Phát triển năng lực tư duy cho trẻ bằng phương pháp dạy của người Nhật

Việc dạy chữ cái cho trẻ sẽ gặp khó khăn và không thể mở rộng vốn từ cho trẻ nếu không thể tiến hành một cách có hệ thống chính xác. Thậm chí, điều này là rất quan trọng khi dạy chữ cho trẻ từ sơ sinh. Vì vậy, cha mẹ phải học cách dạy chữ cho con ngay từ khi con còn bé.

Trình tự dạy chữ cho trẻ

Giai đoạn bắt đầu: Chuẩn bị sẵn sàng cho sự phát triển của con
Giai đoạn 1: Tập đọc các âm đơn
Giai đoạn 2: Tập đọc các từ ghép
Giai đoạn 3: Tập đọc đoạn văn ngắn
Giai đoạn 4: Tập đọc đoạn văn dài
Ở đây, chúng tôi chỉ trình bày giai đoạn bắt đầu và giai đoạn 1.

Giai đoạn 4: Tập đọc đoạn văn dài

Giai đoạn bắt đầu.

Khi bé được 6 tháng tuổi, cha mẹ có thể dán bảng chữ cái lên tường, vừa chỉ vào từng chữ vừa đọc to để trẻ nghe rõ phát âm. Mỗi ngày, hãy đọc 4 hoặc 5 lần, mỗi lần khoảng 1 phút. Thoạt đầu, bé có thể sẽ không quan tâm, nhưng không lâu sau, các mạch chữ cái sẽ phân bố bên trong não bộ của bé, khiến bé bắt đầu chú ý đến những chữ cái cụ thể.

Cùng trong khoảng thời gian này, cha mẹ nên mua truyện tranh, cho bé cầm rồi cùng với bé vừa nhìn sách vừa đọc cho bé nghe. Mỗi ngày cha mẹ nhất định phải dành thời gian đọc sách có hình với bé, một quyển sách có thể đọc đi đọc lại nhiều lần. Quan trọng là cha mẹ cần đọc chậm, vừa đọc vừa chỉ cho bé các chữ cái. Vì thế, truyện tranh sẽ rất phù hợp cho bé, bởi chữ to và số lượng chữ không nhiều. Việc bé sớm được làm quen với truyện tranh sẽ hình thành ở bé sở thích đọc sách, nuôi dưỡng và phát triển năng lực tập trung.

Bằng phương pháp nuôi dạy như trên, đến khoảng 1 tuổi, bé sẽ bắt đầu nhớ mật chữ, và lúc nhìn thấy chữ, tranh vẽ trong sách, bé sẽ rất hứng thú. Đến tầm 1 tuổi rưỡi, khi mẹ đọc truyện tranh cho bé nghe, bé sẽ rất im lặng và tập trung nghe mẹ nói. 

Giai đoạn 1: Học từ đơn

Trước tiên, bé phải đọc được hết từng chữ trong bằng chữ cái. Cha mẹ phải dạy cho trẻ biết hết tổng cộng là có 29 chữ cái tiếng Việt.

Ngoài ra, phải dạy trẻ:
1. Chữ nhìn gần giống nhau nhưng có cách đọc khác nhau: như u, ư, o, ố, ô,…
2. Trường âm
3. Nguyên âm đôi: ôi, ối, ai, v.v…

Cha mẹ nên dạy con làm quen mặt chữ bằng cách dạy con chơi những tấm thẻ. Hãy chuẩn bị 29 tấm thẻ viết từng chữ cái và những tấm thẻ có hình các vật có chữ cái đầu tiên là 29 chữ cái đó, ví dụ hình con mèo cho chữ M. Về cách chơi, tôi sẽ giới thiệu phương pháp học bảng chữ cái Hiragana của Nhật Bản theo kiểu shichida. Đây là phương pháp có thể giúp trẻ nắm vững bằng chữ cái Hiragana chỉ trong 10 ngày.

Các mẹ hãy cho bé làm nhiều lần. Thường thì, một trẻ bình thường từ 2 tuổi rưỡi đến 3 tuổi đã có thể hiểu và trả lời được chính xác những điều trên. Nếu trẻ được giáo dục từ 0 tuổi thì sẽ còn làm được sớm hơn nữa.