NHỮNG CÁCH CHO BÉ ĂN DẶM MẸ CẦN LƯU TÂM

Tập cho con ăn dặm là một việc làm rất tốt vì có thể cung cấp cho con đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu ngoài sữa mẹ.

Tuy nhiên, việc tập ăn dặm cho trẻ cũng đòi hỏi rất nhiều nguyên tắc cần được tuân thủ để tránh gây ra những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bé. Sau đây là 5 quy tắc vàng khi cho bé ăn giúp các bậc phụ huynh có thể dễ dàng tập cho con ăn dặm đúng cách.

                     cách cho bé ăn dặm

Nguyên tắc 1: ngọt –mặn

Khi bắt đầu tập ăn dặm, bố mẹ nên sử dụng bột ăn dặm ngọt vì phần đạm chính của loại bột này được làm từ sữa nên vị sẽ giống sữa mẹ hơn, giúp cho trẻ thích nghi dễ dàng. Còn bột mặn với thành phần đạm chính là thịt, gà, cá… kết hợp cùng với rau củ thì sẽ thích hợp với giai đoạn sau này hơn vì khi đó hệ tiêu hóa của trẻ đã phát triển.

Nguyên tắc 2: ít – nhiều

Nguyên tắc này không những giúp trẻ thích nghi dần với lượng thực phẩm ăn dặm bổ sung sau này mà còn luyện tập cho hệ tiêu hóa của trẻ dần tốt hơn. Ban đầu chỉ nên tập cho trẻ ăn 1-2 muỗng rồi sau đó lên 5-7 sau đó là nửa chén, tùy vào tình hình bé hấp thụ mà cứ tăng dần đều.

Nguyên tắc 3: loãng – đặc

Đây là yếu tố quan trọng để cho quá trình hấp thụ của trẻ được thuận lợi, cùng giống như nguyên tắc mặn – ngọt, khi trẻ bắt đầu ăn thì chỉ nên pha bột ngọt loãng và không thêm bất kỳ thứ gì và phải đảm bảo rằng thức ăn cho trẻ thật nhuyễn và mịn.

Nguyên tắc 4 : 4 chất dinh dưỡng

Nghĩa là bột ăn dặm của trẻ cũng cần phải đảm bảo đầy đủ bốn chất dinh dưỡng cần thiết bột đường, đạm, chất béo, vitamin. Bên cạnh đó việc cho thêm dầu dinh dưỡng vào bột ăn dặm của trẻ cũng được khuyến nghị, không những cung cấp một lượng lớn năng lượng cho trẻ mà dầu ăn dinh dưỡng còn bổ sung lipid thực vật giúp hấp thụ các vitamin tan trong chất béo.

Nguyên tắc 5: không ép trẻ ăn

Để tránh xảy ra việc gây sợ hãi hay căng thẳng trong quá trình tập ăn dặm, cha mẹ hãy ngưng một thời gian cỡ từ 5-7 ngày để cho trẻ nghỉ và tuyệt đối không được ép trẻ ăn quá mức.

Chỉ cần áp dụng những cách cho bé ăn dặm này là có thể đảm bảo được nguồn dinh dưỡng cũng chế độ ăn của trẻ. Đặc biệt, mỗi trẻ lại có một tốc độ phát triển khác nhau nên cha mẹ hãy lưu ý đến cơ thể của con để tìm được cách bổ sung dinh dưỡng cho con được tốt nhất. Bên cạnh đó, lưu ý đừng nêm nếm bất cứ thứ gì vào bữa ăn của trẻ vì giai đoạn này thận của bé còn rất yếu. Và khi trẻ mọc đủ răng thì lúc đó cha mẹ hãy nên cho trẻ ăn cơm, tập cho trẻ ăn rau, củ để làm quen với tất cả các loại thực phẩm.

Top 15 thực đơn ăn dặm dành cho bé 4-6 tháng bổ dưỡng (Phần 2)

Tiếp theo phần 1, ở phần 2 này chúng tôi tiếp tục chia sẻ những món ăn thơm ngon đồng thời cũng chế biến rất nhanh, không chiếm quá nhiều thời gian của các ông bố bà mẹ bận rộn.

10. BỘT TRỨNG CÀ RỐT

Nguyên liệu:

• Bột gạo: 10g (2 muỗng canh)

• Trứng gà: 15g (1/2 lòng đỏ)

• Cà rốt: 30g (3 muỗng canh)

• Đường: 2g (1/2 muỗng cà phê)

• Dầu ăn: 5g (1 muỗng cà phê)

• Nước: 200ml (1/2 chén)

Cách làm:

– Cà rốt nấu chín tán nhuyễn. Trứng gà đánh đều lòng đỏ.

– Cho 10g bột gạo vào ít nước khuấy tan đều, thêm vào phần nước còn lại cùng với trứng, cà rốt, đường. Bắc lên bếp lửa nhỏ, khuấy đều tay đến khi bột chín, cho ra chén thêm vào một muỗng cà phê dầu ăn dành riêng cho trẻ em, trộn đều.

11.  BỘT ĐẬU PHỤ BÍ XANH

Nguyên liệu:

• Bột gạo: 10g (2 muỗng canh)

• Đậu phụ trắng: 30g (3 muỗng canh)

• Bí xanh: 30g (3 muỗng canh)

• Đường: 2g (1/2 muỗng cà phê)

• Dầu ăn: 5g (1 muỗng cà phê)

• Nước: 200ml (1/2 chén)

• Nước mắm hoặc muối iốt

Cách làm:

– Bí xanh nấu chín tán nhuyễn. Đậu phụ trắng tán nhuyễn.

– Hòa 10g bột gạo với chút nước, thêm

vào hỗn hợp trên với phần nước còn lại. Bí xanh, đậu phụ, đường, bắc lên bếp lửa nhỏ, khuấy đều đến khi chín.

– Cho ra chén thêm vào 1 muỗng cà phê dầu trộn đều, nêm nước mắm ngon hoặc muối vừa ăn. (Có thể thay thế bí xanh bằng rau dền, rau muống, rau mồng tơi…).

12. BỘT TRỨNG SU SU

Nguyên liệu:

• Bột gạo: 10g (2 muỗng canh)

• Trứng gà: 15g (1/2 lòng đỏ)

• Su su: 30g (3 muỗng canh)

• Đường: 2g (1 muỗng cà phê)

• Dầu ăn: 5g (1 muỗng cà phê)

• Nước 200ml (1/2 chén)

Cách làm:

– Su su nấu mềm tán nhuyễn.

– Lòng đỏ trứng gà đánh đều.

– Hòa tan bột với chút nước, cho thêm phần nước còn lại với trứng, su su, đường.

– Bắc lên bếp lửa nhỏ, khuấy đều tay đến khi bột chín, cho ra chén thêm 1 muỗng cà phê dầu trộn đều.

13. BỘT SỮA BÍ ĐỎ

Nguyên liệu:

• Bột gạo: 10g (2 muỗng canh)

• Sữa bột: 12g (3 muỗng canh)

• Bí đỏ: 30g (3 muỗng canh)

• Dầu ăn: 2,5g (1/2 muỗng cà phê)

• Đường: 10g (2 muỗng cà phê)

• Nước: 200ml (1/2 chén)

Cách làm:

– Bí đỏ luộc chín, tán nhuyễn.

– Lấy chút nước khuấy với bột cho tan đều, thêm bí đỏ, đường và phần nước còn lại vào, bắc lên bếp khuấy đều với lửa nhỏ cho đến khi chín bột.

– Cho bột ra chén, thêm 1/2 muỗng cà phê dầu trộn thật đều sau đó mới từ từ cho sữa bột vào và trộn đều.

Súp sữa bí đỏ mà nhiều bé yêu thích

14. BỘT RAU CỦ HỖN HỢP

Nguyên liệu:

• Bột gạo: 10g (2 muỗng canh)

• Các loại rau củ (rau cải, bí đỏ, bí xanh, cà rốt, rau muống)…

• Đường trắng (hoặc muối tinh) vừa đủ

• Nước dùng: 200ml (1/2 chén)

Cách làm:

– Chọn khoảng 50 – 100g các loại rau củ thật tươi non, rửa sạch, ngâm qua nước muối rồi thái nhỏ.

– Cho nửa bát nước to vào nồi đun sôi, bỏ rau củ vào đun lửa to, sôi khoảng 6 – 7 phút rồi ngừng, đổ canh và rau vào máy xay nhuyễn rồi lọc bỏ xơ, thêm chút muối hoặc đường là có thể ăn.

15. SÚP KHOAI TÂY, CÀ CHUA

Nguyên liệu:

• Khoai tây: 100g

• Cà chua: 1 quả

• Đường trắng (hoặc muối tinh) vừa đủ

• Nước dùng: I20ml (1/2 chén)

Cách làm:

– Khoai tây rửa thật sạch, loại bỏ những chấm đen (nếu có), cho 120ml nước vào đun cho chín nhừ, rồi nghiền nhuyễn.

– Cà chua chần qua nước sôi, sau đó rửa lại bằng nước lọc, bóc vỏ, bỏ hết hạt, thái nhỏ rồi cho vào nồi đun nhỏ trong 2 phút. Xay nhuyễn.

Súp khoai tây cà chua thơm ngon

Vậy là giờ đây gia đình nào có bé yêu không còn phải quá đau đầu để suy nghĩ thực đơn ăn dặm cho bé từ 4-6 tháng mỗi ngày nữa, ngoài các món ăn trên đây thì các bậc phụ huynh cũng cần trau dồi để đa dạng dinh dưỡng hơn nhé!

Giúp con phát triển khỏe mạnh cùng sữa bột Dielac Optimum Gold

Để bé yêu phát triển khỏe mạnh, các mẹ luôn băn khoăn không biết chọn loại sữa nào tốt nhất cho con mình.

Hiểu được tâm lý đó, Vinamilk đã tạo ra dòng sản phẩm sữa bột Dielac Optimum Gold với những thành phần dinh dưỡng vô cùng cần thiết cho bé. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về những dưỡng chất này cũng như công dụng của chúng đối với trẻ nhỏ qua bài viết sau.

Sữa non Colostrum

Sữa non Colostrum được biết đến bởi thành phần chính là các chất kháng thể và được ví như một kháng sinh tự nhiên mà không thể điều chế được từ phòng thí nghiệm. Được biết đến như một loại sữa non với dạng lỏng, sệt, màu vàng xuất hiện vào cuối thai kì và trong vòng 72 giờ sau khi sinh. Sữa non Colostrum chứa nhiều chất đạm, giàu vitamin A gấp 6 lần so với sữa mẹ thông thường và đặc biệt là rất giàu các kháng thể tự nhiên là các vitamin khoáng chất cần thiết để tăng cường sức đề kháng toàn diện cho trẻ. Ngoài ra, chất dinh dưỡng này còn có thể giúp trẻ phòng chống lại gần 20 mầm bệnh ở đường hô hấp và tiêu hóa như: Ecolin, vi khuẩn gây nhiễm trùng, vi rút cúm gây viêm họng, viêm phế quản,… ở trẻ.

DHA VÀ ARA 

DHA, là một loại chất béo chuỗi dài, không bảo hòa có 22 carbon thuộc nhóm omega-3, trong tự nhiên chỉ được tìm thấy dồi dào nhất trong sữa của người mẹ. Tất cả các nghiên cứu khoa học đều công nhận sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tối ưu cung cấp các axit béo dài đặc biệt này cho trẻ sơ sinh. DHA rất cần thiết trong quá trình phát triển trí não, hệ thần kinh ở trẻ nhỏ, hoàn thiện chức năng nhìn của mắt.

ARA (hoặc AA) là một axit béo omega-6 có 20-carbon. ARA chiếm 48% omega 6 trong não, vì vậy, giống như DHA, ARA có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển não bộ của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ và cũng được bổ sung vào công thức sữa bột cho trẻ. Ngoài ra, ARA là tiền chất Prostaglandin có tác dụng sinh lý ở nhiều mô riêng biệt của cơ thể và có tác dụng như một chất trung gian hóa học trong các phản ứng viêm.

Kẽm

Kẽm (Zn) có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển chiều cao, thể chất của trẻ. Hơn thế nữa kẽm cũng giúp duy trì hoạt động hiệu quả của hệ miễn dịch giúp trẻ khỏe mạnh và chống lại các tác nhân gây bệnh nguy hiểm, bổ sung kẽm đầy đủ và kịp thời sẽ đồng nghĩa với việc giúp trẻ có hệ miễn dịch khỏe mạnh hơn. Chính vì vậy, các mẹ hãy chú ý bổ sung dưỡng chất này cho trẻ bằng các loại thực phẩm như: ngũ cốc, các loại hạt, cá hồi, trứng, rau củ,…

Selen

Selen là một trong những khoáng chất vi lượng thiết yếu có thể ngăn chặn những rối loạn chuyển hoá, góp phần xây dựng một cơ thể khỏe mạnh. 

Selen cũng chiếm vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch của cơ thể. Nó tham gia cấu tạo nên các Globulin miễn dịch (IgG, IgM, IgA) – Đây là các kháng thể giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh, làm tăng  khả năng hoạt động và tuổi thọ của các tế bào miễn dịch –  tăng hệ miễn dịch cho bé.

4 loại dưỡng chất nêu trên đều có mặt trong thành phần sữa Dielac Optimum – sữa hỗ trợ miễn dịch cho trẻ. Vì vậy, các mẹ có thể chọn Dielac optimum để bé có hệ miễn dịch khỏe mạnh và sức đề kháng tốt.

Trẻ bị suy dinh dưỡng thấp còi phải làm thế nào?

Làm mẹ là quãng thời gian vô cùng hạnh phúc nhưng cũng có rất nhiều khó khăn. Bạn lo lắng khi nhìn thấy con mình thấp bé, nhẹ cân?

Chúng tôi sẽ mách bạn các loại thực phẩm rất tốt cho trẻ bị suy dinh dưỡng thấp còi.

Nguyên nhân trẻ bị suy dinh dưỡng, thấp còi

Suy dinh dưỡng là tình trạng cơ thể thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết. Trong đó, tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình phát triển và tăng trưởng bình thường của trẻ. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này:

Chế độ ăn uống nghèo nàn dinh dưỡng thiết yếu

Trẻ bị suy dinh dưỡng, thấp còi đa phần là do cha mẹ thiếu kiến thức nuôi dạy con và không thường xuyên quan tâm chăm sóc con. Trẻ bị thấp còi là do bị suy dinh dưỡng một thời gian dài. Một trong những nguyên nhân chính gây nên tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ chính là chế độ ăn uống nghèo nàn và thiếu chất dinh dưỡng.

Các bà mẹ cai sữa sớm cho con nhưng lại không bổ sung thêm các chất dinh dưỡng cho con. Cho trẻ cai sữa và ăn dặm sớm để con cứng cáp là một ý nghĩ hoàn toàn sai lầm. Trẻ em cần nhiều năng lượng cho sự phất triển của cơ thể và trí óc, do đó, việc ăn quá ít so với nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể cần khiến trẻ bị suy dinh dưỡng.

Cho trẻ ăn quá ít so với nhu cầu dinh dưỡng cơ thể cần: trẻ em cần nhiều năng lượng cho sự phát triển thể trạng và trí óc. Chúng rất hiếu động và chạy nhảy thường xuyên để khám phá thế giới xung quanh. Nếu không cung cấp đủ nguồn dinh dưỡng cho trẻ thì lượng tiêu hao sẽ nhiều hơn lượng hấp thụ dễ dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ.

Trẻ mắc các bệnh lý nhiễm trùng

Khi bị bệnh, trẻ thường có cảm giác khó chịu và biếng ăn. Những bệnh lý mà trẻ thường mắc phải là: viêm đường hô hấp, tiêu chảy… Con cần được uống thuốc để chữa bệnh, kháng sinh trong thuốc không chỉ tiêu diệt các vi khuẩn có hại mà còn tiêu diệt luôn cả các loại vi khuẩn có lợi ở đường ruột của trẻ, khiến trẻ biếng ăn và thức ăn không được hấp thụ triệt để.

Nên làm gì khi trẻ bị suy dinh dưỡng, thấp còi?

Bạn nên xây dựng chế độ ăn cân bằng và đầy đủ 4 nhóm chất cho bé: Bột đường (các loại ngũ cốc và củ…), chất đạm (thịt, hải sản, trứng, sữa…), chất béo (dầu, mỡ, bơ…), vitamin và khoáng chất (rau xanh, trái cây, hải sản, sữa…). Khẩu phần dinh dưỡng nên phù hợp với nhu cầu độ tuổi và kích thước dạ dày của trẻ. Chế độ ăn thiếu chất tiếp diễn trong thời gian dài sẽ tạo ra những khoảng trống dinh dưỡng khó có thể lấp đầy.

Cung cấp đủ năng lượng theo lứa tuổi của trẻ, trẻ không thể cao được nếu chế độ ăn thiếu năng lượng, bằng cách ăn đủ các bữa cháo, bột, cơm…hằng ngày theo tháng tuổi, bổ sung đầy đủ dầu mỡ trong các bữa ăn.

Nếu bạn phải đi làm hoặc không đủ sữa, nên cho con dùng thêm sữa công thức, tổng lượng sữa một ngày khoảng 600 – 700 ml. Hiện nay trên thị trường đã có những loại sữa dành riêng cho các bé bị suy dinh dưỡng thấp còi, bạn có thể cho con sử dụng để bù đắp lại những chất dinh dưỡng còn thiếu cho con. 

Ưu tiên các thức ăn chứa nhiều chất đạm: Thịt, cá, tôm, cua, trứng, sữa,… Chọn các thực phẩm giàu canxi, sắt, kẽm: Cũng chính là các thức ăn có nguồn gốc động vật, giàu chất đạm như trứng, sữa, hải thủy sản, thịt..…Đặc biệt, tăng cường các loại thức ăn có chứa nhiều kẽm như thịt gà, thịt cóc, con hàu…

Ngoài việc tăng cường bổ sung các dưỡng chất cho con, bạn cũng cần đưa con đi khám bác sĩ để có phác đồ điều trị tốt nhất.

Các món bột ăn dặm cho bé chất lượng từ Vinamilk

Các món bột ăn dặm cho bé từ thương hiệu Vinamilk luôn là những sản phẩm chất lượng và uy tín.

Thời điểm tốt nhất để mẹ bắt đầu cho bé ăn dặm là khi bé tròn 6 tháng tuổi. Chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng thiết yếu sẽ giúp tăng cường miễn dịch của bé, giúp hình thành não bộ cũng như phát triển thể chất, giúp hệ vận động của bé được tốt hơn.

Khi bắt đầu ăn dặm mẹ nên cho bé ăn bột vị ngọt vì lúc này bé vẫn quen thuộc với vị sữa nên dễ chấp nhận hơn. Mẹ có thể chọn các món bột ăn dặm đơn giản giúp bé dễ làm quen và đồng thời trong đó có cung cấp đầy đủ dưỡng chất thiết yếu như Lysin, chất xơ hòa tan Inulin và Vitamin nhóm B giúp hỗ trợ phát triển thể chất toàn diện.  

Hoặc cũng có thể khám phá RiDIELAC – sản phẩm bột ăn dặm cho bé giàu chất dinh dưỡng mang đến những bữa ăn ngon lành và giúp bé phát triển thể chất toàn diện.

bột ăn dặm cho bé

Các loại bột phù hợp từng giai đoạn của bé

Dành cho trẻ từ 6 đến 24 tháng tuổi

  • 4 gói 3 vị ngọt
  • Yến mạch sữa
  • Gạo trái cây
  • Gạo sữa

Dành cho trẻ từ 7 đến 24 tháng tuổi

  • Yến mạch gà đậu Hà Lan
  • Lươn cà rốt đậu xanh
  • Heo bó xôi
  • Bò rau củ
  • Gà rau củ
  • Heo cà rốt
  • Cá hồi bông cải xanh

Lợi ích tuyệt vời

Hỗ trợ phát triển trí não

Axít floric, I ốt, Sắt, Taurin, Axít linoeic, đặc biệt DHA kết hợp với Lutein tạo thành hệ dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển của não bộ, võng mạc mắt, tăng khả năng nhận thức, ghi nhớ và học hỏi của bé.

Hỗ trợ hệ miễn dịch

Các vi chất Kẽm, Sắt, Vitamin D3, A, C giúp tăng cường sức đề kháng bảo vệ bé luôn khỏe mạnh.

Hỗ trợ sức khỏe hệ tiêu hóa

Chất xơ của Yến Mạch và vi sinh vật có lợi Bifidobacterium, BB-12™ hỗ trợ sức khỏe hệ tiêu hóa của bé vì vậy giúp hấp thụ các dưỡng chất tốt hơn. Chất béo mạch trung bình MCT dễ hấp thụ, chuyển hóa nhanh thành năng lượng. Ngoài ra còn bổ sung Lysin và Vitamin nhóm B giúp bé cảm thấy ngon miệng.

Thực đơn ăn dặm đa dạng

Các sản phẩm bột ăn dặm RiDIELAC đem lại cho bé một thực đơn phong phú và đa dạng. Trong giai đoạn đầu tiên, mẹ có thể chọn những loại bột vị ngọt vì có vị gần giống với sữa mẹ và sữa ngoài khiến bé sẽ thích thú hơn, như Yến mạch sữa, Gạo sữa,… Ở giai đoạn tiếp theo, mẹ có thể chọn bột mặn RiDIELAC như Yến mạch gà đậu Hà Lan, Bò rau củ, Gà rau củ, Heo bó xôi… Một thực đơn phong phú và đầy đủ chất dinh dưỡng chính là điều mà bé yêu thích.

Tin tưởng sử dụng sản phẩm Vinamilk

Bột ăn dặm từ thương hiệu Vinamilk cam kết mang lại sự khỏe mạnh, dẻo dai, tăng tối đa chiều cao cho bé cùng những thành phần chất dinh dưỡng quan trọng nhất cho trẻ. Đặc biệt, các loại bột ăn dặm RiDIELAC là một giải pháp tốt giúp mẹ trong giai đoạn tập cho bé ăn dặm đấy.

Hãy sử dụng sản phẩm thường xuyên để bé phát triển tích cực và luôn tràn đầy năng lượng, mẹ nhé.

Giải pháp chữa biếng ăn sau bệnh của trẻ em

Chứng biếng ăn sau một cơn bệnh của con yêu hẳn là trường hợp mà mọi bà mẹ nào cũng từng trải qua, vậy tại sao lại có hiện tượng này và làm thế nào để khắc phục được?

Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cụ thể qua những chia sẻ dưới đây!

Hiểu đúng về biếng ăn sau bệnh

Sau bệnh bé thường trở nên biếng ăn, tỷ lệ biếng ăn sau bệnh lên đến 75%. Báo cáo của giáo sư bác sĩ Paintal K.; văn phòng của Unicef Châu Á nhấn mạnh: Biếng ăn ở các bé sau bệnh là một dạng biếng ăn tâm lý. Tuy nhiên, biếng ăn dạng này sẽ phát triển nhanh chóng thành dạng biếng ăn khó phục hồi nếu kết hợp 2 yếu tố sau:

Tâm trạng lo lắng thái quá của các bậc cha mẹ và cộng với việc ép bé ăn. Giáo sư bác sĩ Paintal K. nhấn mạnh: Áp lực này rất thông thường với gia đình Châu Á vì có thể bị gia tăng áp lực từ gia đình như chồng, ông bà và các thành viên khác.

Kết hợp với thực hành ăn dặm không đúng. Khi đó, cha mẹ có xu hướng tìm đến một số thực phẩm mang tính chất bồi bổ, tăng sức đề kháng và cả những thức ăn lạ để bổ sung cho bé. Bổ sung những thực phẩm này không mang lại hiệu quả mà còn có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng hơn, đặc biệt về vị giác, nguy cơ dị ứng và tiêu hóa.

Hai yếu tố này đã làm tình trạng biếng ăn ở các bé Châu Á dưới 5 tuổi thường trở nên phức tạp hơn.

Thực hành đúng về tâm lý ăn dặm cho bé và mẹ

Biếng ăn sau bệnh là một dạng biếng ăn tâm lý do thay đổi về hoạt động sinh lý trong cơ thể khi bé bị bệnh dẫn đến bé mệt mỏi, thay đổi vị giác, và stress hơn bình thường. Điều này thường làm bé từ chối ăn (chỉ bằng 1/3 lượng ban đầu) và sụt cân. Đối mặt điều này, cha mẹ chăm sóc bé càng stress hơn và bé lại tiếp tục đối mặt với stress của bố mẹ. Bé sẽ kéo dài tình trạng khó chịu này một thời gian dài trước khi bé quyết định “tuyệt thực”.

Giải pháp từ các chuyên gia dinh dưỡng Anh về thực hành đúng tâm lý ăn dặm cho bé sau bệnh

  • Bé cần cha mẹ yêu thương bé hơn.

Nếu còn bú mẹ thì dành thời gian tương tác da kề da trước bú 10 phút để bé cảm thấy thoải mái, cho bé bú tư thế ngồi hoặc nằm trong lòng mẹ đế bé cảm giác an toàn, nên cho bé bú mẹ nhiều hơn trong ngày.

Nếu bé bú bình thì mẹ có thể tương tác với bé khi bé bú xong, hoặc lúc bú mẹ xoa bóp nhẹ nhàng lòng bàn chân bé và các ngón chân bé. Điều này cũng làm bé bình tĩnh và cảm giác giảm stress.

  • Đừng bao giờ căng thẳng và mệt mỏi trước mặt bé.

Giáo sư bác sĩ Stewart C.P. đã nhấn mạnh rằng: Bé là người đầu tiên nhận ra những thay đổi tâm lý của mẹ và nếu mẹ có cảm giác nặng nề, áp lực khi chăm sóc bé, bé sẽ cảm thấy không thoải mái và không được yêu thương.

  • Các bậc cha mẹ nên hiểu rằng: Những thay đổi về biếng ăn và cân nặng là tạm thời, không ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Nếu thực hành đúng bé sẽ phục hồi trở lại.

Mỗi cha mẹ phải hiểu những điều này và đừng đặt nặng vấn đề vì sao bé không ăn hay bị sụt cân. Bạn càng chú ý đến điều này thì bạn càng stress, bé cũng ảnh hưởng stress theo. Trên thực tế, ở rất nhiều ca lâm sàng, khi thực hiện biện pháp điều trị tâm lý giảm stress cho mẹ thì các bé phục hồi tăng trưởng rất tốt chỉ sau vài tuần, mà không cần thay đổi chế độ ăn của bé.

Cách nấu một số món bột ăn dặm ngọt cho bé

Cũng như các loại thức ăn khác, cách nấu bột ăn dặm ngọt cho bé cũng có những đặc điểm riêng mà các bà mẹ trước khi chuẩn bị cho các bé cũng cần nghiên cứu kỹ để đạt được hiệu quả mong muốn cao nhất.

cách nấu bột ăn dặm ngọt cho bé

Hầu hết đối với các trẻ từ 6 tháng tuổi đã có thể ăn dặm. Trong giai đoạn này sữa mẹ vẫn còn rất nhiều nhưng lượng dinh dưỡng trong sữa mẹ đã ít dần đi, do đó để tốt nhất cho sự phát triển toàn diện của trẻ thì cần bổ sung thêm ăn dặm. 

Tuy nhiên, khi mới ăn dặm, các bé vẫn chưa làm quen được với thức ăn. Do đó, các mẹ không nên cho con ăn liền những thức ăn quá nhiều dưỡng chất, đặc biệt là protein. Tốt nhất là nên tập cho con làm quen với bột ăn dặm ngọt trước rồi mới tới những món mặn.

Các mẹ có thể tự làm bột ngọt cho bé, bằng những nghiên liệu từ thiên nhiên. Dưới đây là gợi ý một vài món bột ăn dặm mà các mẹ có thể tham khảo để nấu cho bé ăn hàng ngày.

1. Nấu bột ngọt khoai lang với sữa 

Bột khoai lang có tác dụng chữa táo bón hiệu quả hơn nữa nó lại rất dễ ăn, khi bạn mua khoai lang về gọt sạch vỏ đun nhừ, cho vào máy xay sinh tố xay thật nhuyễn đến khi bột sánh mịn lại, các mẹ nên xay vào lúc nóng , sau đó trộn với sữa rồi cho bé ăn ngay.

2. Nấu bột ngọt bí đỏ với sữa

Cũng giống như khoai bạn cho bí đỏ vào hấp chín tán nhuyễn với nửa chén nước, số nước còn lại bạn cho hòa với bột gạo, đun sôi hỗn hợp bột gạo và bí đỏ, các mẹ nên khuấy thật đều tay cho bột không bị vón cục, sau khi bột đã chín bạn cho một ít dầu ăn vào bắc ra khỏi bếp cho lượng bột sữa vừa đủ không nên cho nhiều quá vì trong bí cũng rất ngọt rồi, đánh đều lên cho cho bột nguội và cho bé ăn đảm bảo bé nhà bạn sẽ thích mê

3. Nấu bột ngọt ngô với sữa

Ngô là một trong những chất dinh dưỡng vừa thơm ngon mà còn rất dễ nấu, khi mua về bạn lọc hạt ngô ra sau đó rửa sạch và cho vào máy xay trộn cùng với một bát nước lọc, say đến bao giờ ngô thật nhỏ thì cho ra lưới lọc lấy tinh bột của ngô sau đó thì bỏ bã. Vì ngô non và rất ngọt nên rất dễ bị cháy nên khi nấu bạn cần tập trung chuẩn bị mọi thứ sẵn sàng nấu và trong khi nấu phải quấy thật đều, hòa với 2 muỗng sữa với 1 chút nước sôi để thật đặc khi ngô chín thì trộn đều sữa lên.

Chỉ với những cách nấu bột ăn dặm ngọt vô cùng đơn giản trên đây, các mẹ có thể cho bé yêu nhà mình có nhưng món ăn ăn dặm tốt cho sức khỏe của bé để giúp bé phát triển toàn diện.

Phát triển khỏe mạnh với sữa dành cho bé biếng ăn chậm tăng cân

Dinh dưỡng với các bé trong từng độ tuổi là rất quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển sau này của con. Chính vì thế mà mẹ nên cho con uống sữa dành cho bé biếng ăn chậm tăng cân để con được bổ sung nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể, kích thích vị giác thèm ăn hơn.

Những vấn đề như suy dinh dưỡng, thấp còi, … rất thường gặp ở bé khiến các mẹ vô cùng lo lắng. Có nhiều nguyên nhân khiến bé bị suy dinh dưỡng, chậm tăng cân mà mẹ cần biết cụ thể để có biện pháp khắc phục hiệu quả, cải thiện tình trạng thể chất của bé. Suy dinh dưỡng hay thấp còi đều có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển sau này, để lại nhiều hệ lụy. Có một số cách tăng cân hiệu quả mà mẹ nên áp dụng, chẳng hạn như sử dụng sữa dành cho trẻ biếng ăn chậm tăng cân. Hoặc mẹ có thể tham khảo thêm mẹo giúp bé nhà mình tăng cân, phát triển khỏe mạnh và lớn nhanh.

sữa dành cho bé biếng ăn chậm tăng cân

Tại sao bé chậm tăng cân?

Chắc hẳn nhiều mẹ cũng luôn thắc mắc không biết tại sao bé nhà mình lại chậm tăng cân. Thực chất có rất nhiều nguyên nhân khiến bé bị còi xương, suy dinh dưỡng. Theo các chuyên gia nghiên cứu, trong thời gian thai kỳ nhiều mẹ không chú ý đến dinh dưỡng dẫn đến thai nhi không được cung cấp đầy đủ các chất để phát triển, về sau khi được sinh ra, cơ thể của bé không hấp thụ tốt các chất dẫn đến còi xương, suy dinh dưỡng. Thêm vào đó, khi cho con bú, nhiều mẹ thực hiện chế độ ăn kiêng dẫn đến sữa mẹ không đảm bảo lượng chất béo, con bị suy dinh dưỡng.

Còn do một số nguyên nhân khác như trẻ sinh noi, bị dị tật miệng, mắc các bệnh về tiêu hóa, nhiễm trùng khiến bé khó hấp thu các chất. Ngoài ra, việc trẻ biếng ăn, bỏ bữa thường xuyên cũng là nguyên nhân khiến trẻ thiếu chất dẫn đến suy dinh dưỡng.

Sữa dành cho bé biếng ăn chậm tăng cân

Như vậy, có nhiều nguyên nhân khiến trẻ chậm lớn, kém phát triển mà quan trọng nhất vẫn là do trẻ thiếu chất dinh dưỡng, không đáp ứng đủ nhu cầu mà cơ thể cần. Mẹ cần phải bổ sung đa dạng thực phẩm, cung cấp nhiều chất cho cơ thể của bé. Tốt nhất mẹ nên cho con uống sữa dành cho bé biếng ăn chậm tăng cân vì trong sữa có hàm lượng các chất quan trọng giúp cơ thể của bé lớn nhanh, đồng thời sữa còn cải thiện hệ tiêu hóa và kích thích vị giác giúp trẻ thèm ăn và ngon miệng hơn.

Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể chọn cho con các sản phẩm sữa khác như sữa nguyên kem có nhiều canxi và các chất đinh ưỡng, cung cấp nhiều chất béo giúp bé tăng cân. Tuy nhiên loại sữa này khó tiêu hơn sản phẩm sữa khác nên mẹ cũng cần lưu ý.

Vấn đề dinh dưỡng rất quan trọng mà mẹ cần quan tâm trong chế độ ăn uống hằng ngày để đảm bảo con được cung cấp đầy đủ chất cho cơ thể phát triển toàn diện và khỏe mạnh. Khi mua sản phẩm sữa tăng cân cho bé, mẹ có thể mua thêm các sản phẩm khác thuộc thương hiệu Vinamilk với nhiều công thức dinh dưỡng giúp trẻ thông minh hơn, cao lớn hơn. Em bé của mẹ sẽ phát triển tốt nhất khi có sự hỗ trợ dinh dưỡng từ các sản phẩm sữa này. 

Bà bầu nên uống sữa gì trong 3 tháng đầu để tốt cho thai nhi?

3 tháng đầu tiên là giai đoạn vô cùng quan trọng trong thời kỳ mang thai. Mẹ phải chú ý đến sức khỏe để đảm bảo cho phôi thai được hình thành và phát triển tốt. Việc bà bầu nên uống sữa gì trong 3 tháng đầu này cũng cần cân nhắc thật kỹ.

Uống sữa bầu rất tốt cho cơ thể mẹ và thai nhi, bởi sữa bầu được sản xuất theo công thức riêng biệt chứa nhiều hàm lượng dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể mẹ và góp phần quan trọng vào quá trình hình thành cũng như phát triển của thai nhi. Thời gian đầu mang thai, đặc biệt là tam cá nguyệt đầu tiên, mẹ cần phải chú ý đến chế độ dinh dưỡng và sức khỏe để hạn chế tình trạng bị động thai, sảy thai, thai yếu. Việc bổ sung sữa bầu là rất cần thiết, tuy nhiên 3 tháng đầu nên uống sữa như thế nào để cho thai nhi khỏe mạnh? Cùng tìm hiểu câu trả lời qua bài viết dưới đây.

bà bầu nên uống sữa gì trong 3 tháng đầu

Khi nào bắt đầu uống sữa

Vào cuối giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên, thai nhi về cơ bản đã hình thành đầy đủ các bộ phận trên cơ thể và tiếp tục phát triển toàn diện hơn qua các giai đoạn tiếp theo. Nhưng để thai nhi được có đủ chất để phát triển toàn diện thì cơ thể mẹ phải tiếp tục cung ứng nhiều hơn các dưỡng chất cần thiết như: Vitamin A, B, C, D, E, sắt, acid folic, … Canxi cũng là chất vô cùng thiết yếu để thai nhi hình thành và phát triển hệ xương, răng. Trong thực đơn ăn uống hằng ngày của mẹ, rất khó để đảm bảo cung cấp đủ hàm lượng canxi nên tốt nhất là mẹ nên uống sữa bầu.

Như vậy từ giai đoạn 20 tuần tuổi, thai nhi trong bụng mẹ đang phát triển nhanh thì mẹ nên bắt đầu uống sữa bầu và duy trì cho đến khi em bé chào đời được 1 tuổi. Thực tế, sau sinh mẹ vẫn cần bổ sung nhiều dinh dưỡng để có nguồn sữa dồi dào cho con bú.

Bà bầu nên uống sữa gì trong 3 tháng đầu?

Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, để cơ thể mẹ có nhiều chất cung cấp cho thai nhi phát triển khỏe mạnh thì mẹ có thể uống sữa trước khi có em bé khoảng 3 tháng, chú ý bổ sung nhiều acid folic đặc biệt quan trọng trong giai đoạn mang thai.

Có nhiều loại sữa khác nhau để mẹ chọn chẳng hạn như sữa dành riêng cho mẹ bầu, sữa tiệt trùng, sữa không béo, sữa đậu nành đóng hộp, sữa giàu năng lượng, sữa chua đặc hoặc dạng lỏng. Mỗi loại sữa sẽ có thành phần dinh dưỡng, hàm lượng các chất khác nhau, mẹ có thể uống nhiều loại nhưng tốt nhất vẫn nên uống sữa dành riêng cho mẹ bầu bởi sữa này có công thức riêng biệt, cung cấp các dinh dưỡng quan trọng nhất cho sự phát triển của thai nhi.

Theo khảo sát, trên thị trường có rất nhiều sản phẩm sữa bầu đến từ nhiều thương hiệu khác nhau nên gây khó khăn cho mẹ bầu trong việc chọn lựa. Quan trọng khi chọn mua mẹ nên chú ý đến thương hiệu uy tín, hạn sử dụng, hàm lượng các chất có trong sữa để sử dụng đúng cho từng giai đoạn thai kỳ khác nhau. Mẹ có thể tham khảo các dòng sữa của thương hiệu Vinamilk, từ sữa bột, sữa tươi cho đến cho đến sữa chua đều rất tốt cho giai đoạn thai kỳ.

Hy vọng những thông tin trên đây sẽ hữu ích để các mẹ trả lời được câu hỏi bà bầu nên uống sữa gì trong 3 tháng đầu đầy quan trọng. 

Có nhất thiết phải uống sữa bầu khi mang thai?

Khi mang thai, nhiều chị em thường được các bác sĩ khuyên sử dụng sữa bầu. Vậy thì có nhất thiết phải uống sữa bầu khi có thai nhi?

Cần phải uống sữa khi mang thai?

Sữa bầu là một trong những loại thực phẩm thường được các bác sĩ khuyên dùng khi các chị em phụ nữ có thai. Vậy có nên uống sữa bầu và điều này thật sự cần thiết?

Sữa là một loại thực phẩm giàu canxi và các dưỡng chất

Sữa là loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe và giúp phát triển về trí tuệ và thể chất. Trong thành phần sữa bầu có chứa nhiều canxi và dưỡng chất tốt cho sức khỏe của mẹ và giúp thai nhi phát triển tốt về cân nặng và trí tuệ. Do đó, khi đi khám thai, các bác sĩ thường chỉ định cho các chị em phụ nữ dùng các loại sữa bầu để nuôi thai nhi được khỏe mạnh. Do đó, việc uống sữa khi mang thai là điều cần thiết và tốt cho sức khỏe của mẹ và bé. 

Không phải là sự lựa chọn duy nhất

Mặc dù là một loại thực phẩm rất tốt cho các mẹ bầu, nhưng sữa bầu không phải là sự lựa chọn duy nhất. Thực tế, có rất nhiều mẹ bầu không thể uống được các dòng sữa bầu vì nó rất khó uống và việc dùng sữa như một cực hình. Vì thế, nếu không thể dùng được sữa bầu, các phụ nữ mang thai có thể thay thế bằng những loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng khác.

Để bổ sung canxi, các mẹ bầu có thể sử dụng những loại thực phẩm như tôm, thịt, cá…Các loại hải sản có chứa nhiều canxi, là một loại thực phẩm khá tốt cho các mẹ bầu. 

Những thực phẩm như sữa tươi, sữa chua, rau, các loại hoa quả, các loại khoáng chất như đậu có chứa nhiều vitamin và canxi. Nếu thiếu sắt, các mẹ bầu có thể bổ sung những thực phẩm như thịt bò, các loại rau lá xanh…

Nếu bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho mẹ và bé, các mẹ bầu có thể không cần dùng các loại sữa bầu. Thay vào đó, nên dùng những loại sữa tươi thông thường hoặc sữa đậu nành kết hợp với các thực phẩm khác. 

Việc uống sữa bầu là điều cần thiết nhưng không phải là sự lựa chọn duy nhất của phụ nữ mang thai. Nếu như cảm thấy không thể uống được sữa thì các mẹ bầu nên dùng các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như canxi, sắt, các loại vitamin và các dưỡng chất khác để nuôi dưỡng thai nhi và có sức khỏe tốt cho mình. 

Tuy nhiên, nếu sử dụng được, mẹ bầu nên uống sữa bầu kết hợp ăn uống đầy đủ chất. Khi uống sữa bầu, để các chất dinh dưỡng và thành phần trong sữa phát huy tốt, các mẹ cần phải sử dụng sữa đúng cách. Khi pha sữa, nên đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng. Không nên uống quá nhiều sữa, chỉ nên uống từ 1 đến 2 ly trong một ngày. Nếu uống quá nhiều sữa bầu sẽ dễ dẫn đến tình trạng thừa cân cho thai nhi và ca sinh sẽ khó khăn hơn.

Với những kiến thức bổ ích này, hy vọng bài viết sẽ giúp cho các mẹ bầu sử dụng sữa đúng cách kết hợp với dùng những thực phẩm có lợi cho phụ nữ mang thai.