ đúng có thể khiến giấc ngủ sâu hơn, giảm bớt mỏi mệt trong ngày, bảo đảm sức lực dồi dào để bắt đầu vào ngày làm việc, học tập kế tiếp. Ngủ đúng tư thế càng có ý nghĩa quan trọng đối với phụ nữ mang thai. Nó có mối hên quan tới sức khỏe, nghỉ ngơi an toàn của cả phụ nữ mang thai và thai nhi.

Theo nghiên cứu của các chuyên gia, tư thế ngủ thích hợp nhất cho phụ nữ mang thai là nằm nghiêng sang trái, đặc biệt từ tháng mang thai thứ 7 trở đi, nhất định phải nằm nghiêng sang trái. Vì sao không thể chọn tư thế ngủ khác? Đó là vì phía sau tử cung của phụ nữ mang thai là động mạch và tĩnh mạch to (y học gọi là động mạch chủ vùng bụng và tĩnh mạch bụng dưới). Những huyết quản lớn này hướng lên trên là tới tim, hướng xuống dưới là chân và bộ phận sinh dục ngoài, chúng vận chuyển máu từ tim tới khắp các bộ phận của cơ thể, rồi lại đưa máu từ khắp nơi trở về tim.

Phụ nữ mang thai chọn vị trí nằm nghiêng sang trái còn có thể phòng và chống hội chứng huyết áp cao thai nghén. Bởi vì, nằm nghiêng sang trái có thể tránh áp lực của tử cung lên thận, khiến thận duy trì đủ máu, đảm bảo hoạt động tốt, giảm bớt 3 bệnh lớn huyết áp cao, phù thũng, tiểu anbumin. Có người nước ngoài cho rằng, chọn tư thế nằm ngửa ở giai đoạn cuối thai kỳ có thể khiến lượng máu ở thận và khả năng lọc của tiểu cầu thận thấp hơn 20% so với chọn tư thế nằm nghiêng.

Những lợi ích của tư thế ngủ đúng

Ngủ đúng tư thế giúp bà bầu khỏe mạnh

Cùng với sự phát triển của tử cung, rõ ràng tư thế ngủ của bà mẹ cũng ngày càng quan trọng, đặc biệt là ở vào giai đoạn cuối thai kỳ (tháng thứ 7~9). Các chuyên gia cho rằng, phụ nữ mang thai nên chọn tư thế ngủ nghiêng sang trái là tốt nhất. Trong khi mang thai, đặc biệt là giai đoạn cuối của thai kỳ, phụ nữ mang thai chọn tư thế nằm nghiêng sang trái, có 4 ưu điểm sau:

1. Có thể giảm bớt áp lực của tử cung lên động mạch chủ và động mạch xương chậu, từ đó duy trì lượng máu cần thiết cho động mạch tử cung, bảo đảm cung cấp đủ máu cho thai nhi, cũng như cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho sự phát triển của thai nhi.

2. Có thể giảm bớt áp lực của tử cung lên tĩnh mạch bụng dưới, tăng lượng máu chảy về tim. Do vậy, vừa có thể khiến lượng máu ở thận tăng, lượng nước tiểu tăng, mà còn có thể cải thiện được tình hình cung cấp máu tới tổ chức não, điều này vô cùng có lợi cho phụ nữ mang thai trong việc đẩy lùi hoặc phòng chống hội chứng huyết áp cao thai nghén. Còn đối với những bà mẹ đã mắc hội chứng huyết áp cao thai nghén thì có thể làm giảm phù thũng, tránh không bị chuột rút.

3. Do khi mang thai, tử cung bị lệch về bên phải, do vậy nằm nghiêng về bên trái có thể cải thiện được mức độ lệch, giảm bớt sự giãn nở của huyết quản tử cung, khôi phục lại tư thế thẳng đứng của huyết quản, do vậy đảm bảo đủ lượng máu cho cuống rốn.

4. Nằm nghiêng sang trái có thể tăng lưu lượng máu của cuống rốn, do vậy có thể cải thiện được tình trạng cung cấp oxi cho thai nhi trong tử cung, có lợi cho sự phát triển của thai nhi, giảm bớt tỉ lệ sinh trẻ thiếu cân hoặc tử vong khi sinh. Đặc biệt, chọn tư thế nằm nghiêng sang trái vô cùng có hiệu quả đối với thai nhi phát triển chậm.

Cùng với việc uống các loại sữa dành cho bà bầu, mẹ bầu có thể bổ sung thêm những thực phẩm như đậu, chuối, sữa chua,…để mẹ bầu có được giấc ngủ ngon hơn. Mẹ hãy kết hợp tư thế ngủ đúng và vận động nhẹ hợp lý trước giờ ngủ để có được giấc ngủ chất lượng cho thai kỳ.

Mẹ có thể tham khảo thêm về các loại sữa sữa dành cho bà bầu từ Vinamilk-thương hiệu có 40 năm kinh nghiệm trong việc chăm sóc sức khỏe người dân Việt. Sữa dành cho bà bầu từ Vinamilk có công thức và khẩu vị hướng đến phụ nữ Việt Nam để chăm sóc và giải quyết được những vấn đề trong thai kỳ cho mẹ bầu.

Bật mí sữa tăng cân cho bé 1 tuổi và những món ăn giúp bé tăng cân

Làm sao để tìm được sữa tăng cân cho bé 1 tuổi giúp bé phát triển khỏe mạnh và toàn diện? Những món ăn nào giúp bé tăng cân nhanh chóng và an toàn? Tất cả sẽ được thông tin qua bài biết sau đây.

Bật mí sữa tăng cân cho bé 1 tuổi

Sữa Dielac Grow Plus 1+ Của Vinamilk

Sữa tăng cân cho bé 1 tuổi

Dielac Grow plus 1+ 900g sữa tăng cân cho bé  (1 – 2 tuổi) sữa đặc trị dành cho trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi.

Sữa Dielac Grow Plus 1+ là là dòng sữa được đặc chế cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi muốn tăng cân của nhãn hàng sữa Vinamilk. Sản phẩm đã được sự tín nhiệm và tin dùng bởi các bà mẹ và các chuyên gia dinh dưỡng.

Sản phảm này được nghiên cứu và được bổ sung các thành phần dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể trẻ, đồng thời cung cấp nhiều năng lượng và dưỡng chất tăng khả năng tăng cân cho bé.

Ngoài ra, sữa Dielac Grow Plus 1+ là sản phẩm giàu đạm, giàu Alpha- Lactalbumin và chứa nhiều các chất axit amin và chất béo thiết yêu giúp bé tăng cân tốt.

Đặc biệt trong sữa có chứa thành phần đạm Whey- có giá trị cao nhất trong việc cung cấp chuỗi Amino Acid có kết quả xây dựng và duy trì tế bào cơ. Đây là thành phần đạm thường có trong các sữa ngoại nhập dành riêng cho trẻ thấp còi.

Với hàm lượng canxi cao hơn 30% và lượng vitamin D3 được bổ sung gấp đôi Sữa Dielac Grow Plus 1+ thực sự là siêu phẩm giúp bé tăng chiều cao.

Hơn nữa, Vinamilk đã nghiên cứu và đưa vào thành phần sữa có thành phần sữa non giúp bé tăng sức đề kháng tốt nhất.

Ngoài ra hệ miễn dịch và sức đề kháng của bé cũng nâng cao khi được bổ sung thêm các khoáng chất thiết yếu nhưu Kẽm, Selen, vitamin A,C, D,E.

Sữa Dielac Grow Plus 1+ giúp tăng cường tiêu hóa và hấp thu nhờ sự kết hợp độc đáo của chất xơ hòa tan và chủng lợi khuẩn Bifidobacterium, BB-12 TM giúp hệ tiêu hóa non nớt của bé luôn khỏe mạnh và hấp thu tốt các dưỡng chất.

Các thành phần dinh dưỡng DHA, Axit Linoleic, axit Alpha- Linolenic, Taurin và Cholin trong Sữa Dielac Grow Plus 1+ phát triển tốt não bộ của trẻ.

Sữa Dielac Grow Plus 1+ dù là dòng sữa đặc trị dành cho trẻ thấp còi, chậm lớn, suy dinh dưỡng nhưng vẫn chú trọng phát triển toàn diện cho bé.

Đây là sản phẩm được kiểm định và công nhận chất lượng bởi nhiều người tin dùng tại Việt Nam và chuyên gia dinh dưỡng.

Sữa P100 giúp bé tăng cân

Sữa P100 cung cấp vi chất cần thiết cho bé năng động, sáng tạo và tăng trưởng vượt trội.

Chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể , sữa giúp tăng sức đề kháng, phòng chống bệnh tật.

Sản phẩm hỗ trợ cực tốt cho quá trình tiêu hóa, giúp trẻ ăn ngon và hấp thu dinh dưỡng hiệu quả.

Đối với những trẻ biếng ăn,, trẻ suy dinh dưỡng hoặc chậm tăng cân trong giai đoạn phục hồi chức năng, sữa trở thành nguồn cung calo cực lớn nhờ hàm lượng protein và chất béo cao.

Đối với trẻ biếng ăn, sữa p100 chính là vũ khí đắc lực kích thích vị giác, tạo cảm giác hứng thú trong việc ăn uống ở trẻ.

Đối với trẻ còi xương, sữa bổ sung khoáng chất, vitamin, các chất béo… đem lại sức sống, thể lực, hỗ trợ tăng cân dần dần.

Sữa Care 100 Plus Của Viện dinh dưỡng

Sữa care 100 plus cung cấp 100kcal trong 100ml sữa thành phẩm.

Sữa care 100 plus nguồn dinh dưỡng vượt trội:

+ FOS: hỗ trợ tiêu hóa và cải thiện khả năng hấp, giúp tăng cường vi khuẩn có lợi kích thích quá trình tiêu hóa và ức chế nhóm vi sinh có hại.

+ Các Vitamin A, C, D và vi chất Kẽm, Selen giúp hồi phục chức năng của cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch, chống lại các bệnh thường gặp do vi khuẩn và vi rút gây ra.

+Sữa care 100 plus tỷ lệ cân đối Magie hỗ trợ vai trò của Can-xi, phốt-phát, Vitamin D, Vitamin C giúp trẻ hoàn thiện hệ xương phát triển cân đối, chắc khỏe.

+ Tỷ lệ chất béo cân đối 60% chất béo động vật và 40% từ dầu thực vật.

+ CARE-100PLUS cung cấp 100Kcal trong 100ml sữa pha chuẩn, cao gấp rưỡi sản phẩm sữa thông thường.

Những món ăn giúp bé tăng cân

Sau khi đã tìm được sữa tăng cân cho bé 1 tuổi thì các mẹ hãy nhanh chóng bắt tay vào làm những món ăn cực bổ dưỡng để bổ sung năng lượng cho nhé!

Cháo chim bồ câu – Cà rốt – Đậu cô ve

Sữa tăng cân cho bé 1 tuổi

Nguyên liệu

  • Chim bồ câu: 1/2 con (khoảng 100g)
  • Cà rốt, đậu cô ve: 40g
  • Cháo hạt vỡ Mabu: 35g
  • Gạo nếp: 10g
  • Hành khô: 1 – 2 nhánh
  • Nấm hương: 3 – 4 tai
  • Dầu ăn
  • Nước

Cách làm

Thịt chim mẹ làm sạch, lọc xương và thịt để riêng ra.

Cho vào nồi khoảng 550ml nước, sau đó cho thêm cháo hạt vỡ Mabu, gạo nếp, xương chim vào ninh khoảng 15-20 phút.

Trong thời gian đó, mẹ đem băm chim bồ câu, thái/băm nhỏ đậu cô ve, cà rốt, nấm hương tùy vào khả năng ăn thô của bé.

Mẹ láng dầu vào nồi, đun nóng thì cho hành khô đã băm nhỏ vào phi thơm, rồi cho thịt chim bồ câu vào xào săn.

Khi cháo chín nhừ thì mẹ cho cà rốt, đậu cô ve, nấm hương vào đun trong khoảng 2 – 3 phút thì cho thịt chim bồ câu vào đun sôi.

Đổ cháo ra bát và cho bé thưởng thức khi còn nóng ấm.

Cháo gà – Cà rốt – Hạt sen

Nguyên liệu

  • Thịt gà nạc: 30g
  • Hạt sen: 10g
  • Cà rốt: 20g
  • 1 củ hành thái hạt lựu
  • Dầu ăn: 1 thìa cà phê

Cách làm

Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, thái nhỏ hạt lựu.

Hạt sen rửa sạch, đem luộc chín mềm.

Cho chút dầu vào chảo, rồi cho gà với cà rốt vào xào, tiếp đến đổ nước vào ninh, cho thêm hạt sen vào ninh cùng với lửa nhỏ. Khi tất cả hỗn hợp mềm nhừ thì mẹ có thể cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn tất cả, rồi đổ cháo ăn dặm từ cà rốt, gà, hạt sen ra bát là có thể cho bé ăn.

 Đây là một món dễ nấu nhưng giúp bé tăng cân hiệu quả.

Bột rau ngót thịt lợn

Sữa tăng cân cho bé

Nguyên liệu

  • Rau ngót: 20g
  • Thịt lợn nạc: 20g
  • Bột gạo/bột ăn dặm Mabu: 10-20g
  • Dầu ăn: 1/2 thìa cà phê 5ml

Cách làm

Rau ngót mẹ rửa sạch, băm/xay nhuyễn.

Bột gạo/bột ăn dặm Mabu, mẹ hòa tan trong chút nước.

Thịt lợn, mẹ rửa sạch, băm/xay nhuyễn. Rồi cho vào nồi nước, bắc bếp, khuấy đều tay đến khi chín, thì lần lượt đổ bột gạo đã được hòa tan vào, rồi cho rau ngót vào khuấy đều tay đến khi bột chín.

Tắt bếp, đổ bột ra bát, nêm thêm một thìa dầu ăn.

Thế là mẹ đã có món bột cho bé ăn dặm từ rau ngót và thịt lợn cho bé tăng cân rồi!

Chúc các mẹ thành công!

Cảm ơn các mẹ đã đọc bài viết: “Bật mí sữa tăng cân cho bé 1 tuổi và những món ăn giúp bé tăng cân”

Dinh dưỡng và các loại sữa dành cho bà bầu sắp sinh

Sắp sinh nở, mẹ bầu cần có dự chuẩn bị tốt về nhiều mặt để mẹ tròn con vuông, nhất là về dinh dưỡng và các loại sữa dành cho bà bầu sắp sinh để thai phụ có được dưỡng chất đầy đủ và khỏe mạnh cho thai kỳ trọn vẹn.

Những chất dinh dưỡng cần cho bà bầu sắp sinh

Sắt: Thai nhi bắt đầu dự trữ sắt trong cơ thể. Khi thiếu sắt sẽ khiến cơ thể mẹ thiếu máu do thiếu sắt, xuất hiện chứng đau đầu, thiếu sức lực, tim đập nhanh, mệt mỏi… Khi sinh, tử cung co thắt yếu, có thể gây đẻ lâu hoặc bị nhiễm bệnh khi đẻ.

Canxi: Giúp xương cốt, hộp sọ của thai nhi cứng cáp. Nếu thiếu canxi, xương của mẹ sẽ bị loãng, hay bị chuột rút, thai nhi dễ mắc bệnh còi xương.

Các loại sữa dành cho bà bầu rất giàu canxi

Kẽm: Giúp thúc đẩy sự phát triển sinh trưởng. Khi bị thiếu, tử cung co thát yếu, kéo dài quá trình sinh nở, gây khó đẻ.

Vitamin K: Nếu thiếu, thai dê bị chết lưu, đẻ non hoặc sinh ra đã bị đần độn bẩm sinh, trí tuệ phát triển chậm…

Vitamin B1: Khi bị thiếu, mẹ dễ buổn nôn, mệt mỏi, thiếu sức lực. Trẻ sinh ra cân nặng thấp, dễ mắc bệnh viêm dây thần kinh, bệnh phù chân bẩm sinh.

Carbonhydrate: Cung cấp năng lượng giúp thai nhi dự trữ chất béo và glycogen trong cơ thể. Nếu thiếu, thai phụ dễ bị thiếu protein hoặc nhiễm xeton-axit.

Protein: Ở cuối thai kỳ, thai phụ và bé đều cần dự trữ chất đạm, tổng lượng dự trữ có thể đạt đến hơn 400g.

Lipid: Cung cấp các loại chất béo giúp phát triển đại não của bé.

Một số lưu ý về dinh dưỡng cuối thai kỳ

Ở cuối thai kỳ, dung lượng máu của mẹ đạt đến đỉnh cao, vì thế nên ăn ít muối. Nếu không chú ý, dễ gây gánh nặng cho tim và huyết quản, dẫn đến bệnh cao huyết áp hoặc phù thũng. Lúc này, hàm lượng muối dùng mỗi ngày tốt nhất từ 2-3g, lượng xì dầu không nên nhiều hơn 10ml/ ngày. Cùng với việc hạn chế ăn muối, cần cố gắng giúp mẹ ăn ngon miệng, không vì lượng muối giảm mà ảnh hưởng đến ham muốn ăn uống.

1. Khi xào rau không nên cho muối ngay từ đầu, đợi rau chín, cho muối vào trộn đều, khi vậy cảm giác sẽ mặn hơn.

2. Chuẩn bị canh thịt, uống trước khi ăn cơm, axit amin phong phú trong canh thịt sẽ kích thích ham muốn ăn của thai phụ.

3. Ăn nhiều hoa quả và những loại rau có mùi thơm, ví dụ rau hẹ, rau mùi, rau mùi tàu… giúp thai phụ ăn uống ngon miệng.

4. Nên chế biến nhiều món ăn với màu sắc và hương vị thơm ngon, đánh tan cảm giác nhạt miệng.

Ngoài ra, không nên ăn uống ở những hàng quán ven đường, thậm chí là cả nhà hàng. Những nơi này đều không thích hợp với thai phụ vì lượng muối trong thức ăn đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép.

Các loại sữa dành cho bà bầu đang ở cuối thai kỳ

Sữa dành cho bà bầu

Các loại sữa dành cho bà bầu được tạo ra với công thức chăm sóc riêng cho bà bầu. Uống sữa cho bà bầu giúp mẹ có được đủ chất dinh dưỡng cần thiết để thai nhi hoàn thiện cuối thai kỳ. Đồng thời, đây cũng là cách để mẹ có được sức khỏe tốt cho kỳ sinh nở đang tới gần. Một lợi ích khác khi uống sữa bà bầu cuối thai kỳ đó là khả năng gọi sữa sau sinh cho mẹ để mẹ có được sữa cho bé bú từ sớm.

Sữa non Colostrum

Theo đánh giá của các chuyên gia và bác sĩ, sữa non là sản phẩm sữa thay thế tốt nhất cho sữa bột bà bầu. Bởi trong sữa non có chứa nhiều kháng thể, khoáng chất, vitamin và các chất dinh dưỡng có lợi khác như: protein, Vitamin A, B6, Axit folic, Kẽm, Canxi, Lysine,…

Sữa non có tác dụng: Cung cấp chất dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất, các chất sinh trưởng, đầy đủ cho cơ thể của mẹ và cho sự phát triển toàn diện cho thai nhi. Tăng hấp thu dinh dưỡng, ngăn ngừa táo bón cho mẹ. Giúp tăng cường miễn dịch, nâng cao sức đề kháng, phòng ngừa bệnh cho bà bầu

Sữa đậu nành

Sữa đậu nành cũng là một trong các loại sữa dành cho bà bầu

Sữa đậu nành rất tốt cho sức khỏe mẹ bầu và thai nhi. Nó cung cấp nhiều chất béo thực vật, có thể thay thế cho các loại sữa bột và sữa công thức. Trong sữa đậu nành chứa nhiều canxi và nhiều vitamin như: vitamin A, E, B1. Đặc biệt, sữa còn giàu axit folic – một dưỡng chất vô cùng quan trọng trong việc ngăn cản chống dị tật ống thần kinh ở thai nhi.

Tuy nhiên nếu mẹ bầu sử dụng sữa đậu nành để thay thế sữa bột thì cần chú ý một số vấn đề sau: kiểm tra dị ứng với sữa đậu nành trước khi dùng và mẹ bầu cũng nên bổ sung thêm các thực phẩm khác để cung cấp vitamin C, D để đảm bảo dinh dưỡng cho mẹ và bé.

Thực phẩm tốt cho bà bầu 3 tháng cuối thai kỳ

Trứng

Trứng là lựa chọn lành mạnh cho mẹ và bé ở 3 tháng cuối thai kỳ. Trứng có chứa chất dinh dưỡng có tên choline giúp hỗ trợ hoạt động của tế bào giúp cho sự phát triển tối đa của em bé trong giai đoạn này. Choline cũng rất cần thiết cho sự phát triển trí não thai nhi, đồng thời, mẹ cung cấp đủ choline sẽ giúp làm giảm nguy cơ rối loạn tăng trưởng tụy và thận. Mẹ bầu nên ăn trứng được chế biến chín hẳn để phòng ngừa nguy cơ nhiễm khuẩn.

Cá hồi

Cá hồi là loại thực phẩm tốt cho bà bầu

Cá hồi là thực phẩm lành mạnh không thể thiếu trong 3 tháng cuối thai kỳ. Loại thực phẩm này rất giàu omega 3-chất béo tốt cho não của em bé đang phát triển nhanh chóng. Ngoài ra, cá hồi còn chứa một lượng DHA kích thích sự hình thành và phát triển hệ thần kinh của em bé.

Các loại hạt

Đây là lựa chọn tuyệt vời cho các món ăn nhẹ của mẹ bầu. Mẹ nên chọn các loại hạt, quả khô như óc chó, hạnh nhân, hạt điều,…các loại ngũ cốc bởi chúng rất giàu chất béo, chất xơ và chất đạm tốt cho mẹ bầu và thai nhi. Đồng thời, các loại hạt này có thể dùng để chế biến thành nhiều món ăn vặt hoặc sữa thực vật lành mạnh cho thai kỳ của mẹ.

trên đây là những lời khuyên về dinh dưỡng và sữa cho mẹ bầu sắp sinh, mong rằng các thai phụ sẽ có sự chuẩn bị kỹ lưỡng cho kỳ sinh nở của mình. Mẹ có thể tham khaaro thêm về các loại sữa dành cho bà bầu tại đây.

15 Thực đơn dinh dưỡng giúp trẻ tăng cân nhanh chóng

Trẻ suy dinh dưỡng và biếng ăn là một trong những nỗi lo lắng của nhiều bà mẹ hiện nay. Vậy cách giúp trẻ tăng cân nhanh chóng là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ biếng ăn là do trẻ không có ham muốn ăn uống, từ đó không có đủ chất dinh dưỡng cho trẻ phát triển một cách tốt nhất. Vậy cách giúp trẻ tăng cân nhanh chóng chính là xây dựng các món ăn ngon miệng và hấp dẫn, tạo sự hứng thú trong ăn uống của trẻ.

1. Canh trái cây

Nguyên liệu: Táo tây 1/6 quả, lê 1/6 quả, cà chua 30g, chả lụa 20g, thịt lợn băm 20g, dầu ăn 5g, đường, tỏi, nước mắm.

Cách làm:

– Táo, lê gọt bỏ vỏ, cà chua, chả lụa thái hạt lựu.

– Bắc chảo dầu lên bếp, phi hành tỏi băm cho thơm, cho thịt, cà chua vào xào, tiếp đó cho 200ml nước lã vào đun sôi. Tiếp đó cho táo, lê, chả lụa vào, đun sôi lại, tắt bếp, cho ra tô rồi cho trẻ ăn.

2. Nui xào jăm-bông

Nguyên liệu: Phomát bào nhuyễn 5g, nui nơ 60g, jăm-bông 50g, khoai tây bi 3 củ, dầu ăn 2,5ml.

Cách làm:

– Nui luộc chín, cho ra xả nước lạnh, để ráo, rồi trộn đều với 10ml dầu ăn để cho tơi. Jăm-bông thái hạt lựu cỡ 1cm.

– Khoai tây gọt vỏ, rửa sạch, bổ đôi, luộc chín mềm.

– Bắc chảo lên bếp, cho 1 thìa cà phê dầu ăn vào, trút nui vào đảo nhanh tay lửa to. Tiếp đó cho khoai tây, jăm-bông vào đảo đều, nêm bột canh vừa ăn, tắt bếp.

– Cho nui ra đĩa sâu lòng rồi rắc phomat lên trên.

3. Cháo tôm trứng muối

Nguyên liệu: Tôm sú tươi 100g, trứng vịt muối 1 quả, gạo 50g, nước 300ml, bột canh, dầu mè 10g, hành lá.

Cách làm:

– Tôm bóc vỏ, rút chỉ đen, rửa sạch, để ráo, băm nhuyễn.

– Hành nhặt rửa sạch, thái nhỏ.

– Trứng rửa sạch, luộc chín, lấy lòng đỏ dằm nhuyễn.

– Gạo vo đãi sạch, cho vào nồi nước ninh 40 phút nhừ thành cháo.

– Bắc chảo lên bếp đun nóng chảo, cho dầu mè vào xào chín tôm, nêm bột canh vừa ăn, cho lòng đỏ trứng muối vào đảo đều, rắc hành vào là được.

– Múc cháo ra bát, trộn đều tôm trứng, để nguội bớt rồi cho trẻ ăn.

4. Trứng tráng với các loại rau

Nguyên liệu: Trứng gà 1 quả, hành tây 15g, đậu xanh 1 quả, cà chua 15g, bí ngô bao tử hoặc bí ngòi 15g, bột canh 1 ít, dầu ăn.

Cách làm:

– Hành tây thái hạt lựu. Đậu xanh tước bỏ vỏ, rửa sạch, thái khoanh mỏng. Cà chua bỏ hột, thái nhỏ. Bí ngô hoặc bí ngòi thái nhỏ.

– Trứng đập ra tô, đánh đều với các loại rau củ trên và bột canh.

– Cho dầu ăn và chảo, xuống trứng trộn rán nhỏ lửa cho chín mềm đều các nguyên liệu là được. Cho trẻ ăn với cơm.

Nấu món trứng tráng với các loại rau là cách giúp trẻ sơ sinh tăng cân

5. Hẹ xào trứng

Nguyên liệu: Rau hẹ 100g, trứng gà 1 quả, dầu thực vật, bột canh, rượu đủ dùng.

Cách làm:

– Hẹ nhặt rửa sạch, xắt đoạn 1cm. Trứng gà đập ra bát, đánh bông để sẵn.

– Rót dầu vào chảo đun nóng, xuống trứng xào chín tới rồi cho rau hẹ vào đảo nhanh tay, nêm bột canh, rưới rượu vào đảo đều là được.

– Hay cũng có thể tráng trứng thật mỏng rồi thái chỉ trước, sau đó cho rau hẹ vào xào gần chín tới mới cho trứng vào đảo cùng, nêm gia vị vừa ăn xào chín là được.

Lưu ý:

– Hẹ tuy giàu chất xơ, rất tốt nhưng không được cho trẻ ăn khi trẻ có vấn đề về tiêu hóa.

– Khi xào phải đảo nhanh tay, tránh để rau bị nát.

6. Rau xào tổng hợp

Nguyên liệu: Mã thầy 100g, cà rốt 50g, khoai tây 50g, nấm hương tươi 50g, mộc nhĩ 5g, dầu thực vật, gia vị.

Cách làm:

– Mã thầy gọt bỏ vỏ, thái lát mỏng. Cà rốt, khoai tây rửa sạch, gọt vỏ, thái lát mỏng. Nấm cắt bỏ chân, rửa sạch, thái chỉ. Mộc nhĩ ngâm nở, rửa sạch, xé nhỏ.

– Cho dầu vào chảo đun nóng, xào cà rốt chín tới rồi cho nấm, khoai tây, mộc nhĩ vào xào chín, nêm gia vị, cho mã thầy vào xào ngấm là được.

Nấu rau xào tổng hợp là cách giúp trẻ sơ sinh tăng cân

7. Cà rốt xào thịt

Nguyên liệu: Cà rốt 1/2 củ, thịt lợn nạc 100g, rau mùi 20g, dầu thực vật, nước mắm, bột mì, dầu mè, giấm, rượu đủ dùng.

Cách làm:

– Cà rốt gọt bỏ vỏ, rửa sạch, thái chỉ. Rau mùi nhặt rửa sạch, thái nhỏ.

– Thịt lợn lọc bỏ gân xơ, thái chỉ, cho ra tô vẩy ít bột mì, nước mắm, rượu,dầu mè ướp ngấm rồi cho vào chảo dầu nóng xào chín tới, tiếp đó cho cà rốt vào xào chín mềm, nêm bột canh vừa miệng, rắc rau mùi vào là được.

8. Canh rau ngót nấu thịt nạc

Nấu món canh rau ngót nấu thịt nạc là cách giúp trẻ sơ sinh tăng cân

Nguyên liệu: Rau ngót 150g, thịt lợn nạc vai 100g, bột canh iod đủ dùng.

Cách làm:

– Rau ngót tuốt lấy lá non, rửa sạch, vò nát.

– Thịt rửa sạch, băm nhuyễn, ướp với ít nước mắm cho ngấm rồi cho vào nồi nước đun sôi, cho rau ngót vào đun chín, nêm bột canh vừa miệng là được.

9. Giá xào thịt bò

Nguyên liệu: Giá đỗ 150g, thịt bò thăn 100g, hành hoa, mùi tàu đủ dùng.

Cách làm:

– Giá đỗ nhặt rửa sạch, để ráo.

– Thịt bò thái mỏng, ướp nước mắm.

– Hành hoa, mùi tàu nhặt rửa sạch. Hành cắt riêng phần dò trắng với dọc hành, để sẵn.

– Bắc chảo lên bếp, cho dầu ăn vào đun nóng, tiếp đó cho phần dò hành thái nhỏ vào phi thơm, rồi cho thịt bò vào đảo qua, tiếp đó cho giá vào xào cùng, nêm bột canh vừa miệng xào cho đến khi thịt bò và giá chín tới, cho dọc hành và mùi tàu thái nhỏ vào đảo qua là được.

Nấu giá xào hẹ là cách giúp trẻ sơ sinh tăng cân nhanh chóng

10. Canh chân trâu

Nguyên liệu: Bột mì 40g, trứng gà 1 quả, tôm khô 10g, cải bó xôi 20g, nước dùng xương lợn hoặc gà 200ml, dầu mè 5g, gia vị.

Cách làm:

– Cho bột mì, lòng trắng trứng và chút nước dùng vào bát đánh đều, nặn thành từng viên nhỏ như viên ngọc trai.

– Tôm khô rửa sạch bụi bẩn, ngâm nước cho mềm, để ráo, băm nhỏ.

– Cải bó xôi nhặt rửa sạch, thái nhỏ.

– Cho nước đùng còn lại vào xoong, đun sôi, thả viên ngọc trai vào đun chín tới, cho tôm vào, nêm gia vị vừa ăn, rồi cho lòng đỏ trứng, cải bó xôi vào đun chín. Rưới dầu mè vào là được.

11. Đậu thịt trứng đúc rán (hấp)

Nguyên liệu: Đậu phụ tươi 50g, trứng gà 1 quả, thịt băm 50g, dầu ăn 5ml.

Cách làm:

– Trứng gà đập ra bát con, cho đậu và thịt băm vào đánh đều cùng ít bột canh hoặc nước mắm, dầu ăn.

– Đặt bát trứng đậu thịt vào nồi cơm hấp chín, hay cũng có thể đặt vào xoong nước hấp cách thủy cho chín. Hoặc cũng có thể cho vào chảo dầu rán chín là được.

12. Canh cua rau ngót

Nguyên liệu: Cua đồng 200g, rau ngót 200g, dầu ăn, bột canh, hành khô đủ dùng.

Cách làm:

– Cua đồng chọn những con cua già, chắc, béo, rửa sạch, gỡ mai và thân riêng, rồi nhể mai lấy gạch cua. Còn thân cua cho vào cối cùng ít muối hạt giã nhuyễn, cho nước vào lọc lấy nước cua, chắt ra tô để sẵn.

– Rau ngót tuốt lấy phần lá non, rửa sạch, vò nát.

– Bắc xoong lên bếp đun nóng, cho dầu ăn vào phi thơm hành khô, tiếp đó cho gạch cua vào phi vàng, đổ phần nước cua đã lọc vào đun sôi, nêm bột canh vừa miệng cùng rau ngót vào đun chín là được.

13. Cá hồi nấu khoai tây

Nguyên liệu: Cá hồi 50g, khoai tây 1/2 củ, lá rau xanh 1 ít, nước 150ml.

Cách làm:

– Cá hồi luộc chín mềm, gỡ bỏ da và xương, băm nhuyễn.

– Khoai tây gọt bỏ vỏ, rửa sạch cùng lá rau xanh, cho vào nồi nước đun chín nhừ, để ráo, dằm nhuyễn.

– Trộn đều các nguyên liệu với nhau, cho vào nồi nước luộc rau quấy tan đều, bắc lên bếp đun sôi lại, để nguội bằng nhiệt độ cơ thể rồi bón cho trẻ ăn.

* Thịt cá hồi chứa nhiều axit niacin, có tác dụng giải phóng năng lượng trong chất đường, chất béo và chất đạm.

14. Canh cải bó xôi, đậu phụ

Nguyên liệu: Đậu phụ tươi 150g, cải bó xôi 150g, nước dùng gà 200ml, mỡ gà, bột canh.

Cách làm:

– Đậu phụ rửa sạch, xắt thành miếng nhỏ hình thoi, chần qua nước sôi già, vớt ra để ráo. Lá cải bó xôi rửa sạch, thái nhỏ, đun chín, cho ra bát con.

– Cho nước dùng vào xoong, đun sôi, cho đậu phụ, bột canh vào đun cho đến khi đậu phụ nổi lên, hớt bỏ bọt, đổ vào bát lá rau, rưới mỡ gà vào là được.

15. Nấm hương tươi xào bắp cải, cà rốt

Nguyên liệu: Bắp cải 100g, cà rốt 100g, nấm hương tươi 5 tai, dầu thực vật, bột canh đủ dùng.

Cách làm:

– Nấm hương, bắp cải, cà rốt rửa sạch, thái lát mỏng.

– Đun nóng chảo dầu, cho nấm hương vào xào trước rồi cho bắp cải, cà rốt vào xào chín, nêm bột canh vừa ăn là được.

Để giúp trẻ suy dinh dưỡng hết biếng ăn, bên cạnh việc xây dựng những thực đơn đầy dinh dưỡng thì mẹ có thể kết hợp cho trẻ uống thêm sữa với những dưỡng chất cần thiết giúp bé tăng cân và chiều cao. Hiện nay, trên thị trường có nhiều thương hiệu sữa uy tín  có đầy đủ dưỡng chất thiết yếu như sữa Dielac Grow Plus 1+ của Vinamilk, sữa Dielac Pedia cho trẻ biếng ăn của Vinamilk,…

Những khoáng chất thường có trong sữa cho bà bầu

Sữa cho bà bầu là thực phẩm giàu dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai và đang cho con bú. Hiện nay, sữa cho bà bầu chính là sản phẩm cung cấp những dưỡng chất để chăm sóc toàn diện cho sức khỏe mẹ và bé.

Bài viết xin gửi đến mẹ bầu những khoáng chất trong sữa cho bà bầu và tác dụng của chúng.

Sắt

Sắt là nguyên liệu chủ yếu để tạo nên hồng cầu trong máu, ở cơ thể người, có đến 2/3 lượng sắt tồn tại trong hồng cầu, 1/3 còn lại tồn tại trong gan, tỳ, tủy xương và các tế bào biểu bì ở ruột non. Đối với thai phụ, nhu cầu sắt tăng cao để đáp ứng với sự phát triển bào thai trong tiến trình thai nghén và nguy cơ mất máu lúc sinh nở. Thiếu máu, thiếu sắt ở những phụ nữ mang thai làm tăng nguy cơ tử vong đối với thai nhi như sinh non, sẩy thai, thai chết lưu, chậm phát triển bào thai trong tử cung. Thiếu máu thiếu sắt được xem là nguyên nhân liên quan đến 1/4 trường hợp tử vong mẹ có liên quan đến thai sản, làm gia tăng các tai biến sản khoa nhất là tai biến do xuất huyết sau sinh.

Một chế độ ăn hợp lý, đa dạng sẽ giúp cơ thể người mẹ có đầy đủ các loại vitamin Cần thiết giúp cho sự cân bằng của cơ thể và thai nhi phát triển tốt. Mẹ nên bổ sung sắt từ các sản phẩm dinh dưỡng đặc biệt có bổ sung thêm sắt và acid folic như các loại sữa tươi, sữa cho bà bầu v.v…

Canxi

Với phụ nữ có thai, canxi không những cần cho mẹ mà còn rất cần cho thai. Nguồn cung cấp canxi cho con là do sự thẩm thấu canxi từ máu mẹ qua nhau thai vào máu con để cấu tạo hệ xương răng cho thai nhi.

Canxi có rất nhiều trong sữa cho bà bầu

Thai phụ nếu thiếu canxi có thể thấy mệt mỏi, đau nhức bắp cơ, tê chân, đau lưng, đau khớp, răng lung lay, chuột rút, nặng hơn nữa thì lên cơn co giật do hạ canxi huyết quá mức mà biểu hiện đặc trưng là co giật các cơ mặt và chi trên với bàn tay co rúm v.v… Đối với thai nhi, lượng canxi cung cấp không đủ sẽ ảnh hưởng đến việc hình thành xương và các mầm răng ngay từ trong giai đoạn bào thai, gây nên khiếm khuyết ở xương và răng có thể kéo dài đến tuổi trưởng thành. Trẻ sinh ra đã có dấu hiệu thiếu canxi như mềm hộp sọ, thóp trước và thóp sau rộng, trẻ có các cơn khóc tím tái do co thắt, thậm chí bị co giật do hạ canxi huyết.

Tuy vậy không phải ăn vào bao nhiêu canxi thì cơ thể đều sẽ hấp thụ được hết. Tùy theo loại thức ăn, ví dụ sữa bò có lượng canxi cao hơn trong sữa mẹ nhưng lại khó được hấp thụ hơn. Và cũng tùy cơ thể mỗi người, tùy thành phần của phospho và vitamin D mà sự hấp thụ canxi nhiều hay ít.

Vì vậy việc ăn uống đầy đủ với thức ăn đa dạng, nhiều rau, củ, quả, kết hợp cùng uống sữa cho bà bầu và chọn lựa thức ăn có nhiều canxi cho bà mẹ mang thai là điều cần thiết, tránh được tình trạng thiếu canxi cho cả thai phụ và thai nhi.

Kẽm

Kẽm là một trong những dưỡng chất của cơ thể con người, kẽm tham gia vào sự phát triển và sinh trưởng của các tế bào. Phụ nữ sau khi mang thai cần đến một lượng kẽm rất lớn, đó là do sau khi mang thai, huyết tương dễ gia tăng, ảnh hưởng của các kích tố nhau thai và việc hấp thụ của nhau thai làm cho việc trao đổi kẽm trong cơ thể cũng tăng nhanh.

Thế nhưng, thai phụ nếu chỉ dựa vào việc ăn uống để đảm bảo có đủ lượng kẽm cho cơ thể thì là điều rất khó. Do vậy cần tăng cường bổ sung kẽm một cách hợp lý, nếu không sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Thiếu hụt kẽm dẫn đến chậm hoặc ngừng tăng trưởng, dị tật bẩm sinh, làm gia tăng các triệu chứng nghén như nôn ói, chán ăn.

Iod

Iod sau khi qua tiêu hóa đi vào huyết dịch trong cơ thể người, phần lớn sẽ được lưu giữ lại trong tuyến giáp trạng để đảm bảo có đủ nguyên liệu hợp thành kích tố của tuyến giáp trạng vận chuyển đến toàn cơ thể, đáp ứng những nhu cầu trong việc trao đổi chất.

Sau khi có thai, do thai nhi hình thành và phát triển, nhu cầu về iod dần dần gia tăng. Phôi thai từ tuần thứ 12 đến 22 đang bước vào giai đoạn hình thành não và hệ thần kinh. Thiếu iod vào lúc này là nguyên nhân gây nên các bệnh: đần độn, bướu cổ, chậm phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần. Iod có nhiều trong các loại thủy hải sản, rong biển… nhưng không phải ngày nào thai phụ cũng được cung cấp các thức ăn này, vì vậy sử dụng muối iod thay muối thường là biện pháp hiệu quả nhất.

Selen

Selen là chất khử độc cho cơ thể. Nó có khả năng liên kết với các kim loại nặng như thủy ngân và đào thải các kim loại nặng ra theo đường tiểu. Selen cũng bảo vệ cơ thể khỏi tác hại của các kim loại nặng như cadimi, chì, đồng, bạc, platin và arsenic. Ngoài ra, bằng cách hợp tác với glutathion, selen góp phần giảm độc tính của nhiều chất khác.

Selen có đa dạng chức năng và có nhiều trong sữa cho bà bầu

Selen không những tham gia vào các phản ứng sinh hóa trong cơ thể, mà còn có liên quan đến nhiều loại men hoạt tính, hơn thế còn có tác dụng quan trọng trong việc chống ôxy hóa, chống ung thư và một số bệnh khác, ở những phụ nữ mang thai, khi nhau thai hoạt động kém sẽ sản sinh ra nhiều chất ôxy hóa có hại cho cơ thể.

Do selen là chất chống ôxy hóa, nên nó sẽ giúp bảo vệ trước những yếu tố có hại, khi hàm lượng selen thấp hoặc thiếu hụt sẽ dễ dẫn đến chứng tiền kinh giật ở thai phụ. Một chức năng khác của kẽm được nhắc đến trong các loại sữa bầu đó là bảo đảm hệ miễn dịch.

Đồng

Đồng là một chất câu thành nên rất nhiều loại men trong cơ thể người. Trong cơ thể người có chứa khoảng 80mg đồng. Đồng trong cơ thể thường tồn tại trong huyết tương dưới dạng một men ôxy hóa. Đây là một loại men ôxy hóa đa chức năng, nó có thể thúc đẩy bộ phận tiêu hóa hấp thụ sắt, từ đó tạo nên hồng cầu trong máu. Thai phụ nếu thiếu đồng sẽ ảnh hưởng đến phôi thai và sự phát triển của thai nhi, dẫn đến dị tật bẩm sinh.

Ngoài ra còn làm cho màng ối của thai phụ trở nên mỏng và dễ vỡ, dễ gây ra vỡ màng ối sớm, sẩy thai, lưu thai và trẻ sinh ra nhẹ cân, phát triển không bình thường v.v…

Mong rằng mẹ bầu có thể có thêm nhiều kiến thức bổ ích sau bài viết.

18 món ăn tốt cho sự phát triển trí não của trẻ

Trong danh sách thực phẩm, các loại thịt, cá được chấm điểm cao nhất về độ dinh dưỡng cho trẻ. Vì thế chúng tôi xin chia sẻ đầy đủ các món ăn thúc đẩy cho sự phát triển của trẻ nhỏ từ thịt và cá.

CÁ CHIM VÀ ỚT CHUÔNG

Nguyên liệu

– Cá chim: 300g

– Ớt chuông: 150g

– Trứng gà: 1 quả

– Tương cà: 35g

– Bột mì, bột sắn dây, dầu ăn tinh luyện, hành, gừng, muối, rượu vang vừa đủ.

Cách làm:

Cá chim rửa sạch, lọc bỏ xương, thái sợi, cho rượu vang, muối vào ướp.

Ớt chuông rửa sạch, thái sợi nhỏ.

Trứng đập vào bát, đánh tan, cho bột sắn, nước trong, bột mì đặc sệt, cho vào trong cá.

Cho chảo lên bếp, cho dầu vào, khi dầu nóng, cho cá vào chiên sơ vớt ra. Để nguội.

Cho cá vào chiên lần hai, chiên đến khi vàng đều thì vớt ra, để ráo dầu.

Cho ớt chuông, tương cà, đường, muối, nước vào xào sơ, cho cá đã chiên vào đảo đều.

GÀ XÚC XÍCH

trẻ sơ sinh uống sữa gì tốt nhất

Nguyên liệu

– Thịt ức gà: 150g

– Trứng gà: 1 quả

– Cải dầu: 50g

– Xúc xích: 75g

– Dầu ăn tinh luyện, mỡ gà, nước dùng gà, muối, bột sắn dây vừa đủ.

Cách làm:

Thịt ức gà rửa sạch, thái miếng mỏng. Trứng gà lọc lấy lòng trắng,đánh bông.

Cải dầu rửa sạch, ngâm qua nước muối, băm nhuyễn.

Xúc xích cắt nhỏ.

Cho lòng trắng trứng vào bột sắn đảo đều, cho vào chảo dầu sôi, đánh tan, vớt ra để ráo dầu.

Bắc chảo lên bếp, cho mỡ gà, nước dùng gà, muối vào đun sôi cho đến khi sánh lại, cho tiếp thịt gà vào. nấu chín.

Cho thịt ra đĩa, bày cải dầu, xúc xích lên trên là xong.

TÔM XÀO ĐẬU HÀ LAN

Nguyên liệu

– Tôm tươi: 75 g

– Đậu Hòa Lan: 55g

– Dầu lạc, muối, nước dùng vừa đủ.

Cách làm:

Đậu Hòa Lan rửa sạch, cho ra rổ.

Tôm ngâm vào nước ấm, bóc bỏ vỗ.

Cho chảo lên bếp, cho dầu vào, chờ nóng cho đậu Hòa Lan vào xào sơ.

Cho tiếp tôm vào xào khoảng 5 phút, cho nước dùng gà, nấu đến khi canh sánh lại, nêm muối vừa ăn.

CHẢ THỊT GÀ

Nguyên liệu

– Thịt ức gà: 150g

– Bột mỳ, dầu ăn, muối đủ dùng.

Cách làm:

Thịt gà bỏ gân cho vào máy xay xay nhỏ, cho bột mỳ vào trộn đều.

Cho chảo lên bếp, cho dầu vào, chờ nóng, cho thịt gà vào rán vàng, nêm thêm ít muối vừa ăn là được.

THỊT ỨC GÀ TRỘN RAU

Nguyên liệu

– Thịt ức gà: 30g

– Rau chân vịt: 35g

– Tương: 3g

– Đường trắng, dầu vừng, bột vừng trắng đủ dùng.

Cách làm:

Thịt ức gà rửa sạch, lọc bỏ gân, luộc chín, thái miếng mỏng.

Rau chân vịt rửa sạch, cho vào nồi nước nóng có pha ít muối luộc chín, vớt ra ngâm vào nước sôi để nguội, sau đó vớt ra để ráo nước, cắt khúc khoảng 1 cm.

Đường cát, tương, dầu vừng khuấy đều, cho rau chân vịt, thịt gà vào trộn đều bày ra đĩa rắc vừng trắng lên trên là được.

THỊT GÀ HẤP BÍ ĐỎ

trẻ sơ sinh uống sữa gì tốt nhất

Nguyên liệu

– Bí đỏ: 50g

– Thịt gà xay: 15g

– Nước canh thịt: 100ml

– Đường trắng, xì dầu đủ dùng.

Cách làm:

Bí đỏ cho vào nồi nước canh thịt nấu nhừ.

Cho đường, xì dầu vào thịt gà xay trộn đều, nấu chín. Cho thịt gà lên miếng bí đỏ. rồi cho miếng bí đỏ vào chưng khoảng 10 phút là được.

Bí đỏ là trong những thực phẩm giúp phát triển trí não của trẻ nhỏ

THỊT NƯỚNG MẬT ONG

Nguyên liệu

– Thịt lợn: 300g

– Rượu vang: 5ml

– Đường, ngũ vị hương, tỏi, mật ong, muối tinh vừa đủ dùng.

Cách làm:

Thịt lợn rửa sạch, thái miếng dài, cho rượu vang, đường, ngũ vị hương, tỏi, muối và mật ong vào ướp khoảng 5 phút. Cho vào lò vi sóng khoảng 10 phút lật thịt lợn để tiếp khoảng 3 phút rồi đổ nước đi.

Lấy đĩa nướng ra, phết mật ong lên, lại cho vào lò nướng, mỗi mặt nướng khoảng 3 phút, nướng đến khi chín vàng, lại phết mật ong một lần nữa, cát thành lát bày ra đĩa.

PA TÊ GAN

Nguyên liệu

– Gan lợn: 55g

– Dầu ăn, muối, gia vị, hành, tỏi đủ dùng

Cách làm:

Gan rửa sạch, băm thật nhuyễn, ướp đường, muối, dầu, hành củ, tỏi băm nhuyễn. Lấy khuôn đã phết dầu, cho gan vào trải đều ra đem hấp chín.

CÀ RI THỊT GÀ

Nguyên liệu

– Thịt gà: 50g

– Cà rốt: 15g

– Cà ri: 10g

– Khoai lang, hành tây, bí đỏ mỗi thứ 15 gam.

– Dầu ăn, muối đủ dùng.

Cách làm:

Khoai lang rửa sạch cắt thành những miếng vuông nhỏ. Hành tây thái miếng. Cà rốt tán nhuyễn.

Cho dầu ăn vào chảo, chờ dầu nóng cho thịt gà vào xào, sau đó cho khoai lang, cà rốt vào cùng, cho tiếp một bát nước nấu chín. Sau khi nấu chín mềm cho cà ri vào.

THỊT KHO TÀU

Nguyên liệu

– Thịt lợn (mông sấn): 150g

– Nước mắm, đường, nước hàng, gia vị đủ dùng.

Cách làm:

Thịt lợn rửa sạch, thái miếng vừa ăn. ướp với gia vị và nước hàng cho ngập thịt rồi kho thật nhừ. Khi thịt chín mềm, cho một ít đường vào đảo đều.

Để thịt còn lại một ít nước khi ăn cơm trộn cả nước lẫn thịt cho thưởng thức.

CÁ BIỂN KHO THỊT

Nguyên liệu

– Cá nục: 150g

– Thịt lợn: 100g

– Nước mắm, nước hàng, hành khô, gừng, đường, gia vị vừa đủ.

Cách làm:

Thịt lợn rửa sạch, thái miếng.

Cá nục rửa sạch, cắt khúc. Cho thịt lợn xuống đáy nồi, cho cá lên trên. Hành khô, gừng, rửa sạch băm nhỏ, rắc đều lên mặt cá. Cho nước hàng, gia vị, nước sôi ngập cá rồi kho nhừ. Khi cá sắp nhừ cho thêm một ít đường, nêm nước mắm vừa ăn là được.

BONG BÓNG CÁ NẤU NẤM TƯƠI

trẻ sơ sinh uống sữa gì tốt nhất

Nguyên liệu

– Nấm tươi: 150g

– Bong bóng cá: 100g

– Một ít rau củ, gừng, hành, đường, muối, dầu hào, dầu vừng và một bát nước thịt hầm vừa đủ.

Cách làm:

Nấm hương ngâm qua nước ấm, rửa sạch, thái hình chữ thập.

Bong bóng cá cho vào nồi nước ấm ngâm mềm, rửa sạch, để ráo nước, thái miếng vừa ăn.

Đun nóng 500ml nước, cho hành, gừng, bong bóng cá và nấm hương vào nấu khoảng 10 phút thì vớt ra, để ráo.

Cho chảo dầu lên bếp, cho gừng, nấm hương, bong bóng cá, rau củ vào, nếm gia vị đun khoảng 30 phút là được.

CÁ NƯỚNG PHO MÁT

Nguyên liệu

– Thịt nạc cá: 150g

– Rượu trắng: 10ml

– Ớt ngọt: 1 quả

– Pho mát dễ tan chảy: 1 miếng

Cách làm:

Cá rửa sạch, để ráo nước, thái miếng vừa ăn, cho rượu trắng lên trên, ớt ngọt thái miếng hơi to một chút, trần qua nước sôi.

Cá cho vào giấy bạc, đổ pho mát dễ hòa tan lên trên, rắc ớt ngọt, cho vào lò nướng, nướng chín là được.

CÀ RI CÁ RÁN

Nguyên liệu

– Thịt nạc cá: 150g

– Bột mì: 20g

– Bột cà ri, mỡ rán. súp lơ xanh vừa đủ.

Cách làm:

Cá rửa sạch, để ráo nước, thái miếng vừa ăn, cho rượu trắng lên trên.

Cho bột mì và bột cà ri, phết đều lên miếng cá.

Đun nóng mỡ, cho cá vào rán vàng, bày lên đĩa, cho thêm súp lơ xanh đã luộc lên trên.

CÁ SỐT CHANH

Nguyên liệu

– Thịt nạc cá: 400g

– Chanh tươi: 1 quả

– Hành tây: 5g

– Bột mì, muối đủ dùng.

Cách làm:

Cá rửa sạch, thái miếng to, ướp đường, muối trong khoảng 30 phút. Cho cá lăn qua bột mì khô rồi cho vào chảo dầu rán vàng.

Đun nóng dầu, cho hành tây băm nhỏ vào phi thơm, cho nước chanh-đun khoảng 2 phút. Nêm muối, đường, đun sôi rồi rưới lên miếng cá

CÁ HỒI NẤU CÀ RỐT

trẻ sơ sinh uống sữa gì tốt nhất

Nguyên liệu

– Cá hồi: 100g

– Cà rốt: 50g

– Nước canh: 100ml

– Xì dầu, đường trắng, muối đủ dùng.

Cách làm:

Cá hồi rửa sạch, lọc bỏ da và xương thái thành 4 miếng, ướp muối, đường khoảng 10 phút.

Cà rốt gọt bỏ vỏ, rửa sạch, băm nhuyễn.

Cho nước canh vào nồi nấu sôi, cho cá vào đun với lửa vừa, khi cá chín cho cà rốt, xì dầu vào đun khoảng 10 phút là được.

TRỨNG ỐP LẾT NHÂN THỊT

Nguyên liệu

– Thịt nạc vai: 50g

– Trứng gà: 1 quả

– Mộc nhĩ: 10 g

– Dầu ăn tinh luyện đủ dùng.

Cách làm:

Mộc nhĩ ngâm qua nước ấm rửa sạch, băm nhỏ.

Thịt nạc vai rửa sạch, băm nhuyễn, cho mộc nhĩ vào trộn đều. Bắc chảo lên bếp cho dầu vào xào chín thịt.

Cho chảo lên bếp, cho dầu nóng, đập trứng vào để nguyên cả quả cho lòng tráng trứng phồng lên, cho thịt trộn mộc nhĩ đã xào sẵn vào cùng phần lòng đỏ trứng rồi cuộn lòng trắng lên trên. Đe nhỏ lửa, rán chín vàng đều.

TRỨNG CUỐN RAU

Nguyên liệu

– Trứng gà: 1 quả

– Cà chua: 8g

– Khoai tây: 5g

– Dầu ăn, muối đủ dùng.

Cách làm:

Cà chua, khoai tây rửa sạch, luộc chín, tán nhuyễn. Cho một ít dầu lên chảo, cho các loại rau trên vào xào chín.

Trứng gà lọc lấy lòng đỏ, đánh tan, sau đó cho vào chảo dầu tráng mỏng. Cho rau đã xào chín vào trứng tráng cuốn lại, đun nhỏ lửa rán vàng đều hai mặt. Bày ra đĩa cho bé thưởng thức.

Chúng tôi vừa chia sẻ một số món ăn bổ dưỡng cho bé yêu nhà bạn, hy vọng với những món ăn này sẽ giúp con phát triển khỏe mạnh.

Chúc các mẹ chế biến thành công các món ăn phát triển trí não cho bé nhé!

 

Các loại sữa dành cho trẻ sơ sinh phát triển tốt của Vinamilk

Các loại sữa dành cho trẻ sơ sinh hiện nay có rất nhiều chủng loại và đa dạng công dụng. Ngoài ra, sữa bột công thức chính là nguồn dinh dưỡng đầy đủ và an toàn cho trẻ sơ sinh trong trường hợp bé không được nuôi bằng sữa mẹ hoặc không được bú đủ sữa mẹ.

Những lưu ý mẹ cần biết trước khi dùng sữa cho trẻ sơ sinh

Trong khoảng 10 năm trở lại đây, ngành công nghiệp sữa cho ra đời các loại sữa cho trẻ sơ sinh có thể dùng để thay thế sữa mẹ ngay từ khi trẻ mới chào đời với những cải tiến rõ rệt về mặt chất lượng, thành phần,..

Chúng ta có thể thấy một số lợi ích của việc nuôi con bằng sữa thay thế như sau:

– Tiện lợi trong trường hợp người mẹ mất sữa, mắc bệnh mãn tính hoặc một căn bệnh nào đó mà phải sử dụng thuốc, nhiễm khuẩn tuyến vú, áp xe vú…

– Giảm bớt những bó buộc về thời gian cho mẹ. Lúc này, người mẹ có thể chia sẻ việc nuôi con với người bố hoặc một người khác trong gia đình.

– Người mẹ có thể đi làm trở lại sớm hơn khi cho con bú sữa thay thế.

Những lưu ý khi nuôi con bằng sữa thay thế

– Chuẩn bị bình sữa dành cho trẻ sơ sinh phù hợp, đồng thời núm vú và dụng cụ phải được hấp hoặc luộc tiệt trùng. Nếu không dùng bình, bạn có thể cho trẻ uống bằng thìa. Nếu có điều kiện, bạn nên chọn loại bình có van đặc biệt tránh bé nuốt không khí trong lúc bú. Núm vú nên chọn loại nhựa cao cấp hoặc bằng Silicon.

Tiêu chuẩn chọn núm vú: núm vú đủ độ mềm để trẻ có thể mút được như đầu ti mẹ, đủ độ trơn bóng để giữ núm vú sạch sẽ và không thấm nước bọt. Ngày nay, có nhiều loại núm vú phù hợp cho từng lứa tuổi và từng loại sữa.

– Bạn nên chọn bình và núm vú chất lượng tốt để có thể hấp hoặc luộc tiệt trùng liên tục mà không bị hỏng.

– Trường hợp nuôi con bằng sữa thay thế hoàn toàn, nếu có điều kiện nên chuẩn bị 6 bộ bình và núm để tiện cho việc tiệt trùng bình vào cuối ngày.

– Chọn sữa: Tốt nhất bạn nên chọn loại sữa phù hợp với lứa tuổi có ghi sẵn trên các hộp sữa và dựa vào khả năng tài chính của cha mẹ cùng độ thích nghi của trẻ. Tuy nhiên, bạn nên dùng sữa của các hãng có uy tín bởi các hãng lớn thường kiểm định chất lượng sữa khá nghiêm ngặt. Ngày nay, sữa công thức thường chia thành hai loại: sữa bột và sữa nước. Theo các bác sĩ nhi khoa, sữa nước pha sẵn trên thị trường bắt đầu chiếm ưu thế hơn vì tiết kiệm được thời gian pha sữa và đồng thời giúp cha mẹ tránh được nhầm lẫn liều lượng khi pha sữa.

Chuẩn bị bình sữa dành cho trẻ sơ sinh phù hợp, đồng thời núm vú và dụng cụ phải được hấp hoặc luộc tiệt trùng

 

– Nhiệt độ tốt nhất của sữa bình là khoảng từ 35-37°C. Một số bác sĩ nhi khoa khuyên có thể cho trẻ bú sữa ở nhiệt độ môi trường trong mùa hè. Các chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất có trong sữa dễ bị phân hủy trên 40°c, vì vậy bạn không nên pha sữa bằng nước nóng già.

Nếu không có nhiệt kế, bạn chỉ cần thử bằng cách rót vài giọt sữa ra mu bàn tay, thấy ấm vừa là được. Nếu bạn không có nhiều thời gian và dụng cụ để có thể đo nhiệt độ chính xác, bạn chỉ cần pha theo công thức 1 – 2, tức là cứ một phần nước nóng pha với hai phần nước nguội. Bạn cũng có thể dùng ấm đun nước có định mức nhiệt độ để luôn có được nước ở nhiệt độ thích hợp.

– Cần tuân theo tỷ lệ pha được hướng dẫn trên mỗi hộp sữa, tuy nhiên bạn cũng không nên quá căng thẳng với việc làm sao cho chính xác từng milimét.

Bạn có thể chuẩn bị một phích nước sôi và một chai nước nguội để tiết kiệm sức lực và thời gian cho con ăn.

– Không nên hâm nóng sữa dành cho trẻ sơ sinh bằng lò vi sóng vì nhiệt độ của sữa có thể tăng lên khá cao vừa làm mất chất dinh dưỡng, vừa tăng nguy cơ khiến trẻ bị bỏng bởi bên trong bình có các điểm nóng mà bạn không biết.

– Tư thế cho trẻ bú bình: Với trẻ nhỏ, bạn có thể cho trẻ sơ sinh ngồi trên lòng, nửa nằm nửa ngồi. Với trẻ đã biết ngồi, bạn có thể cho trẻ ngồi dựa lưng vào thành ghế hoặc người bạn. Khi đã tìm được tư thế ngồi thoải mái, bạn đưa bình sữa vào miệng trẻ sao cho trẻ ngậm kín phần đầu núm nhỏ và chạm lên phần phình ra của núm vú một chút. Bình sữa thường để nghiêng khoảng 45 độ để hạn chế không khí lọt vào bình trong quá trình trẻ mút.

– Nên rửa sạch bình sữa sau mỗi lần trẻ ăn rồi ngâm vào nước khoảng 5-10 phút, sau đó súc lại cho thật sạch để bảo đảm không còn sữa bám trên thành bình. Nếu nhà có nồi tiệt trùng, bạn chỉ cần đem bình sữa đi tiệt trùng theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Nếu không có nồi tiệt trùng chuyên dụng, bạn cho tất cả bình sạch vào nồi to, đổ ngập nước và đun sôi trong vòng 5 – 7 phút rồi đổ hết nước, đậy kín cho bình nguội tự nhiên. Khi bình đã nguội, úp bình cho khô và đậy nắp sạch. Tuy nhiên, mỗi lần pha sữa cho trẻ, bạn tráng lại bình một lần nữa bằng nước sôi, nhất là trong điều kiện thời tiết mùa hè.

Nhiều mẹ thường nghĩ cho con bú ình thật khó khăn, tuy nhiên đó là suy nghĩ sai lầm, chỉ cần mẹ đảm bảo con được nuốt đúng cách và không nuốt phải không khí cùng sữa:

– Mẹ đừng bao giờ để bình sữa dựa trên gối rồi cho trẻ tự bú việc này có thể gây nguy hiểm khi trẻ nuốt phải nhiều không khí gây trớ, nôn sữa chảy vào mủi gây ngạt.

– Không để trẻ sơ sinh nằm thằng xuống giường khi cho bú bình vì trẻ sẽ khó nuốt hơn khi bế.

– Trẻ sơ sinh biết khi nào là đủ no, vì thế không nên cố bắt ép trẻ uống hết sữa khi con đã ngừng bú.

Sữa dành cho trẻ sơ sinh tốt nhất của thương hiệu Vinamilk

Dielac Alpha Gold Step 1

Dielac Alpha Gold là sữa dành cho trẻ sơ sinh tốt nhất của thương hiệu Vinamilk

 

Sữa Dielac Alpha Gold Step 1 của Vinamilk là sữa tốt cho trẻ sơ sinh từ 0 – 6 tháng tuổi. Công thức Opti-Grow trong sảm phẩm sữa cho bé sơ sinh giúp bổ sung vi chất đáp ứng đầy đủ nhu cầu phát triển toàn diện về thể chất và trí tuể của con: Hỗ trợ phát triển trí não; Tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ sức khỏe hệ tiêu hóa; Thúc đẩy phát triển thể chất và chiều cao tối ưu.

Với các thành phần Axít Alpha-linolenic, Axit Linoleic, Taurin, Cholin, Sắt, DHA & ARA kết hợp với Lutein (chất giúp bảo vệ DHA không bị oxi hóa, đồng thời trẻ hóa tế bào) trong Dielac Alpha Gold bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của não bộ, võng mạc mắt, tăng khả năng nhận thức & ghi nhớ của trẻ. Các hợp chất này cũng hỗ trợ về khả năng phối hợp tay-mắt của trẻ khi trẻ bắt đầu khám phá thế giới.

Dielac Alpha Gold sử dụng Sữa non Colostrum – loại sữa bò được vắt ra trong 48 giờ đầu sau khi sinh – chứa rất nhiều kháng thể và các vi chất Kẽm, Selen, Vitamin A, D3, C giúp tăng sức đề kháng của trẻ, giúp mẹ luôn yên tâm vì trẻ sẽ được bảo vệ khỏi những nguy cơ nhiếm khuẩn hay bệnh do thời tiết.

Tỉ lệ đạm Whey:Casein là 60:40 cung cấp đầy đủ axit amin thiết yếu và cân đối, giúp hệ tiêu hóa còn non yếu của trẻ hấp thu đạm sữa được tốt nhất. Inulin (chất xơ hào tan) & Oligofructose (FOS), giúp tăng cường hệ vi khuẩn có lợi cho đường ruột, hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh, giúp nhuận tràng từ đó hấp thu các chất dinh dưỡng tốt hơn. Những hoặt chất này cũng giúp trẻ tránh được táo bón trong thai kỳ, triệu chứng nguy hiểm khiến trẻ khó chịu và có thể dẫn tới biếng ăn.

Để chăm sóc thể chất của trẻ sơ sinh, tỉ lệ Canxi & Phốt pho (Ca:P) trong sữa cho trẻ sơ sinh này thích hợp cùng với hàm lượng Vitamin D3 và các khoáng chất (Kali, Magiê…) cao giúp hệ xương và răng chắc khỏe, trẻ phát triển tốt về chiều cao trong tương lai.

Dielac Alpha Step 1

Dielac Alpha cũng là một trong các sản phẩm sữa dành cho trẻ sơ sinh

 

Cũng là một trong các sản phẩm sữa dành cho trẻ sơ sinh. Sản phẩm hỗ trợ phát triển trí não: DHA, ARA và axit béo Omega 3, Omega 6 là những dưỡng chất cần thiết cho sự hình thành, phát triển não bộ và các tế bào võng mạc giúp hỗ trợ phát triển trí tuệ và thị giác của trẻ.

Ngoài ra, trong Dielac Alpha step 1 còn có một thành phần không thể thiếu là choline, giúp hình thành cấu trúc màng tế bào thần kinh và hỗ trợ sự phát triển nhận thức của trẻ.

Sản phẩm chú trong vào việc tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ sức khỏe hệ tiêu hóa: Sữa non Colostrum và các vi chất Zn, Se, Vitamin A, nhóm B, D, E, C giúp tăng sức đề kháng, bảo vệ trẻ luôn khoẻ mạnh, chống lại các bệnh nhiễm khuẩn khi tiếp xúc nhiều hơn với môi trường xung quanh. Các chất xơ hoà tan Inulin & Oligofructose được chiết xuất từ thực vật làm tăng cường hệ lợi khuẩn cho đường ruột, hỗ trợ hệ tiêu hoá của trẻ khoẻ mạnh, giúp nhuận tràng, từ đó hấp thu các chất dinh dưỡng tốt hơn.

Giàu các dưỡng chất Vitamin & khoáng chất cần thiết cho nhu cầu tăng trưởng trong quãng thời gian vừa chào đời. Hàm lượng Canxi cao cùng với Phốt Pho, Vitamin D, Magie, giúp hệ xương, răng của trẻ chắc khoẻ, phát triển tốt chiều cao khi trẻ lớn hơn.

Optimum Gold 1

Optimum Gold 1 là một trong những dòng sữa tốt chứa công thức dễ tiêu hóa, là nền tảng cho việc hấp thu các dưỡng chất thiết yếu cho trẻ. Bên cạnh đó, Vinamilk Optimum Gold còn tăng cường bổ sung canxi, vitamin D giúp xương và răng chắc khỏe.

Vinamilk Optimum Gold là dòng sản phẩm tăng thêm 20% DHA từ tảo tinh khiết và chứa đạm Whey giàu Alpha Lactalbumin là loại đạm dễ tiêu hóa hấp thụ, giúp trẻ hấp thu tốt dưỡng chất và có giấc ngủ ngon.

Dưỡng chất từ sữa non Colostrum, những vitamin như A, D, C và khoáng chất thiết yếu như Zn, Se sẽ giúp trẻ sơ sinh tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ hệ miễn dịch. Đồng thời, hệ chất xơ hòa tan FOS và hệ lợi khuẩn Probiotic có trong sữa sẽ làm cân bằng hệ vi sinh đường ruột, tăng cường lợi khuẩn, ức chế hại khuẩn, giúp hệ tiêu hóa của trẻ khoẻ mạnh, tăng khả năng hấp thụ các dưỡng chất, giúp nhuận trường và ngăn ngừa chứng tiêu chảy.

Đến đây mẹ đừng lo lắng sữa bột Optimum có tốt không nữa nhé!

Các yếu tố trên sẽ giúp trẻ có được nguồn dưỡng chất tốt để phát triển toàn diện về thể chất và trí não.

Cảm ơn mẹ đã đọc bài viết: “Các loại sữa dành cho trẻ sơ sinh phát triển tốt”

Những lưu ý về dinh dưỡng cho bà bầu trong giai đoạn thai nghén

Dinh dưỡng cho bà bầu khi bước vào giai đoạn thai nghén là vô cùng quan trọng. Bởi lẽ, giai đoạn này vì nghén dẫn đến việc ăn uống của các mẹ bầu bị ảnh hưởng, mẹ bầu thường không thích ăn, dù trước đó là món mình thích đi chăng nữa. Vậy làm sao để bà bầu vượt qua giai đoạn nghén hiệu quả?

Sau đây là một số lưu ý trong quá trình thai nghén để bà bầu có một thai kì thật sự khỏe mạnh:

Dinh dưỡng cho bà bầu trong giai đoạn ốm nghén

Người ốm nghén thường sợ cơm và thức ăn mà trước đây họ rất ưa thích nhưng lại rất thích ăn vặt, thích các thức ăn chua và ngọt. Nghén gây cảm giác nôn nao, mệt mỏi, mất ngủ, kén ăn…, thường nặng nhất vào khoảng tuần thứ 8-9 của thai kỳ rồi giảm dần, đến 14-16 tuần thì chấm dứt, thường không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của người mẹ và thai nhi nên không cần điều trị.

Có 20% phụ nữ bị nghén kéo dài suốt cả thai kỳ. Cũng có một số trường hợp phản ứng mạnh, kéo dài như nôn nhiều gây mất nước và rối loạn điện giải, thậm chí có thể bị tụt huyết áp, lượng nước tiểu giảm… cần phải đến bệnh viện có chuyên khoa sản để được theo dõi và điều trị.

Nhiều bà bầu hay bị nghén cần có chế độ dinh dưỡng cho bà bầu hợp lý

Một số giải pháp khắc phục tình trạng ốm nghén

Yếu tố tinh thần cũng làm tăng hiện tượng nghén. Do đó bạn đừng nên để bị áp lực về việc phải ăn uống cái gì cho tăng cân. Hãy ăn tất cả những gì bạn thấy thích và tự tạo cho mình một trạng thái tinh thần khỏe khoắn, tươi vui. Tránh xung đột hay những tình huống gây stress.

Buổi tối bạn nên đi ngủ sớm. Thai phụ cần ngủ 10-12 tiếng mỗi ngày. Hãy dành ít nhất là nửa tiếng để ngủ trưa, nó sẽ xoa dịu cảm giác và tạo cho bạn nguồn năng lượng mới để tiếp tục công việc vào buổi chiều.

Không ăn quá nhiều trong một bữa chính. Nên ăn khoảng 5 bữa mỗi ngày với lượng vừa phải để không bao giờ quá no hoặc quá đói. Quan trọng nhất là đừng để có cảm giác đói vì khi đó bạn càng dễ buồn nôn. Nên dự trữ vài miếng bánh mỳ khô hoặc bánh quy và một cốc sữa ở đầu giường để phòng đói vào đêm và sáng sớm. Luôn để đồ ăn vặt ở trong túi hay quanh mình để sẵn sàng nhấm nháp khi có cảm giác nôn nao.

Nên uống nhiều nước, tối thiểu 1,5 lít mỗi ngày. Cố gắng uống giữa các bữa ăn chứ không nên uống trong khi ăn.

Nên uống sữa dành cho bà bầu: Bà bầu có thể những loại sữa tốt cho bà bầu với những dưỡng chất thiết yếu cho cả mẹ và bé. Một số thương hiệu sữa bầu được nhiều bà mẹ tin dùng hiện nay là Vinamilk, Anmum,…

Những món ăn giảm nghén

Nên cho gừng vào chế độ dinh dưỡng cho bà bầu vì gừng được chứng minh là có tác dụng giảm nôn một cách hiệu quả. Vì vậy, bạn có thể dùng những thực phẩm từ gừng như bánh mì có vị gừng, nước gừng, trà gừng…

Nước luộc gà và trà thảo mộc cũng có tác dụng tương tự như nước gừng.

Nên bổ sung nước gừng vào chế độ dinh dưỡng cho bà bầu

Nên ăn nhiều rau quả, bổ sung đầy đủ các loại vitamin để giữ cơ thể được cân bằng. Nếu như bạn không cảm thấy thích ăn uống gì, hãy thử ăn một vài lát hoa quả để lạnh, nước ép trái cây, hoặc kem.

Lạc rang, hạt dưa, trám, ô mai… giúp làm giảm đáng kể cảm giác nôn nao.

Tránh xa những đồ ăn nhiều mỡ, đồ rán, hoặc đồ nhiều gia vị, bởi chúng dễ làm cho bạn buồn nôn.

Dùng thuốc chống nghén: Vitamin B6 được xem là khá công hiệu trong việc giảm triệu chứng nghén. Một số loại thuốc khác cũng an toàn cho phụ nữ mang thai được sử dụng dưới dạng uống, tiêm hoặc nhét hậu môn. Tuy nhiên, không nên tự ý sử dụng mà cần hỏi ý kiến bác sĩ. Và thuốc cũng chỉ có tác dụng hỗ trợ chứ không thể làm mất hết các triệu chứng nghén.

Trường hợp nghén quá mức cần nhập viện để truyền dịch hoặc thậm chí nuôi ăn qua tĩnh mạch. Tuy nhiên, trước đó, bệnh nhân phải được khám để loại trừ các bệnh về tụy, dạ dày hay mật.

Giải pháp cho các triệu chứng khó chịu khi mang thai

Khó tiêu, đầy hơi, đau dạ dày, táo bón: Nên ăn các thức ăn có nhiều chất xơ như rau, hoa quả, tránh chất cay, đồ hộp, rượu, thức uống có ga. Bạn nên ăn thành nhiều bữa nhỏ để không quá no. Nên ăn chậm, nhai kỹ, sau khi ăn đừng nằm xuống ngay.

Bạn nên vận động, tập thể dục, nhưng tránh cúi gập lưng. Khi ngủ, hãy lấy gối kê cao đầu và ngực.

Đau lưng: Hãy luôn giữ lưng thẳng khi đứng, ngồi. Muốn nhấc vật gì, hãy ngồi xổm xuống rồi đứng lên, dùng khớp gối chứ đừng cong lưng. Ngồi hay đứng lâu cũng dễ đau lưng nên bạn cần thường xuyên thay đổi tư thế. Bạn không nên đi giày cao gót.

Ngoài dinh dưỡng cho bà bầu thì bà bầu nên có chế độ nghỉ ngơi hợp lí

Giãn tĩnh mạch chân: có thể chỉ nhẹ ở mức “nổi gân xanh”, cũng có thể đau. Bạn cần tránh nâng vật nặng, thỉnh thoảng nằm xuống cho chân được nghỉ ngơi. Nếu công việc đòi hỏi đứng lâu, bạn hãy đứng một chân và thả lỏng một chân, chân nghỉ đặt cao hơn, thỉnh thoảng đổi chân. Hãy mặc quần áo rộng rãi, hàng ngày dành ít thời gian để tập thể dục.

Giãn tĩnh mạch hậu môn (trĩ): Đừng bao giờ ngồi quá lâu. Nên ăn các thức ăn có nhiều chất xơ như rau, hoa quả, giảm ăn cay, vận động nhiều cho nhu động mạnh hơn, tránh táo bón. Đừng rặn mạnh khi đại tiện. Khi khó chịu, bạn Có thể chổng mông lên cho đỡ. Khi nằm, nên nằm nghiêng bên trái (để tử cung không đè vào các mạch máu lớn nuôi dưỡng thai), hoặc nếu nằm ngửa thì kê gối dưới mông. Muốn dùng thuốc nhuận tràng hay thuốc bôi hậu môn, bạn cần hỏi bác sĩ.

Chóng mặt, hoa mắt: Cách giải quyết đơn giản là không ngồi dậy hay đứng lên đột ngột mà vận động từ từ để não khỏi thiếu máu. Bạn nên ăn thường xuyên làm nhiều bữa. Hãy tăng cường các thức ăn bổ máu như thịt, cá, trứng, sữa, đậu, rau màu xanh đậm, có thể uống thêm viên sắt. Nếu có lúc cảm thấy muốn ngất, bạn hãy nằm xuống, hoặc ngồi cúi đầu giữa hai đầu gối để máu lên não nhiều hơn. Nếu chóng mặt, hoa mắt kéo dài hoặc bị ngất, bạn cần đi khám.

Khó ngủ: Nên tập thể dục, hoạt động nhiều vào ban ngày. Buổi tối nên để cho tâm trí được nghỉ ngơi, đừng lo lắng. Phòng ngủ thoáng khí giúp bạn dễ ngủ hơn. Hãy chọn một tư thế ngủ phù hợp, nhiều bà mẹ thích nằm nghiêng, kê mình lên một cái gối. Nếu mệt mỏi mà không ngủ được, bạn hãy nằm thư giãn, đừng để mình bứt rứt quá kẻo càng thêm mệt mỏi.

Khó thở: Hãy đứng ngồi thẳng lưng, khi nằm, hãy nằm nghiêng hoặc nếu nằm ngửa thì đặt gối nâng đầu và ngực lên cao. Nếu khó thở kéo dài, bạn nên đi khám.

Chuột rút: Khi bị chuột rút, bạn duỗi thẳng chân rồi từ từ hướng ngón chân về phía trước, cơ sẽ giãn ra. Muốn tránh chuột rút, bạn đừng đứng lâu.

dinh dưỡng cho bà bầu và những cách giúp bà bầu hạn chế bị chuột rút

Cơ quan sinh dục ướt át khó chịu: cố gắng giữ vùng sinh dục khô ráo, nên mặc quần áo lót bằng vải cotton, mặc quần rộng cho thoáng khí. Nếu âm đạo tiết dịch nhiều, bạn hãy lót vải thấm hoặc băng vệ sinh mỏng. Sau khi đi vệ sinh, bạn lau rửa từ phía trước ra phía sau. Nếu dịch âm đạo hôi, có màu vàng, hồng, nâu, hoặc ngứa nhiều ở cửa mình, bạn nên đi khám để được điều trị ngay.

Để có 1 thai kì khỏe mạnh và nhẹ nhàng mẹ nên lưu ý về dinh dưỡng cho bà bầu trên mẹ nhé! Ngoài ra, mẹ nên tham khảo những dưỡng chất thiết yếu cho quá trình mang thai tại đây.

Thực phẩm tốt và sữa tốt cho bé 1 tuổi đáng quan tâm hiện nay

Hôm nay chúng tôi xin chia sẻ thực phẩm tốt và sữa tốt cho bé 1 tuổi khiến mẹ quan tâm hiện nay. Những thực phẩm này không chỉ bổ sung nguồn dinh dưỡng cho con mà còn giúp con hạn chế một số bệnh thông thường gây ra.

Thực phẩm tốt cho bé 1 tuổi 

  • Nước rau súp lơ xanh

sua tot cho be 1 tuoi

– Nguyên liệu: Rau súp lơ xanh (phần hoa) 20g, nước 100ml.

– Cách làm: Súp lơ xanh chỉ lấy phần hoa rửa sạch, cho vào xoong bột cùng với nước bắc lên bếp đun chín nhừ. Gắp súp lơ ra bát dùng muôi dằm nhuyễn, hòa nước luộc súp lơ vào khuấy tan đều, cho qua rây lọc kỹ. Để nguội bằng nhiệt độ cơ thể rồi xúc bón cho trẻ ăn.

  • Bột bí đỏ

Nguyên liệu: Bột gạo xay sẵn 10g, bí đỏ 10g, nước 100ml.

Cách làm: Bí đỏ gọt bỏ vỏ, bỏ hạt, rửa sạch, cho vào máy xay sinh tố cùng với nước xay nhuyễn. Đổ vào xoong quấy bột, hòa bột gạo khuấy tan đều, bắc lên bếp vặn to lửa đun sôi, sau đó vặn lửa nhỏ vừa đun vừa quấy luôn tay cho đến khi bột chín sánh mượt. Tắt bếp, cho ra bát ăn bột, để nguội bằng nhiệt độ cơ thể rồi bón cho trẻ ăn.

  • Bột súp lơ xanh

Nguyên liệu: Bột gạo xay sẵn 10g, súp lơ xanh 10g, nước 100ml.

Cách làm: Súp lơ chọn mua loại rau sạch, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, rửa sạch, chần qua nước sôi, cho vào máy xay sinh tố cùng với nước xay nhuyễn. Đổ vào xoong, hòa bột gạo khuấy tan đều, bắc lên bếp đun to lửa cho sôi, sau đó vặn nhỏ lửa đun chín bột. Tắt bếp, cho ra bát ăn bột của trẻ, để nguội bằng nhiệt độ cơ thể rồi bón cho trẻ ăn.

  • Bột bí xanh

Nguyên liệu: Bột gạo xay sẵn 10g, bí xanh (phần thịt bí) 10g, nước 100ml.

Cách làm: Bí xanh rửa sạch, cho vào máy xay sinh tố cùng với nước xay nhuyễn đều. Trút bí xay vào xoong quấy bột, hòa bột vào quấy tan đều, bắc lên bếp đun to lửa cho sôi, vừa đun vừa quấy luôn tay cho đến khi bột chín sánh mượt, tắt bếp. Cho bột ra bát, để nguội bằng nhiệt độ cơ thể rồi bón cho trẻ ăn.

  • Bột rau bắp cải

Sua tot cho be 1 tuoi

Nguyên liệu: Bột gạo xay sẵn 10g, lá bắp cải 10g, nước 100ml.

Cách làm: Lá bắp cải rửa sạch, xay nhuyễn. Cho bột, bắp cải xay, nước vào xoong bột đun to lửa cho sôi rồi vặn lửa nhỏ vừa đun vừa quấy luôn tay cho đến khi bột chín sánh mượt. Tắt bếp, cho ra bát ăn bột, để nguội bằng nhiệt độ cơ thể rồi bón cho trẻ ăn.

  • Sữa rau

Nguyên liệu: Súp lơ xanh 15g, bí đỏ 15g, sữa bột 1 muỗng gạt 60g, nước lượng vừa đủ để hòa sữa (tùy từng nhãn sữa) hoặc nếu không dùng sữa bột có thể vắt sữa mẹ lấy 100ml cho vào.

Cách làm: Súp lơ xanh rửa sạch, chần qua, xay nhuyễn. Bí đỏ gọt bỏ vỏ, bỏ ruột hạt, rửa sạch, xay nhuyễn. Sữa bột pha theo công thức. Cho bí đỏ và súp lơ xanh vào xoong bột vặn to lửa đun sôi khoảng 1 phút, tiếp đó đổ sữa vào quấy đều đun tiếp thêm 1 phút nữa rồi tắt bếp, để nguội bằng nhiệt độ cơ thể rồi bón cho trẻ ăn.

  • Sữa khoai, đậu

Nguyên liệu: Khoai tây 20g, đậu hòa lan 10g, sữa bột 1 muỗng gạt 60g, nước 100ml.

Cách làm: Khoai tây rửa sạch, gọt bỏ vỏ, luộc chín, dằm nhuyễn mịn. Đậu hòa lan rửa sạch, luộc chín, bóc bỏ vỏ, giã nhuyễn mịn. Sữa bột pha theo công thức.

– Cho khoai tây, đậu vào xoong bột đun to lửa cho sôi, vừa đun vừa quấy luôn tay khoảng 1 phút, sau đó đổ sữa vào đun thêm 1 phút nữa là được. Tắt bếp, cho ra bát ăn bột để nguội bằng nhiệt độ cơ thể rồi bón cho trẻ ăn.

– Hoặc cho khoai tây, đậu cùng sữa đã pha theo công thức vào cối xay nhuyễn bột. Sau đó trút vào xoong bột đun to lửa cho sôi, vừa đun vừa quấy luôn tay khoảng 1 phút. Tắt bếp, cho ra bát, để nguội bằng nhiệt độ cơ thể rồi xúc bón cho trẻ ăn.

  • Sữa rau táo

Nguyên liệu: Bắp cải 10g, bí đỏ 10g, táo tây 10g, sữa bột 1 muỗng pha theo công thức, nước 100ml.

Cách làm:

– Lá bắp cải rửa sạch, xắt nhỏ.

– Bí đỏ gọt bỏ vỏ, hạt, rửa sạch, thái nhỏ.

– Táo tây gọt bỏ vỏ, lõi hạt, thái nhỏ.

– Cho lá bắp cải, bí đỏ, táo tây vào máy xay sinh tố cùng ít nước xay nhuyễn đều.

– Sữa bột pha theo công thức.

– Cho bắp cải, bí đỏ, táo tây vào xoong bột đun to lửa cho sôi rồi rót sữa vào đun thêm 1 phút nữa, bắc ra, cho ra bát ăn bột, để nguội bằng nhiệt độ cơ thể rồi bón cho trẻ ăn.

  • Bột khoai tây

Sua tot cho be 1 tuoi

Nguyên liệu: Bột gạo xay sẵn 10g, khoai tây 10g, nước 100ml.

Cách làm:

– Khoai tây gọt bỏ vỏ, rửa sạch, luộc chín, dằm nhuyễn mịn.

– Bột gạo cho vào xoong bột, cho nước vào khuấy tan đều, bắc lên bếp đun to lửa cho sôi rồi vặn nhỏ lửa vừa đun vừa quấy luôn tay cho đến khi bột chín sánh mượt, cho khoai tây vào quấy tan đều đun thêm 1 phút nữa, nhắc xuống, cho ra bát bột, để nguội bằng nhiệt độ cơ thể rồi bón cho trẻ ăn.

Bột táo tây

Nguyên liệu: Bột gạo xay sẵn 20g, táo tây (cùi quả) 10g, nước 100ml.

Cách làm:

– Táo rửa sạch, xay nhuyễn.

Bột gạo cho vào xoong bột, cho nước vào khuấy tan đều, bắc lên bếp đun to lửa cho sôi rồi vặn nhỏ lửa vừa đun vừa quấy luôn tay cho đến khi bột chín sánh mượt.

Cho táo xay vào quấy tan đều, đun thêm 1 phút nữa, nhắc xuống, cho ra bát bột, đế nguội bằng nhiệt độ cơ thể rồi bón cho trẻ ăn.

Sữa tốt cho bé 1 tuổi

Sữa mẹ – Sữa tốt cho bé 1 tuổi

sua tot cho be 1 tuoi

Sữa mẹ chính là nguồn thức ăn tự nhiên, lý tưởng nhất của bé. Nuôi con bằng sữa mẹ chính là phương pháp nuôi con hợp lý nhất. Nuôi con bằng sữa mẹ có những ưu điểm sau:

Thành phần dinh dưỡng trong sữa mẹ thích hợp với nhu cầu của bé nhất: Các loại acid amin có trong sữa mẹ cao gấp 10 lần trong sữa bò, chúng là thành phần dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của đại não và võng mạc mắt. Trong sữa mẹ có nhiều acid béo không no, có các chất thúc đẩy sự phát triển của các vi khuẩn có lợi trong đường ruột, giúp calci được hấp thu dễ dàng, ngoài ra còn giúp não của trẻ sơ sinh phát triển tốt. Các chất khoáng trong sữa mẹ thì không nhiều bằng sữa bò, nhưng điều này lại có lợi cho trẻ sơ sinh vì các chức năng của thận vẫn chưa phát triển hoàn chỉnh. Trong sữa non còn có rất nhiều kẽm.

Sữa mẹ dễ tiêu hóa, hấp thu: Cũng là các chất protein, chất béo, chất bột đường… nhưng khi chúng ở trong sữa mẹ, thì bao giờ trẻ cũng dễ hấp thu và tiêu hóa hơn. Ví dụ, phân tử protein trong sữa mẹ nhỏ hơn phân tử protein trong sữa bò, chất béo cũng vậy, sữa mạ lại có chức năng hỗ trợ chất béo tiêu hóa dễ dàng hơn. Ngoài ra còn có tác dụng trung hòa acid dạ dày, giúp các chất dinh dưỡng dễ tiêu hóa và hấp thu.

Các kháng thể trong sữa mẹ có hàm lượng cao: Các loại protein miễn dịch và tế bào miễn dịch, các chất hòa tan vi khuẩn có hại… Có thể bảo vệ đường ruột, dạ dày, khống chế sự phát triển của các vi khuẩn có hại trong đường ruột, không cho chúng phát triển thành bệnh, thúc đẩy sự sinh sôi nảy nở của những vi khuẩn có ích.

Hơn nữa, cho trẻ bú mẹ tức là cho bú trực tiếp, không phải thông qua các dụng cụ trung gian dễ bị nhiễm khuẩn. Khi cho trẻ bú mẹ, còn làm tăng tình cảm mẹ con, làm cho trẻ có cảm giác an toàn và thỏa mãn, có lợi cho sự phát triển tâm sinh lý sau này. Đối với người mẹ, thì việc cho con bú sẽ khiên tử cung mau co lại, phục hồi hình dáng cũ, kéo dài thời gian phục hồi kinh nguyệt, là một trong những biện pháp ngừa thai hiệu quả.

Sữa bột công thức – Sữa tốt cho trẻ 1 tuổi

Sua tot cho be 1 tuoi

Các hãng sản xuất sữa bột công thức phải tuân thủ tuyệt đối các quy định liên quan đến các yếu tố theo quy định chung:

  • Chất Đạm (phải trong giới hạn cho phép) và nguồn gốc đạm (đậu nành, sữa bò, gạo,…).
  • Năng lượng và chất béo (phải trong giới hạn cho phép).
  • Nồng độ nhôm tối đa.
  • Tuổi bé tuỳ theo loại sữa.
  • Số loại lẫn số lượng các loại vitamin, chất khoáng và các thành phần được cho là có hoạt tính sinh học như dầu cá và men vi sinh chẳng hạn.
  • Thông tin rõ ràng về liều dùng và cách pha.
  • Tỉ lệ chất béo cần thiết (LA và ALA).
  • Tỉ lệ omega 6/omega 3 (EPA và DHA).
  • Kích thước chữ viết trên nhãn sữa.
  • Hàm lượng bột đường.

Sữa bột công thức bao gồm nhiều loại vitamin và khoáng chất sẽ được quy định theo nồng độ tỷ lệ tối đa như Vitamin C Vitamin B, hàm lượng amino acid và chất đạm sẽ được kiểm soát để tránh cho quá trình tiêu hóa của trẻ bị quá tải. Ngoài ra thì các chất phụ gia khác cũng được kiểm soát rất chặt chẽ.

Hiện nay trên thị trường có nhiều dòng sữa bột cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Các dòng sữa bột này đặc chế riêng theo từng thể trạng và lứa tuổi. Trong đó, Vinamilk là nhãn hàng được các mẹ tin dùng cho con nhất, không chỉ cung cấp nguồn dinh dưỡng thiết yếu cho bé mà còn giúp bé tăng cường sức đề kháng. Một số dòng sữa dành cho trẻ sơ sinh của Vinamilk như: Optimum Gold 1, Dielac Alpha Gold step 1, Dielac Grow Plus 1+,…

Cảm ơn các mẹ đã đọc bài viết: “Thực phẩm tốt và sữa tốt cho bé 1 tuổi đáng quan tâm hiện nay”

Để biết thêm chi tiết vui lòng nhấp Tại Đây.