Những dấu hiệu sắp sinh ở tuần 39

Tuần thứ 39 trong thai kỳ là giai đoạn cuối cùng trước khi bé yêu chào đời, cảm giác hồi hộp và háo hức xen lẫn chút lo lắng ở các mẹ bầu. Quan trọng hơn hết, các mẹ nên hiểu và nắm rõ các dấu hiệu sắp sinh để sẵn sàng cho cuộc gặp gỡ quan trọng này. Bài viết dưới đây sẽ liệt kê những dấu hiệu sắp sinh ở tuần 39 mà các mẹ bỉm cần phải biết

1. Cơn gò cứng bụng chuẩn bị sinh

Trong giai đoạn này, cơ tử cung của mẹ có thể đang chuẩn bị sẵn sàng cho quá trình sinh. Các mẹ có thể cảm thấy cơn gò cứng bụng trong các ngày cuối thai kỳ, điều này được gọi là cơn gò chuẩn bị sinh hay Braxton Hicks. Những cơn gò này không đều đặn và không gây đau như cơn chuyển dạ. Đây là cơ hội để bạn tập trung vào học cách thư giãn và kiểm soát cơ thể mình trước quá trình chuyển dạ thực sự.

Dấu hiệu sắp sinh ở tuần 39

Dấu hiệu sắp sinh ở tuần 39

2. Sự di chuyển của bé

Vào tuần thứ 39, bạn có thể cảm nhận bé ít hoặc không di chuyển bằng cách thường thấy. Đừng lo lắng ngay lập tức, hãy tìm thời điểm trong ngày bé thường hoạt động nhiều nhất và quan sát xem bé có di chuyển trong khoảng thời gian đó không. Nếu bạn cảm thấy bé không di chuyển trong vòng 2 giờ hoặc có bất kỳ điều gì khiến bạn lo lắng, hãy liên hệ với bác sĩ ngay lập tức để được tư vấn và kiểm tra.

3. Hiện tượng nhiều dịch nhầy âm đạo

Trong những tuần cuối thai kỳ, bạn có thể thấy dịch nhầy âm đạo tiết ra nhiều hơn bình thường. Điều này có thể là dấu hiệu cho thấy cổ tử cung đang mở rộng nhưng hãy nhớ rằng nhồi máu nước âm đạo cũng có thể không liên quan đến việc chuyển dạ, dựa vào màu sắc của dịch mà sẽ có những lý do, nguyên nhân khác nhau. Nếu bạn chắc chắn rằng đó là dịch nhầy và không phải là nước ối, hãy thông báo cho bác sĩ của bạn để được đánh giá tình trạng sức khỏe chính xác hơn.

>>> Xem thêm: Mẹ bầu cần làm gì khi không có dấu hiệu chuyển dạ

Tuần cuối bé sẽ di chuyển chậm hơn bình thường

Tuần cuối bé sẽ di chuyển chậm hơn bình thường

4. Tiêu chảy và buồn nôn

Các thay đổi hormone ở cuối thai kỳ có thể diễn ra nhanh hơn nhiều lần do vậy sẽ gây nên tiêu chảy và buồn nôn cho một số mẹ bầu. Hiện tượng buồn nôn có lẽ sẽ quá quen với các mẹ có tình trạng thai nghén, điều này có thể là dấu hiệu rằng cơ thể bạn sẽ sớm chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ tuy nhiên sau khi đã được kiểm tra bởi bác sĩ mẹ bồi bổ thêm đầy đủ chất dinh dưỡng để duy trì sức khỏe cho cả mẹ và bé. 

5. Bầu ngực căng tràn

Vào các tuần cuối thai kỳ, bầu ngực của các mẹ có thể trở nên căng tràn và nhạy cảm hơn. Điều này là báo hiệu cho việc sửa về, sẵn sàng cho con bú sau sinh. Để giảm thiểu cảm giác không thoải mái, mẹ có thể chọn mặc áo lót hỗ trợ và sử dụng những biện pháp khác nhau để giảm căng thẳng trong vùng ngực sau khi đã tham khảo lời khuyên từ bác sĩ.

Mẹ bầu nên theo dõi các dấu hiệu cơ thể liên tục

Mẹ bầu nên theo dõi các dấu hiệu cơ thể liên tục

6. Cảm giác thay đổi tâm trạng

Giai đoạn cuối thai kỳ, các mẹ bỉm sẽ luôn trong trạng thái thay đổi cảm xúc, tâm trạng liên tục. Đây là điều hoàn toàn bình thường bởi khi mang thai là sẽ như là đổi mới toàn bộ cơ thể, các mẹ bỉm sẽ đi từ cảm xúc này tới cảm xúc khác liên tục và nhiều lần trong ngày. Đôi khi những chuyện rất nhỏ nhưng lại khiến cho các mẹ cảm thấy lo lắng hay buồn lòng. Những lúc này hãy có riêng cho mình 1 người bạn đồng hành có thể là chồng, gia đình, bạn bè,.. để chia sẻ cảm xúc của bạn và tìm kiếm sự hỗ trợ khi cần thiết.

Kết

Giai đoạn cuối thai kỳ là giai đoạn rất quan trọng và đáng nhớ cho mỗi bà bầu đồng thời cũng là lúc gia đình cần chú ý và nhận biết dấu hiệu sắp sinh ở tuần 39. Luôn lắng nghe, quan sát và thấu hiểu cơ thể lúc này, báo cho bác sĩ hoặc đến bệnh viện ngay khi có dấu hiệu bất thường và luôn sẵn sàng tinh thần chào đón bé yêu bất cứ lúc nào.