Mẹ nên làm thế nào khi con có hành vi không đúng trong bữa ăn?

Có phải dạo gần đây con có thói quen ăn uống cùng cách cư xử rất xấu? Hành vi này mới có, hay đã diễn ra một thời gian rồi? Nếu là tiếp diễn từ lâu rồi, thì hành vi đó diễn ra trong những tình huống nào khác? Đâu là nguyên nhân khiến điều đó xảy ra?

Đó là những hành vi mà thường đem lại nhiều buồn phiền, lo lắng cho bố mẹ như:

Con có tác phong ăn rất xấu – thế nào là bình thường ở tuổi này?
Con không thể ngồi yên ở bàn ăn tối (tôi vẫn gọi là “hội chứng con sâu đo”).
Con ném thức ăn khi không muốn ăn nữa hoặc không thích món đó.
Con hay ăn vạ trong bữa ăn – việc nhỏ nhất cũng có thể khiến con cáu giận.
Con cố tình bày bừa, chổng hạn như trét nước sốt của món mì spaghetti ra bàn hay lên em bé.

Đa số các hành vi mà chúng ta thấy trong giờ ăn chính là sự mở rộng của những hành vi tương tự xảy ra trong cả ngày, có điều cha mẹ chỉ chú ý hơn vào bữa ăn tối, đặc biệt là ở nhà hàng khi có người khác chứng kiến. Thường thì hành vi đó không phải mới có, và cha mẹ hoặc vì quá vội hoặc quá xấu hổ nên thường bỏ qua và nhượng bộ bất cứ yêu sách nào của con! Vậy thì cha mẹ sẽ giúp con chấm dứt những thói xấu này như thế nào? Hãy đi vào trường hợp cụ thể nhé!

xử trí các hành vi không đúng mực khi ăn của con

Giả sử con bôi nước sốt mì spaghetti ra khắp bàn

Mẹ đã làm gì? Nếu mẹ tự nhủ “Chẳng có vấn đề gì, tí mình đi lau”, và mẹ cũng không nói gì với con, bằng cách đó, mẹ phớt lờ hành vi sai trái của con không khác gì mẹ gửi tới con một thông điệp “trét sốt mỳ ra bàn là không sao”. Nhưng chuyện gì sẽ xảy ra vài tuần sau khi mẹ con sang nhà bà nội và con bắt đầu “trang trí” chiếc khăn phủ bàn gia truyền của bà? Lúc này, bạn thân mến, lỗi là ở mẹ chứ không phải là ở con. Mẹ cần phải dạy con nước sốt spaghetti không phải để bôi nghịch. Ngay lần đầu tiên thấy con làm như vậy, đáng ra mẹ cần lên tiếng: “Thức ăn là để ăn. Không phải để cho con chơi. Nếu con đã ăn xong rồi, thì mang đĩa ra bồn rửa”.

Giả sử con hiếu động, thích đặt chân lên bàn và gõ nhịp theo bài hát

Với con, thế là thú vị, nhưng hãy tưởng tượng con làm thế khi đưa con đi ăn nhà hàng. Có lẽ lúc đó cha mẹ chỉ muốn chui xuống gầm bàn vì xấu hổ. Phải nhất quán và kiên nhẫn. Khi con làm bất cứ một hành động nào không thể chấp nhận được – cho chân lên bàn, ném thức ăn – hãy trực tiếp và nói rõ rằng những điều con đang làm là không nên: “Không, chúng ta không được [miêu tả việc con đang làm ở bàn ăn]”. Nếu con không chịu dừng lại, hãy yêu cầu con rời khỏi bàn ăn. 5 phút sau, mẹ có thể cho con quay trở lại bàn và cho con tiếp tục ăn. Mẹ liên tục và nhất quán trong xử trí khi trẻ làm điều không mong muốn, đó là cách mà trẻ không chỉ điều gì sẽ xảy ra mà con biết được cha mẹ mong chờ gì ở bản thân mình.

Với việc ném và làm đổ thức ăn cũng vậy. Có thể một mặt đó là một em bé 14 tháng đang thử nghiệm về chuyển động và ném đồ thì tốt nhận là xem nhẹ chuyện đó nếu con không cố ý. Nhưng với trẻ 2 hoặc 3 tuổi mà vẫn ném thức ăn chỉ để gây sự chú ý của cha mẹ, lúc này cha mẹ cần phải nói với trẻ việc con đang làm là không đúng, và sau đó đề nghị con dọn dẹp sạch sẽ.

Giả sử mẹ đặt một ly sữa trước mặt bé và con hét lên “KHÔNG”!, sau đó tìm cách để hất đổ đi. Khi đó, hãy cất cốc sữa và nói rõ ràng và ngắn gọn với con “Con không được làm đổ thức ăn”. Hãy nhấc con ra khỏi ghế ăn, và thử lại sau 5 phút. Hãy cho con hai cơ hội, nếu bé vẫn không sửa đổi thì sẽ không được ăn hay uống gì cả, mà phải chờ đến bữa sau.

Điều này nghe có vẻ lạnh lùng, cứng rắn, nhưng tin tôi đi, đối với trẻ ở tầm tuổi này, chúng ta chỉ có thể sử dụng những biện pháp dứt khoát như vậy mới mong con có thể sửa đổi được những tật xấu khi ăn của mình mà thôi.