Tập hợp 5 quyển truyện hay của Nhật mà bố mẹ có thể đọc cho con mỗi ngày

Đây là tập hợp những cuốn sách được tuyển chọn để các bố có thể đọc cho con trai nghe. Bao gồm các câu truyện hơi ngờ nghệch, hài hước cho đến những truyện kể về các chuyến phiêu lưu thú vị.

Bản thân bố cũng đã từng là “con trai” nên chắc chắn bố cũng sẽ cảm thấy thú vị. Còn các mẹ có thể xem các truyện này để biết thêm về thế giới yêu thích của hội cha con chúng tôi, các mẹ thấy sao?

1. Ú òa ú òa

Lời: Matsutani Miyoko

Tranh: Segawa Yasuo

Nhà xuất bản Doshinsha

Dành cho lứa tuổi từ trẻ sơ sinh

Đây là cuốn truyện kinh điển của trẻ em Nhật Bản. Cụm từ “Ú òa ú òa” được lặp đi lặp lại một cách rất đều đặn tạo nên sự cuốn hút cho câu chuyện. Nó rất phù hợp với tâm lý muốn lặp đi lặp lại của trẻ con. Không chỉ có những bức tranh đẹp mà còn có cả sự lôi cuốn giúp người đọc như được chìm mình trong thế giới của truyện tranh. Cuốn sách này được giới thiệu như là cuốn truyện tranh đầu tiên dành cho bé.

2. Bé nào chưa ngủ đây?

Lời, tranh: Sena Keiko

Nhà sách Fukuinkan

Dành cho lứa tuổi từ trẻ sơ sinh

Con ma đáng sợ được vẽ một cách rất hài hước. Cuốn sách mang đầy tính sáng tạo trong tính cách các nhân vật cũng như nội dung chính đặc sắc. Sách truyền tải nội dung “Bé nào không ngủ sẽ bị biến thành ma đấy!” “Sẽ bị bắt đi sang thế giới của ma đấy!” một cách rất nhẹ nhàng nhưng hiệu quả.

doc truyen con nghe

3. Mokomokomoko

Tranh: Tanikawa Shuntarou

Tranh: Motonaga Sadamasa

Nhà xuất bản Bunken

Dành cho lứa tuổi từ trẻ sơ sinh

Cuốn sách rất kỳ lạ. Không biết tác giả muốn truyền đạt điều gì, và kết thúc câu chuyện sẽ như thế nào. Tuy nhiên sự kết hợp giữa lời kể của tác giả Tanikawa Shuntaro và tranh của Motogawa Sadamasa là rất tuyệt vời. Không giống như người lớn thường hay lý giải mọi việc qua lý trí, trẻ con lý giải qua cảm nhận bằng tâm hồn. Đây là một cuốn sách nuôi dưỡng tính cảm thụ mọi vật xung quanh cho bé.

4. Py-on

Lời, tranh: Matsuoka Tatsuhide

Nhà xuất bản Poplar

Dành cho lứa tuổi từ trẻ sơ sinh

Tất cả các bé trai sẽ bắt chước nhảy theo như ếch “Pyon”. Và không hiểu sao tất cả sẽ cùng có hành động như nhau. Nhìn cảnh tượng này sẽ rất thú vị. Các bé trai sẽ nhảy lên. Tất cả cùng nhảy lên. Bắt chước giống những vật biết bay. Cùng bay, cùng cử động, làm cái gì cũng giống nhau, toàn là những trò rất vui.

5. Con lật đật Đarumasan

Lòi, tranh: Kagakui Hiroshi

Công ty Bronze

Dành cho lứa tuổi từ trẻ sơ sinh

Đây là tác phẩm hoà kết giữa những cử động đáng yêu của lật đật Đaruma và những câu nói ngắn gọn của chú. Tranh vẽ rất nhẹ nhàng đơn giản giúp tạo sự gần gũi với người đọc. Cụm từ yêu thích “Con lật đật Đaruma ngã rồi” được lặp đi lặp lại tạo cảm giác cho trẻ được làm quen và chơi với ngôn từ. Có seri truyện “Chơi cùng Đaruma” và seri “Đồ của Đaruma”.

Đó là danh sách 5 quyển truyện hay mà bố mẹ có thể đọc cho con nghe mỗi ngày. Vừa nuôi dưỡng tình cảm với con, mà vừa giúp con phát triển về mặt tinh thần thật hiệu quả. Ngoài ra, phụ huynh đừng quên rằng mình cũng phải hỗ trợ con phát triển về mặt thể chất nữa đấy nhé. Để theo dõi chủ đề này, hãy truy cập tại đây.

Bố là một điểm trung gian mà bé sẽ đi qua trong quá trình trưởng thành

Mẹ thường hay nói “Không thể hiểu con trai”, vậy còn bố thì sao? Nếu là bố, chắc chắn sẽ có phần nào có thể hiểu được tâm tư của con, cũng giống như mẹ thì có thể hiểu được phần nào con gái mình vậy.

Điểm chung về tính sĩ diện của bố và con trai

Một cách vô ý thức, các bố đều coi rằng “việc nuôi dạy con là chuyện của phụ nữ”, và có sĩ diện về mình là “đàn ông”. “Đàn ông” chính là sự mạnh mẽ, to tát, biết chịu đựng, có khả năng lãnh đạo, tính sĩ diện cao, biết cố gắng, không run sợ, không khóc, luôn đứng cao hơn người khác, không thua, có uy quyền. Bố đã được nuôi dạy và lớn lên trong môi trường có hệ tư tưởng như vậy. Do đó, sự “sĩ diện” của đàn ông là một cái gì rất khó xử lý.

Hiện tại, dù không có sự quá phân biệt trong nam nữ như thời của các bố nữa nhưng mà sự kỳ vọng vào nam giới hầu như không thay đổi mấy, vẫn rất cao. Các mẹ có khi nào buột miệng nói “Con là con trai nên…” “Con trai nên không khóc nữa” “Con cần hoạt động nhiều hơn, khỏe hơn nữa” không? Những câu này không phải là không tốt, có khi nó giúp con trở nên tích cực, cố gắng hơn nên chắc chắn không phải là xấu. Tuy nhiên, cần chú ý để những sự kỳ vọng này không đi quá đà.

bố chính là điểm trung gian mà bé đi qua trong quá trình quá triển

Bố chính là gương để con noi theo

Ta hãy cùng xem tới điểm chung của bố và con trai: đó là lòng tự hào sự sĩ diện, là sự kỳ vọng mà người ta đặt lên vai một người đàn ông.

Điều đầu tiên, cách ăn nói cũng như cử chỉ hành động. Trẻ con trong quá trình trưởng thành, luôn hấp thu mọi thứ từ môi trường xung quanh, rồi biến nó thành các mô hình phát triển.

Việc biết nói cũng là do có các mô hình này mà ra. Vì vậy, nếu ở Nhật thì sẽ biết tiếng Nhật, ở các nước nói tiếng Anh thì sẽ nói được tiếng Anh mà không cần sự dạy dỗ đặc biệt nào.

Cứ để ý sẽ thấy khả năng hấp thu của trẻ con thật đáng kinh ngạc. Trong đó phải kể đến sự chịu ảnh hưởng của những người tiếp xúc hàng ngày. Nếu mẹ là người chăm con chính, thì người gây ảnh hưởng đầu tiên sẽ là mẹ, rồi tới đó là bố.

Từ cách hắt xì hơi, kiểu ngủ, nét mặt ngang khi ngáp, hay bộ dạng miệng khi lắc đầu, từ những nét nhỏ nhất cũng rất giống bố. Hàng ngày cùng sinh hoạt với nhau, nhiều khi mẹ sẽ ngạc nhiên khi thấy “Con giống cả hành động này nữa”. Không chỉ ngoại hình, mà ngay cả sở thích hay những thứ ghét cũng giống nhau. Con trai cũng có quan tâm hay sở thích giống bố, cùng thích chung một đội bóng chày. Rồi cũng giống tới cả việc ghét ăn cái gì hay không thích làm việc gì.

Nếu nghĩ như vậy, bố sẽ là một điểm trung gian mà con sẽ đi qua trong quá trình trưởng thành của mình.

Do có mối quan hệ mật thiết giữa bố và con như thế này, việc thu hút bố vào công cuộc chăm sóc con cũng là việc vô cùng quan trọng. Vì vậy, mẹ đừng ngại nhờ chồng hỗ trợ trong quá trình nuôi dạy con này nhé! Ngoài chăm sóc về mặt tinh thần, thể chất và sức khoẻ cũng là những gì cả 2 bố mẹ cũng không nên bỏ qua. Để đi sâu vào chủ đề này, hãy cùng tìm hiểu tại đây.

Không mắng con chỉ để hả giận!

Với những mẹ đang nuôi dạy một cậu bé nhỏ ở nhà, có lúc nào dù không muốn nổi cáu nhưng nhiều khi bạn vẫn không kiềm chế được mà hét toáng lên với con không?

Tôi cảm thấy như nghe tiếng tán thành “Có có”của các mẹ trên toàn quốc.

Hơn thế nữa nhiều khi các mẹ vẫn tự trách mình như:

“Trước khi sinh con, tôi hầu như không bao giờ to tiếng, thế mà…”

“Không hiểu từ lúc nào tôi đã đi nhầm đường rồi…”

Con trai khiến mẹ đôi khi không hiểu nổi!

Có khi muốn hỏi con rằng “Có phải con cố tình làm mẹ nổi giận không?” khi thấy con luôn có những hành động khiến mẹ mất bình tĩnh. Mà toàn những lúc cao điểm.

Những lúc con trai hay khiến mẹ nổi giận

  • Con vừa nhìn mẹ vừa cố tình đánh đổ trà ra bàn
  • “Con không được làm thế nữa đâu nhé, con hiểu chưa?”, “Vâng con hiểu rồi”, vừa nói dứt lời, con lại lặp lại đúng điều mẹ vừa nhắc
  • Con tuyệt đối không chịu xếp lại giầy vừa cởi ra
  • Nhét quả sồi vào lỗ mũi
  • Tè qua cửa sổ
  • Đổ sữa lên quần áo khô vừa mới được mẹ giặt xong
  • Tự mình dùng kéo cắt tóc của mình
  • Khi mẹ vừa ra ban công thì lập tức khóa cửa ban công lại

Toàn là những việc khiến mẹ dễ nổi giận. Tôi cũng nghĩ rằng các mẹ cáu giận với những hành động con làm là chuyện đương nhiên.

Mắng con xong, mẹ lại thấy đau lòng!

Việc các mẹ cáu giận con cũng không phải là cái gì xấu lắm, nhưng sau khi cáu con, chẳng phải các mẹ cũng cảm thấy hối hận lắm sao?

“Có lẽ không cần phải nói nặng lời như thế với con”

“Đâu cần phải làm cho con khóc đến mức như thế đâu”

“Ôi, tôi muốn khóc òa lên quá”

đừng nên mắng con vì tức giận

Nếu mẹ cảm thấy như vậy thì chắc chắn tinh thần cũng không có gì là vui vẻ rồi. Tự trách bản thân, có khi còn ghét chính mình nữa.

Việc “trách mắng” con cũng là một việc làm cho mẹ không được thoải mái, bị tổn thương. Việc trách mắng chứa trong đó một phần tiêu cực nên nó cũng làm cho bản thân các mẹ dễ rơi vào tình trạng suy nghĩ tiêu cực. Tuy nhiên con thì không hề biết đến điều đó, chỉ một chút sự trách mắng của mẹ không hề làm con chùn bước. Khi bị mắng thì có vẻ như biết lỗi lắm. Nhưng mẹ cũng không nên quá tin vào điều này. Đây nhiều khi chỉ là vẻ bề ngoài mà thôi.

Vì vậy tôi rất mong muốn các mẹ có thể trách mắng làm sao để con trai hiểu được một cách thực sự, và điều này cũng sẽ giúp các mẹ giảm bớt gánh nặng về tinh thần luôn tự trách mình đã cư xử chưa tốt với con nữa. Vậy thì chúng ta sẽ làm như thế nào? Câu trả lời là hãy theo quy trình các bước sau đây:

  • dùng lời nói để nhắc nhở
  • dùng hành động ngăn chặn
  • nêu ra dự đoán về điều gì sẽ xảy ra nếu con vẫn tiếp tục làm việc đó
  • chỉ ra hướng hành động đúng sẽ khiến mọi việc sẽ diễn ra được tốt đẹp hơn.

Tuy nhiên những lúc khẩn cấp hay nguy hiểm, thì cần ngăn cản hành động ngay, trước cả khi mẹ kịp suy nghĩ đúng sai. Những lúc như vậy thì cần mắng mỏ một cách nghiêm khắc. Đó là những trường hợp đặc biệt. Còn thông thường các mẹ cần kiềm chế cảm xúc, hãy thử hít thở một hơi thật sâu trước khi mắng con nhé.

Nôn trớ ở trẻ sơ sinh và một số bệnh lý có biểu hiện nôn mửa mẹ cần biết

Nôn trớ là triệu chứng thường gặp ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi. Nguyên nhân là do cấu trúc dạ dày của bé lúc này vẫn chưa phát triển toàn diện.

Tuy nhiên, nôn trớ cũng có thể là biểu hiện của một số bệnh lý, thậm chí là của những căn bệnh nguy hiểm mà nhiều bậc cha mẹ không biết đến.

Nguyên nhân gây nôn trớ

Đây là hiện tượng đẩy ngược các chất trong dạ dày ra ngoài miệng, thường gặp khi trẻ bú sữa mẹ hoặc sữa bình.

Theo Bác sĩ Nguyễn Thu Thủy – Bệnh viện Nhi Đồng Quốc Gia: “Có rất nhiều lý do khiến cho trẻ em nôn trớ. Nếu bé vẫn khỏe mạnh và chỉ nôn mửa một lượng thức ăn nhỏ, nguyên nhân có thể là vì trẻ đã ăn hoặc uống quá nhiều và nôn ra thức ăn dư thừa. Tuy nhiên, đây cũng có thể là biểu hiện của các bệnh lý như: viêm ruột do virus, ngộ độc thực phẩm, viêm dạ dày ruột do vi khuẩn, ho, cảm lạnh, nhiễm trùng đường hô hấp, nhiễm trùng tai, viêm ruột thừa, tắc ruột, lồng ruột … Ngoài ra, đôi khi vì quá căng thẳng cũng có thể gây nôn ở trẻ nhỏ.”

Khi trẻ có tình trạng nôn, cha mẹ không được phép cho con uống bất kỳ loại thuốc nào mà hãy đưa bé đến bệnh viện hoặc bệnh xá gần nhất để việc chữa trị được chính xác nhất.

nôn trớ ở trẻ sơ sinh và phải làm gì khi bé nôn trớ

Các dấu hiệu của một số bệnh lý gây nôn ở trẻ em

Viêm dạ dày ruột và ngộ độc thực phẩm

Rất khó để phân biệt giữa viêm dạ dày ruột do virus và ngộ độc thực phẩm bởi vì biểu hiện của cả 2 bệnh này là khá giống nhau. Ví dụ: trẻ em có thể sẽ nôn nhiều trong 5-30 phút / lần trong 1-12 giờ đầu tiên. Tuy nhiên, có một số dấu hiệu để phân biệt hai loại bệnh này như sau:

– Nếu bé bị nhiễm virut, bệnh sẽ khởi phát một cách đột ngột, con sẽ có triệu chứng nôn mửa, sốt cao và đau bụng. Riêng việc nôn có thể kéo dài từ 12 – 72 giờ (3 ngày) và tiêu chảy thường xảy ra vào ngày thứ nhất hoặc thứ hai.

– Nếu bé bị ngộ độc thực phẩm, triệu chứng sẽ xảy ra từ 2-12 giờ sau khi ăn thức ăn có chất lượng kém. Trẻ em thường không bị sốt và nôn mửa không kéo dài hơn 12 giờ. Có thể có hoặc không bị tiêu chảy.

Tắc ruột

Đây là bệnh lý xảy ra khi ruột bị xoắn, tuy rất hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm và cần điều trị khẩn cấp. Triệu chứng chính là đau bụng trầm trọng. Các triệu chứng thông thường bao gồm: đau bụng đột ngột, nôn ra mật xanh, đau bụng nghiêm trọng hoặc dai dẳng, sắc mặt nhợt nhạt, vã mồ hôi… Vì vậy, khi thấy đứa trẻ xuất hiện những biểu hiện này cần đưa đến bệnh viện ngay.

Phải làm gì nếu con nôn mửa?

Theo các chuyên gia y tế, khi trẻ em nôn mửa, trẻ sẽ mất một lượng nước lớn. Điều quan trọng mà cha mẹ cần làm lúc này là bổ sung chất lỏng bị mất để bé không bị mất điện giải. Cha mẹ có thể sử dụng dung dịch Oresol, nước trái cây loãng hay nước nấu chín đều được.

Khi bé nôn ngày càng nhiều, nên thực hiện các biện pháp sau:

Giúp con ngồi dậy để phòng ngừa khi nôn, chất nôn sẽ đi vào đường thở và gây sặc rất nguy hiểm.

Nôn mửa là biểu hiện khi hệ thống tiêu hóa gặp vấn đề, ngoài bổ sung nước cho con như đã nói trên, mẹ cũng nên chuẩn bị thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa, và cho con ăn dần khi đã bớt nôn.

Trong trường hợp nôn kéo dài và đứa trẻ có các triệu chứng như sốt, đau bụng, co giật hoặc nôn liên tục, có dấu hiệu mất nước… thì nên đưa bé đến các cơ sở y tế để điều trị kịp thời.

Sữa bầu có bổ sung đủ nhu cầu canxi của bà bầu hay không?

Hầu như mọi người đều biết rằng khi mang thai thì người phụ nữ cần được cung cấp hàm lượng chất dinh dưỡng cao hơn một người trưởng thành bình thường, trong đó canxi là dưỡng chất chủ yếu nhất.

Bài viết dưới đây sẽ miêu tả rõ mẹ bầu có nhu cầu canxi như thế nào và sữa có giúp bổ sung canxi một cách đầy đủ nhất hay không.

Nhu cầu canxi đối với phụ nữ có thai

Khi có thai, nhu cầu canxi của người phụ nữ tăng lên, thai nhi càng lớn thì xương càng phát triển do đó những tháng sau cùng của thai kì và khi nuôi con bú cần lượng canxi cao.

Một người trưởng thành cần trung bình 800mg canxi mỗi ngày nhưng qua các số liệu nghiên cứu thì mức hấp thu đó hầu như không được đáp ứng đủ. 

Bổ sung canxi là điều rất cần thiết trong gia đoạn mang thai

Nếu mẹ không hấp thụ canxi đầy đủ thì con sẽ lấy canxi từ trong xương và răng của mẹ. Khi đó, thai phụ bị thiếu canxi sẽ cảm thấy mệt mỏi, đau nhức bắp cơ, tê chân, đau lưng, đau khớp, răng lung lay, chuột rút, nặng hơn nữa thì lên cơn co giật do hạ canxi huyết quá mức mà biểu hiện đặc trưng là co giật các cơ mặt và chi trên với bàn tay co rúm.

Đối với thai nhi, nếu thiếu canxi và vitamin D sẽ dẫn đến suy dinh dưỡng, bị còi xương bẩm sinh, biến dạng các xương,..

Bổ sung canxi cho phụ nữ có thai

  • Bổ sung canxi thông qua thực phẩm ăn uống hàng ngày

Một số thực phẩm sau đây rất giàu canxi, mẹ có thể bổ sung để tăng cường lượng canxi trong cơ thể: Cua đồng (5,040mg), tôm (1,120mg), sữa bò và sữa dê tươi (147mg), vừng (1,2mg), rau cần (325mg), cà rốt (323mg), sữa đậu nành (224mg),…

  • Bổ sung canxi bằng sữa dành cho bà bầu

Ngoài việc bổ sung canxi qua thực phẩm thì còn có thể cung cấp bằng cách uống sữa

Sữa bà bầu cung cấp 939mg canxi trong 100g sữa, cao hơn gấp nhiều lần so với các thực phẩm sữa thông thường. Theo số liệu trên, mẹ bầu trong các tháng cuối cùng nên uống ít nhất 2 ly sữa (200g bột sữa) mỗi ngày để có thể cung cấp đủ lượng canxi cơ thể cần, tránh việc bị loãng xương và dễ hư răng sau khi sinh.

Ngoài canxi, sữa bột còn giúp phụ nữ mang thai bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết khác như acid folic giúp ngăn ngừa thai nhi bị dị tật ống thần kinh, sắt bổ sung máu cho cả mẹ và bé,..

Việc ăn uống đầy đủ với đa dạng các loại thức ăn, nhiều rau củ quả, không kiêng khem vô lý, chọn lựa loại thức ăn có nhiều canxi cho bà mẹ mang thai là điều cần thiết.

  • Bổ sung bằng các loại thực phẩm chức năng hoặc là thuốc

Thuốc chứa canxi có thể ở dạng viên, dạng sirô và có thể ở dạng tiêm (chỉ sử dụng trong trường hợp cấp cứu khi bị hạ canxi huyết). Tuy nhiên mọi thứ thuốc và cách dùng thuốc phải có sự chỉ dẫn của bác sĩ để tránh quá liều có thể dẫn đến tình trạng tăng canxi huyết quá mức và lượng canxi dư thừa dễ tạo thành sỏi đường tiết niệu.

Sữa bầu có cung cấp đầy đủ canxi cho bà bầu không thì câu trả lời là có. Với điều kiện bà bầu  phải pha sữa đúng cách và đúng tỷ lệ của nhà sản xuất đưa ra. Nếu đã bổ sung đầy đủ dinh dưỡng rồi thì không cần nhất thiết phải uống sữa bầu, như vậy sẽ bị thừa dinh dưỡng, thai nhi sẽ phát triển to quá mức, dẫn đến khó sinh.

Cuộc sống hàng ngày với con trai của mẹ: Thói sưu tầm và rắc rối với bạn bè

Tiếp tục chuyên mục Cuộc sống của mẹ với con trai hôm nay sẽ là 2 chủ đề: Sở thích sưu tập đồ vật và cách cư xử thường thấy của bé trai khi chơi với bạn bè đồng lứa.

Hãy bước ngay vào chủ đề đầu tiên nhé!

Những ai đang nuôi dạy một bé trai ở nhà chắc chắn cũng biết là con mình có sở thích sưu tầm đúng không? Các bé chỉ thích các trò chơi hay truyện tranh mà mình thích, rồi thu thập lại cho riêng mình. Thói quen này vẫn giữ nguyên cho đến khi con đã trưởng thành và giữ vai trò một người bố. Như tôi vậy.

Ở nhà tôi có tới 300 tượng hình Ultraman. Đây không phải là đồ chơi của các con, mà là thú sưu tầm của tôi. Cho tới bây giờ tôi vẫn chưa từ bỏ được thói quen sưu tầm đồ vật.

Các con trai tôi cũng vậy, chúng cũng có sở thích sưu tầm các hình tượng, có những cái nhìn chẳng ra gì hết. Những hình tượng được sưu tập cũng không phải được chơi như các đồ chơi, mà đơn giản chỉ là thích sưu tầm mà thôi.

Sở thích sưu tầm này càng được thể hiện rõ trong khoảng thời gian từ mùa xuân tới mùa hè. Chúng lấy cái cốc nhỏ hoặc cái hộp sưu tầm côn trùng rồi đi bắt sâu. Đầu tiên là rận đất. Lật ngược hòn đá lên, di chuyển chậu cây, chui vào trong các hố để bắt sâu. Lúc đầu có thể các bé rất vui khi bắt được rận đất, nhưng dần dần có vẻ không phải thế. Những con rận đất không còn làm các bé thích thú nữa, mà các bé lại thích thú với việc bắt và tìm sâu.

Sau rận đất, các bé chuyển sang bắt kiến. Kiến vừa nhỏ vừa bò nhanh nên rất khó bắt, thế nhưng các bé vẫn bắt được cả cốc đầy kiến.

Các bé cảm thấy thích thú với việc sưu tập, thích thú với việc mình sử hữu rất nhiều một thứ gì đó. Việc tìm kiếm đã trở thành trò chơi với bé, nên nếu việc đó không làm phiền đến ai thì các mẹ hãy cứ chiều các bé, để các bé chơi đến khi chán thì thôi.

Đó thật sự là một sở thích vừa đơn giản mà cũng thật khó hiểu phải không?

sở thích sưu tầm của bé trai

Gặp rắc rối với bạn

Khi chơi với bạn bè, các mẹ có lẽ rất để ý tới việc các bé gặp “mâu thuẫn” với bạn rồi nghiêm trọng hơn là sẽ dẫn tới “cãi cọ” không? Các mẹ luôn muốn con chơi thân thiện và vui vẻ với bạn, nhưng không phải lúc nào cũng được như mong muốn.

“Cho tớ mượn đồ chơi đi” -> “Nhưng tớ đang còn chơi mà”

“Sao cậu đánh vào chân tớ” -> “Tớ có đánh đâu”

“Sao cậu nói tớ như vậy” -> “Tớ có nói thế đâu”

“Cho tớ mượn quyển truyện tranh đi” -> “Nhưng tớ còn đang xem”

“Sao cậu làm điều tớ không thích” -> “Tớ có làm gì đâu”

“Chơi với tớ nhé” -> “Để tí nữa đã”

Chuyện gì cũng có thể trờ thành nguyên nhân của các mâu thuẫn cả. Các bé rất nghiêm túc, nên đúng ra là ta không được cười nhưng nhiều khi buột cười mất thôi.

Nhìn từ phía mẹ, đó thật là những việc chẳng đâu vào đâu cả. Các con cũng thật giỏi khi mà có thể cãi nhau vì những việc nhỏ nhặt thế này. Tuy nhiên các mẹ hãy đợi một chút khi xen vào giữa và đưa ra phương pháp giải quyết cho các con như “Con hãy cư xử tốt với bạn!” “Không được cãi nhau”, “Con cho bạn mượn đồ chơi đi”. Bởi vì thông qua các mâu thuẫn nảy sinh với bạn, các bé sẽ học được rất nhiều thứ một cách thực tế.

Mâu thuẫn là điều chắc chắn sẽ nảy sinh khi con người tiếp xúc với con người. Và cách mà ta giải quyết sẽ giúp phát triển khả năng giao tiếp. Các bé thông qua việc cãi nhau, mà học được cách cư xử, học được kỹ năng giao tiếp. Đây là một trải nghiệm vô cùng quý báu, một sự rèn luyện rất cần thiết.

Xu hướng giáo dục gần đây là tránh gây mâu thuẫn, nên tôi thấy năng lực giao tiếp của các bé trai có xu hướng kém đi. Việc xử lý như thế nào khi gặp cãi nhau, hoặc phương pháp hóa giải vấn đề khi nó sắp trở thành mâu thuẫn lớn là những thứ mà bé cần được học và trải nghiệm khi đang còn bé. Vì nếu có thể có được mối quan hệ tốt đẹp với nhau, thì khi có xảy ra chuyện cũng có thể nói với nhau rằng “không sao đâu” bạn nhé.

Ngoài ra, để tham khảo một số bài viết liên quan, mẹ có thể truy cập tại đây.

Làm sao để giúp con trai mẹ tự lập hơn?

Hãy viết ra thành lời những gì cha mẹ cho là quan trọng nhất khi nuôi con. Khi đó, mẹ sẽ tìm được cho mình đâu là điều căn bản khi dạy hay khi tiếp xúc với bé.

Khi các tín niệm, suy nghĩ của mẹ được rõ ràng, thì hướng phát triển của con cũng được xác định, con sẽ lớn lên và phát triển theo định hướng mà bố mẹ đặt ra.

Các mẹ coi trọng điều gì khi nuôi dạy con? Có thể biểu hiện điều đó thành ngôn từ không? Hãy thử suy nghĩ về điều này xem.

Ví dụ,

“Không được bạo lực với con”

“Trân trọng những mong muốn suy nghĩ của con”

“Không hành động một cách cảm tính”

“Truyền đạt cho con biết mẹ đang nghĩ gì”

Đây là những suy nghĩ dựa trên nền tảng là tôn trọng con. Và vì có những nguyên tắc như vậy, sẽ giúp cho hành động của con trở nên theo khuôn khổ hơn. Có thể những suy nghĩ có căn bản từ con chính là nền móng của việc nuôi dạy con. Hãy tận dụng cơ hội này để suy nghĩ xem bản thân các mẹ coi trọng điều gì trong việc nuôi dạy con nhé.

Nguyên tắc là điều cần thực hiện, nhưng chỉ là “một cách đại khái”

Tuy nhiên nếu thực hiện các nguyên tắc một cách cứng nhắc quá, thì nhiều khi nó lại trở thành sợi dây quy tắc buộc trói chính bản thân mẹ, làm các mẹ mệt mỏi hơn.

“Tuyệt đối không được để thừa cơm”

“Phải đi ngủ trước 9 giờ”

“Phải đánh răng sau khi ăn”

Những nguyên tắc trên, về cơ bản là tốt, nhưng mà các từ “tuyệt đối” hoặc “phải” sẽ khiến nguyên tắc mang tính cưỡng chế. Những lúc không được khỏe, hoặc đột nhiên có việc gì xảy ra, khi nghĩ phải bắt buộc thực hiện những điều này sẽ khiến mẹ cảm thấy mệt mỏi. Nên việc nghĩ “nguyên tắc chỉ cần thực hiện một cách đại khái” là hợp lý nhất.

giúp con trai mẹ tự lập hơn

Có lúc cũng cần biết buông bỏ

Là bố mẹ ai cũng muốn luôn đi theo, giúp đỡ con những lúc khó khăn nhưng có một điều cần biết rằng điều này không thế kéo dài mãi được. Và cũng không được làm như vậy.

Mục đích cuối cùng của việc nuôi con chính là “Để con tự lập, rời xa bố mẹ và để bố mẹ rời xa được con”.

Vì vậy cần từ từ mỗi lúc một ít, mẹ hãy ý thức về “khoảng cách” với con trai. Điều đó được bắt đầu với việc làm quen với suy nghĩ “thôi, cứ để vậy đi” và “tùy con”.

• Con có bị thương một tí nhưng chỉ cần không ảnh hưởng đến sức khoẻ (thôi cứ để vậy đi)

• Con có không ăn cơm hay uống sữa nhưng khi nào con đói con sẽ muốn ăn (tùy con)

• Không bỏ được bỉm ra ngay nhưng mà đến 20 tuổi mà con bỏ được bỉm là được rồi (thôi cứ để vậy đi)

• Con có thể không đi tắm, nhưng không mốc là được (tùy con)

• Con có không ngủ đi nữa, nhưng chắc chắn không thể thức đến sáng được đâu (thôi cứ để vậy đi)

Tất nhiên việc dạy bảo con là cần thiết. Nhưng có những lúc nói gì con cũng không nghe, thì có khi cần biết “từ bỏ” hay chỉ cần “thực hiện các nguyên tắc một cách đại khái” như đã được đề cập ở phần trước.

Ví dụ ở trên có thể là hơi phiến diện nhưng cũng có lúc nên bỏ qua những tiểu tiết, chỉ nhìn vào những vấn đề chính, bỏ đi các kỳ vọng đã đặt vào con, chỉ nên xem xét tới điều quan trọng mà thôi.

Với sự tích lũy các trải nghiệm hàng ngày, cùng với kết quả của việc mẹ biết từ bỏ các điều nhỏ nhặt hàng ngày, con trai sẽ dần tự biết tự lập trên chính đôi chân của mình mà thôi.

5 mẹo để tự nấu thức ăn cho trẻ tại nhà an toàn

Nhiều mẹ mới lần đầu cho bé ăn dặm có lẽ đã phải đắn đo với quyết định tự làm bột ăn dặm cho bé. Mặc dù việc chế biến thức ăn cho trẻ là một quá trình đơn giản, điều quan trọng là phải có biện pháp để bảo đảm thức ăn của bé được bảo vệ khỏi vi khuẩn và các mối nguy hiểm tiềm ẩn khác.

Tìm hiểu cách làm thế nào bạn có thể tránh được những sai lầm thông thường và giữ cho con của bạn khỏe mạnh và hạnh phúc qua 5 lời khuyên an toàn khi làm thức ăn cho trẻ ở nhà:

1. Vệ sinh:

Khi nói đến thức ăn cho bé, việc vệ sinh sạch sẽ rất quan trọng. Rửa tay, lau bàn và khử trùng các dụng cụ nấu ăn. Tina Ruggiero, một chuyên gia về chế độ ăn kiêng và là tác giả của cuốn “The Best Homemade Baby Food on the planet”, khuyên bạn nên “Làm sạch tất cả các loại rau, ngay cả những thứ mà bạn sẽ lột vỏ. Rau cần rửa sạch và chà kỹ, bóc vỏ, hạt (nếu cần thiết) và sau đó chế biến. ” Nếu bạn có kế hoạch sử dụng khay để đông lạnh, hãy để chúng gần nhau, rửa sạch và phơi khô. Sau khi đông lạnh, chuyển các khối đồ ăn lên tủ lạnh. Bạn nên dán nhãn và ghi ngày tháng vào túi, có thể cất trong tủ lạnh đến 30 ngày.

2. Chọn các thành phần một cách thận trọng:

Khi lựa chọn các thành phần, hãy tránh những thực phẩm có tính axit như cà chua. Ruggiero khuyên: “Bạn nên chờ đến khi đứa trẻ của bạn gần 12 tháng tuổi mới cho bé ăn loại này. “Ít nhất là trong một năm đầu tới hai năm, bạn nên tránh “mật ong nguyên chất hoặc sữa tươi do dễ tiếp xúc tiềm năng với các bào tử ngộ độc”. 

3. Tránh thực phẩm có chứa Nitrat:

Đôi khi tìm thấy Nitrat trong nước và đất, nitrat là những hóa chất có thể xâm nhập vào nhiều loại rau cải. Mặc dù hiếm hoi, “Nitrat có thể gây ra một loại thiếu máu bất thường (máu thấp) ở trẻ sơ sinh,” theo Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ. Cần tránh các thực phẩm có nitrat tự nhiên, như đậu xanh, cà rốt, rau bina, bí và củ cải đường cho đến khi bé được 6 tháng tuổi.

 

cà rốt có chứa nhiều Nitrat không tốt cho bé nếu ăn nhiều

3. Để món ăn ra ngoài một cách hiểu biết:

Theo Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ, bạn chỉ nên làm nóng những gì bạn nghĩ rằng bé sẽ ăn, và bất kỳ phần thức ăn thừa nào cũng phải được vứt bỏ. Làm rã thức ăn trẻ em trong ngăn mát tủ lạnh, lò vi sóng, nồi hơi hoặc dưới nước lạnh, sau đó hâm nóng nó ở nhiệt độ bên trong là 165 độ F ( 74 độ C) bằng cách sử dụng nồi hấp hoặc lò vi sóng. Bạn nên luôn luôn khuấy đều và kiểm tra nhiệt độ trước khi cho bé ăn. Không để thức ăn ở nhiệt độ phòng trong hơn 2h (thậm chí ít hơn nếu nó nóng). Thịt, cá và gia cầm không được cất trong tủ lạnh hơn 24h, và trái cây và rau quả được lưu trữ không quá 48h. Không bao giờ làm lạnh lại thức ăn trẻ em sau khi đã được rã đông.

Tham khảo thêm về các chế độ bột ăn dặm cho trẻ 5 tháng tại đây.

10 mẹo để tăng cường dinh dưỡng hợp lý

Với trẻ mới bắt đầu chập chững tập đi, cha mẹ nên cho trẻ ăn càng nhiều trái cây và rau cải càng tốt, bởi vì trẻ em được tiếp xúc với thực phẩm lành mạnh sớm thì có nhiều khả năng giữ thói quen này khi chúng lớn lên.

Vào lúc ban đầu, thiết lập dinh dưỡng phù hợp sẽ giúp trẻ thành công trong cuộc đời sau này. 

1. Có sự kiên nhẫn:

Trẻ mới chập chững có thể không dự đoán được và hơi lộn xộn. Cha mẹ có thể bị cám dỗ để đáp ứng nhu cầu “đồ ăn vặt” của trẻ, nhưng khuyên các bậc phụ huynh hãy mạnh mẽ hơn, đừng nuông chiều bé.

2. Làm những đồ ăn nhẹ lành mạnh:

Cung cấp cho bé nhiều trái cây và rau quả mỗi ngày! Nếu quanh nhà bạn có trái cây và rau củ thì đó sẽ là một lựa chọn hay về bữa ăn nhẹ giữa các bữa ăn thường ngày.

3. Thiết lập những nguyên tắc cho món tráng miệng:

Quyết định những nguyên tắc của gia đình bạn cho món tráng miệng và bám vào nguyên tắc đó. Chỉ cung cấp món tráng miệng vào cuối tuần. 

4. Lập thời khóa biểu các bữa ăn:

Thường xuyên ăn các bữa ăn nhẹ và đồ ăn nhẹ, thay vì cho phép trẻ em đi dạo cả ngày. Vào thời điểm ăn vặt, hãy cho ăn ‘bữa ăn mini’ như bánh sandwich, rau và nước chấm, sữa chua ít đường, pho mát, trái cây,…

5. Kiểm soát từng phần ăn chính là chìa khóa:

Mua bát và bình chứa có kích thước phù hợp cho trẻ em.

6. Khuyến khích trẻ uống nhiều nước:

Chỉ cung cấp nước giữa các bữa ăn. Sữa ít chất béo không sao, nhưng chỉ dành cho bữa ăn. Nhưng không để trẻ uống quá nhiều nước trước bữa ăn chính, để tránh tình trạng bé bị no giả mà không ăn được thức ăn chính.

 

Cho bé uống nước nhiều để không mất nước

 

7. Hạn chế uống nước trái cây:

Trẻ em nên uống không quá 114 – 170 ml một lần mỗi ngày. Những trẻ dưới 6 tháng tuyệt đối không được uống nước trái cây.

8. Hãy nhớ rằng sự tiến hóa xảy ra tự nhiên:

Nhận ra rằng trẻ em sẽ phát triển ra khỏi thói quen và suy nghĩ hẹp. Tất cả chúng ta có thể tiến triển với việc phát triển với thực phẩm đa dạng.

9. Tránh thực phẩm chế biến:

Thực phẩm mất vitamin khi chúng được xử lý. Họ cũng đầy đủ các chất hoá học, thậm chí cả BPA.

10. Hãy để trẻ thử “Những bữa ăn thực sự”:

Khuyến khích trẻ em thưởng thức các bữa ăn ngon hơn, có hương vị hơn. Tập cho trẻ ăn được nhiều thực phẩm, đặc biệt là rau củ và các loại hạt.

Tóm lại, giai đoạn trẻ chập chững biết đi sẽ có nhiều sự thay đổi về thói quen ăn uống lẫn tính cách. Vì thế, mỗi người cha người mẹ cần có tâm lý sẵn để đón nhận một cách bao dung những những sự thay đổi đó từ bé. Mọi người có thể tham khảo thêm những bài viết tương tự ở đây.

Những kinh nghiệm khi bắt đầu cho bé ăn dặm

Hãy bình tĩnh và thư giãn khi bạn bắt đầu cho bé ăn dặm, đảm bảo bé ngồi thoải mái và không quá đói. Cha mẹ đừng thúc ép mà hãy kiên nhẫn cho bé ăn từ từ. 

Hãy chuẩn bị tinh thần vì tất cả các bé sẽ gây rắc rối khi học cách ăn. Ngồi lại quan sát con của bạn trong khi ăn để kịp thời hỗ trợ nếu bé bị nghẹn. Hãy thử cho bé ăn lại trong một ngày hoặc lâu hơn nếu con bạn từ chối lần đầu tiên, không nên đổi thức ăn liên tục mà chờ vài ngày rồi mới giới thiệu một món ăn mới. Dưới đây là phương pháp ăn dặm bạn có thể xem xét:

Đề nghị những thực phẩm đầu tiên: 

Thực phẩm đầu tiên có thể được chế biến một cách dễ dàng và không nêm muối, gia vị và chất làm ngọt. Các loại thực phẩm trước tiên nên được nghiền và mịn, nhưng bạn có thể nhanh chóng chuyển sang các loại thực phẩm nghiền nhuyễn và các kết cấu thô. Những gợi ý chung bao gồm:

  • Bắt đầu với một thực phẩm duy nhất chứ không phải là một hỗn hợp nhiều loại.
  • Cho trẻ sơ sinh ăn ngũ cốc vì nó sẽ bổ sung sắt và tạo ra thức ăn lý tưởng đầu tiên. Có thể trộn với sữa công thức để kết cấu mịn hơn.
  • Cho rau và trái cây, các loại thịt, và những thực phẩm cầm ăn như bánh mì nướng,…
  • Khuyến khích uống nước từ cốc.

Những kỹ năng cho bé ăn từ 8 – 9 tháng tuổi:

Những thực phẩm đặc đầu tiên của bé nên được nghiền mịn, bé sẽ sớm cần nhiều loại kết cấu cũng như loại thực phẩm. Những gợi ý khác bao gồm:

  • Cho bé ăn thức ăn bằng tay, chẳng hạn như miếng rau nấu chín, nhằm khuyến khích bé nhai và tự ăn.
  • Cho bé một thìa nhỏ để khuyến khích tự ăn, ngay cả khi bạn tiếp tục cho phần lớn thức ăn.
  • Cho ăn từ thức ăn đã được nghiền nhuyễn thành thức ăn cắt thành từng miếng nhỏ.

Khoảng 9 tháng bé sẽ phát triển các kỹ năng khác gồm:

  • Biểu thị sở thích tự cho ăn.
  • Khả năng nhai thức ăn dạng miếng.
  • Ăn uống độc lập nhưng vẫn có sự trợ giúp.
  • Luôn tránh những thức ăn cứng nhỏ, chẳng hạn như các loại hạt và rau cứng chưa nấu chín, vì trẻ sơ sinh có thể bị nghẹt thở.

Nước trái cây không thích hợp cho trẻ sơ sinh.

Giới thiệu sữa bò:

 

Trẻ sau 12 tháng mới tiêu hóa tốt được sữa

 

Chỉ cho bé hơn 12 tháng tuổi uống sữa bò. Tiếp tục cho con bú sữa mẹ hoặc sử dụng sữa bột cho trẻ sơ sinh cho đến khi bé ít nhất 1 năm tuổi. Vì:

  • Sữa bò chứa hàm lượng protein, muối, kali và canxi cao hơn sữa mẹ hoặc sữa bột. Điều này có thể làm tăng tải trọng lên thận.
  • Có thể cho bé khoảng 8 tháng tuổi uống sữa bò nhưng chỉ với số lượng nhỏ như sữa trứng hoặc sữa chua hoặc ép từ ngũ cốc.
  • Sữa không nên là đồ uống chính cho đến sau một năm tuổi hoặc cho đến khi ăn nhiều thực phẩm mỗi ngày, kể cả thịt hoặc các chất thay thế thịt.

Dị ứng và ăn chay:

Có những vấn đề cần lưu ý khi bạn cho bé bú sữa, đặc biệt là nếu bé đã có dấu hiệu dị ứng hoặc gia đình bạn ăn chay.

Dị ứng: Nếu có tiền sử gia đình bị dị ứng nặng, hãy hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc y tá sức khoẻ bà mẹ và trẻ em.

Những người ăn chay: Con của bạn có thể cần thêm chất dinh dưỡng nếu được cho ăn chay. Tìm lời khuyên từ bác sĩ hoặc y tá sức khoẻ bà mẹ và trẻ em.

Qua đó, bạn cần ghi nhớ những điều sau: Bắt đầu cho bé ăn thức ăn đặc vào khoảng 6 tháng tuổi; chất đặc đầu tiên nên được nghiền mịn, sau đó phân loại nhanh thức ăn thô và nghiền chúng. Em bé của bạn chỉ có thể lấy một thìa đầu tiên, nhưng điều này sẽ tăng lên theo thời gian và luyện tập dần dần. Xem thêm ở đây