Chứng biếng ăn sau một cơn bệnh của con yêu hẳn là trường hợp mà mọi bà mẹ nào cũng từng trải qua, vậy tại sao lại có hiện tượng này và làm thế nào để khắc phục được?
Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cụ thể qua những chia sẻ dưới đây!
Hiểu đúng về biếng ăn sau bệnh
Sau bệnh bé thường trở nên biếng ăn, tỷ lệ biếng ăn sau bệnh lên đến 75%. Báo cáo của giáo sư bác sĩ Paintal K.; văn phòng của Unicef Châu Á nhấn mạnh: Biếng ăn ở các bé sau bệnh là một dạng biếng ăn tâm lý. Tuy nhiên, biếng ăn dạng này sẽ phát triển nhanh chóng thành dạng biếng ăn khó phục hồi nếu kết hợp 2 yếu tố sau:
Tâm trạng lo lắng thái quá của các bậc cha mẹ và cộng với việc ép bé ăn. Giáo sư bác sĩ Paintal K. nhấn mạnh: Áp lực này rất thông thường với gia đình Châu Á vì có thể bị gia tăng áp lực từ gia đình như chồng, ông bà và các thành viên khác.
Kết hợp với thực hành ăn dặm không đúng. Khi đó, cha mẹ có xu hướng tìm đến một số thực phẩm mang tính chất bồi bổ, tăng sức đề kháng và cả những thức ăn lạ để bổ sung cho bé. Bổ sung những thực phẩm này không mang lại hiệu quả mà còn có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng hơn, đặc biệt về vị giác, nguy cơ dị ứng và tiêu hóa.
Hai yếu tố này đã làm tình trạng biếng ăn ở các bé Châu Á dưới 5 tuổi thường trở nên phức tạp hơn.
Thực hành đúng về tâm lý ăn dặm cho bé và mẹ
Biếng ăn sau bệnh là một dạng biếng ăn tâm lý do thay đổi về hoạt động sinh lý trong cơ thể khi bé bị bệnh dẫn đến bé mệt mỏi, thay đổi vị giác, và stress hơn bình thường. Điều này thường làm bé từ chối ăn (chỉ bằng 1/3 lượng ban đầu) và sụt cân. Đối mặt điều này, cha mẹ chăm sóc bé càng stress hơn và bé lại tiếp tục đối mặt với stress của bố mẹ. Bé sẽ kéo dài tình trạng khó chịu này một thời gian dài trước khi bé quyết định “tuyệt thực”.
Giải pháp từ các chuyên gia dinh dưỡng Anh về thực hành đúng tâm lý ăn dặm cho bé sau bệnh
-
Bé cần cha mẹ yêu thương bé hơn.
Nếu còn bú mẹ thì dành thời gian tương tác da kề da trước bú 10 phút để bé cảm thấy thoải mái, cho bé bú tư thế ngồi hoặc nằm trong lòng mẹ đế bé cảm giác an toàn, nên cho bé bú mẹ nhiều hơn trong ngày.
Nếu bé bú bình thì mẹ có thể tương tác với bé khi bé bú xong, hoặc lúc bú mẹ xoa bóp nhẹ nhàng lòng bàn chân bé và các ngón chân bé. Điều này cũng làm bé bình tĩnh và cảm giác giảm stress.
-
Đừng bao giờ căng thẳng và mệt mỏi trước mặt bé.
Giáo sư bác sĩ Stewart C.P. đã nhấn mạnh rằng: Bé là người đầu tiên nhận ra những thay đổi tâm lý của mẹ và nếu mẹ có cảm giác nặng nề, áp lực khi chăm sóc bé, bé sẽ cảm thấy không thoải mái và không được yêu thương.
-
Các bậc cha mẹ nên hiểu rằng: Những thay đổi về biếng ăn và cân nặng là tạm thời, không ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Nếu thực hành đúng bé sẽ phục hồi trở lại.
Mỗi cha mẹ phải hiểu những điều này và đừng đặt nặng vấn đề vì sao bé không ăn hay bị sụt cân. Bạn càng chú ý đến điều này thì bạn càng stress, bé cũng ảnh hưởng stress theo. Trên thực tế, ở rất nhiều ca lâm sàng, khi thực hiện biện pháp điều trị tâm lý giảm stress cho mẹ thì các bé phục hồi tăng trưởng rất tốt chỉ sau vài tuần, mà không cần thay đổi chế độ ăn của bé.