Mẹ thường hay nói “Không thể hiểu con trai”, vậy còn bố thì sao? Nếu là bố, chắc chắn sẽ có phần nào có thể hiểu được tâm tư của con, cũng giống như mẹ thì có thể hiểu được phần nào con gái mình vậy.
Điểm chung về tính sĩ diện của bố và con trai
Một cách vô ý thức, các bố đều coi rằng “việc nuôi dạy con là chuyện của phụ nữ”, và có sĩ diện về mình là “đàn ông”. “Đàn ông” chính là sự mạnh mẽ, to tát, biết chịu đựng, có khả năng lãnh đạo, tính sĩ diện cao, biết cố gắng, không run sợ, không khóc, luôn đứng cao hơn người khác, không thua, có uy quyền. Bố đã được nuôi dạy và lớn lên trong môi trường có hệ tư tưởng như vậy. Do đó, sự “sĩ diện” của đàn ông là một cái gì rất khó xử lý.
Hiện tại, dù không có sự quá phân biệt trong nam nữ như thời của các bố nữa nhưng mà sự kỳ vọng vào nam giới hầu như không thay đổi mấy, vẫn rất cao. Các mẹ có khi nào buột miệng nói “Con là con trai nên…” “Con trai nên không khóc nữa” “Con cần hoạt động nhiều hơn, khỏe hơn nữa” không? Những câu này không phải là không tốt, có khi nó giúp con trở nên tích cực, cố gắng hơn nên chắc chắn không phải là xấu. Tuy nhiên, cần chú ý để những sự kỳ vọng này không đi quá đà.
Bố chính là gương để con noi theo
Ta hãy cùng xem tới điểm chung của bố và con trai: đó là lòng tự hào sự sĩ diện, là sự kỳ vọng mà người ta đặt lên vai một người đàn ông.
Điều đầu tiên, cách ăn nói cũng như cử chỉ hành động. Trẻ con trong quá trình trưởng thành, luôn hấp thu mọi thứ từ môi trường xung quanh, rồi biến nó thành các mô hình phát triển.
Việc biết nói cũng là do có các mô hình này mà ra. Vì vậy, nếu ở Nhật thì sẽ biết tiếng Nhật, ở các nước nói tiếng Anh thì sẽ nói được tiếng Anh mà không cần sự dạy dỗ đặc biệt nào.
Cứ để ý sẽ thấy khả năng hấp thu của trẻ con thật đáng kinh ngạc. Trong đó phải kể đến sự chịu ảnh hưởng của những người tiếp xúc hàng ngày. Nếu mẹ là người chăm con chính, thì người gây ảnh hưởng đầu tiên sẽ là mẹ, rồi tới đó là bố.
Từ cách hắt xì hơi, kiểu ngủ, nét mặt ngang khi ngáp, hay bộ dạng miệng khi lắc đầu, từ những nét nhỏ nhất cũng rất giống bố. Hàng ngày cùng sinh hoạt với nhau, nhiều khi mẹ sẽ ngạc nhiên khi thấy “Con giống cả hành động này nữa”. Không chỉ ngoại hình, mà ngay cả sở thích hay những thứ ghét cũng giống nhau. Con trai cũng có quan tâm hay sở thích giống bố, cùng thích chung một đội bóng chày. Rồi cũng giống tới cả việc ghét ăn cái gì hay không thích làm việc gì.
Nếu nghĩ như vậy, bố sẽ là một điểm trung gian mà con sẽ đi qua trong quá trình trưởng thành của mình.
Do có mối quan hệ mật thiết giữa bố và con như thế này, việc thu hút bố vào công cuộc chăm sóc con cũng là việc vô cùng quan trọng. Vì vậy, mẹ đừng ngại nhờ chồng hỗ trợ trong quá trình nuôi dạy con này nhé! Ngoài chăm sóc về mặt tinh thần, thể chất và sức khoẻ cũng là những gì cả 2 bố mẹ cũng không nên bỏ qua. Để đi sâu vào chủ đề này, hãy cùng tìm hiểu tại đây.