Trẻ nhỏ thường hay ghen tuông khi thấy bố mẹ đối xử không công bằng với chúng. Lâu dần, nếu không biết cách thay đổi tính ghen tuông này thì trẻ sẽ rất khó để thành công.
Bài viết này chúng tôi bật mí cùng bạn một số bí quyết để sửa tính ghen tuông cho trẻ. Hãy cùng theo dõi để biết cách giúp trẻ trở thành người hữu ích hơn nhé.
Tránh mọi thứ có thể dẫn đến ghen tuông ở trẻ
Phương pháp đầu tiên là tránh mọi cái có thể đưa con trẻ đến ghen tuông, phân bì, như nói trên, tính xấu này khó nhìn thấy, và chỉ biết được là khi sự xấu đã bộc lộ ra ngoài và ăn sâu trong lòng, khiến con trẻ khó sửa bỏ.
Công bằng mọi thứ với trẻ
Để tránh tính ghen tuông và đề phòng không cho gây ra mầm móng hư này, cha mẹ, thầy cô dạy hãy ăn ở công minh với mọi con trẻ, chớ tỏ ra thích đứa này hơn đứa kia, chớ biểu lộ lòng yêu riêng với đứa đẹp và ngoan ngoãn.
Nhiều phụ huynh và thầy dạy hay ngã về một đứa trẻ bề ngoài khôi ngô, dễ bảo, ngoan ngoãn. Nhiều khi có lý do bề ngoài hợp với nhãn quan hơn, như em út, đứa yếu đuối, cần được săn sóc hơn, những đứa khác không hiểu, sinh ra sự ghen tuông vốn có.
Công minh trong mọi vấn đề
Công minh trong vấn đề chia phần thưởng và phần phạt, đúng theo công trạng mỗi trẻ. Trẻ hay tỉ mỉ đi vào chi tiết, nên ngấm ngầm khó chịu. Nhiều việc nhỏ không đáng gì, thế mà trẻ lấy làm quan trọng và kể như mình bị tổn thương, bị khinh thị, mới đâm ra ghen tuông và buồn phiền.
Hây công minh trong vấn đề khen, lo khích lệ, đừng bao giờ ca tụng những đặc điểm không có giá trị, mặc dầu là đặc điểm thiên tạo hay nhân tạo. Nếu trẻ này có bộ tóc đẹp, có tiếng hát hay, có bộ đồ tốt, thì chính bà mẹ mới đáng khen, vì bà biết trau dồi cho con. Những đứa trẻ không có bộ tóc đẹp, không có tiếng hát hay, bộ đồ tốt xem những tiếng khen như lời trách móc chê bai mình, nên tìm cách oán thù, đó là ghen tuông.
Hạn chế những lời khen trước mặt
Con trẻ tính hay ích kỷ, nên cha mẹ tránh những lời quá khen trước mặt, vì lời khen sẽ hạ nó xuống và không chịu tham gia vào sự toàn thắng của kẻ khác, thành ra chia rẽ trong gia đình và học đường. Nếu muốn gây tinh thần ganh đua để trẻ tiến bước, hãy ý tứ kẻo thái độ này sinh ra phân bì và kiêu ngạo, làm tổn hại sinh hoạt chung.
Hướng con trẻ mở rộng trái tim mình
Hãy mở rộng hơn nữa, mở rộng trái tim trẻ để nó yêu thương kẻ khác, cảm động trước nỗi khổ bạn bè. Huấn luyện con trẻ nhìn bạn như thân mình, không nên ghen tuông, nghĩa là không bao giờ chứa đựng ý tưởng phá hoại. Con trẻ sẽ hiểu phải hy sinh cho kẻ khác và rộng lòng với bạn bè.
Tập cho trẻ đứng vào địa vị người khác để cảm thông nỗi vất vả khó nhọc của bạn nghèo. Điểm này không thi hành được dễ dàng, vì con trẻ chưa quen phân tích nỗi lòng, cần chúng ta giúp đỡ nó nhận định bằng những câu gợi cảm: “Nếu tôi ở địa vị của bạn nghèo, thì tôi muốn được xử thế nào ? Nếu người ta làm cho tôi như vậy, thì tôi có bằng lòng không ?”. Con trẻ sẽ cảm thông nỗi khổ của bạn nghèo và lần lần hưởng vui chung của bạn, coi phần thưởng bạn như phần thưởng của mình.
Cứng rắn với những hành vi ghen tuông của trẻ
Phải trực tiếp bài trừ tính ghen tuông mỗi khi thấy biểu lộ ra ngoài. Phải khôn ngoan cứng rắn phạt những hành vi cử chỉ ghen tuông. Một khi con trẻ hiểu rồi, hãy tỏ cho nó nghe sự xấu xa và vô ích của tính ghen tuông hơn nữa đem mặt trái cho nói hiểu rằng mình làm hại và nghĩ xấu về kẻ khác là hèn hạ, nhất là tính xấu ghen tưông làm cho bạn bè khinh bỉ và chê bai.
Đây là một số bí quyết bài trừ tính ghen tuông cho trẻ mà bố mẹ nên áp dụng. Hãy giúp trẻ nhận ra những việc làm này ngay từ những năm đầu đời để trẻ luôn có tinh thần vui vẻ và hoạt động tích cực hơn. Bạn có thể tham khảo thêm cách nuôi dưỡng trẻ tốt nhất tại đây.