Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho bé suy nhược thần kinh

Dạy ngôn ngữ cho trẻ suy nhược thần kinh không phải là điều dễ dàng. Trong quá trình nuôi dạy trẻ, giáo dục gia đình giữ một vai trò cực kỳ quan trọng, tạo nền tảng cho trẻ bước vào cuộc sống một cách vững chắc.

Kích thích trí não phát triển nhờ đọc sách

Trong cuốn sách “Cha Mẹ Là Bác Sĩ Tuyệt Vời Nhất”, giáo sư người Mỹ Glenn Doman, rất nổi tiếng trong việc điều trị cho trẻ khuyết tật não, đã nhấn mạnh một thông tin cực kỳ quan trọng rằng: Trong quá trình phát triển não bộ, kỹ năng của trẻ sẽ quyết định cấu trúc của não.

Tại Trung tâm Nghiên cứu Trị liệu Trẻ khuyết tật não của ông, ngoài trẻ em mù, tất cả các bé khác đều được tiếp nhận chương trình dạy đọc khi tròn 1 tuổi rưỡi. Kết quả cho thấy, hàng trăm trẻ khuyết tật não trong khoảng 2 đến 4 tuổi đều bắt đầu biết đọc. Lớn hơn một chút, các em đều đọc, thậm chí còn hiểu được nhiều cuốn sách. Một số trẻ 3 tuổi có thể đọc được sách nhiều thứ tiếng, có em còn hiểu được toàn bộ nội dung của sách.

Ở những trẻ này, việc kích thích hoạt động của não đã giúp cấu trúc não cải thiện nhanh chóng. Khi đó, cho dù trẻ mắc tật đầu nhỏ, thì hộp sọ cũng lớn hơn 3 đến 4 lần so với những trẻ dị tật nhưng không được kích thích hoạt động não. Tóm lại, khi trẻ được dạy chữ, đường phản hồi thị giác được hình thành ngay trong não khiến cấu trúc của toàn bộ não được phát triển theo hướng tích cực. Dạy chữ cho trẻ sẽ làm thay đổi chức năng của bộ não, khiến cấu trúc của bộ não cũng thay đổi theo. Trẻ càng nhỏ, hiện tượng này càng thể hiện rõ rệt.

Dạy chữ cho trẻ sẽ làm thay đổi chức năng của bộ não

Như vậy, việc trẻ nhỏ nhớ được chữ đồng nghĩa với việc trẻ đã hình thành được những tố chất tốt. Điều này cũng hoàn toàn đúng với những trẻ khuyết tật não do hội chứng Down. Ví dụ, tiến sĩ Haimond Belas người Brazil bắt đầu dạy 3 thứ tiếng: Bồ Đào Nha, Anh, Đức cho một bé gái mắc hội chứng Down khi bé mới 1 tuổi, kết quả là khi lên 3, bé có thể đọc được mọi cuốn sách viết bằng ba thứ tiếng trên. Ông tiếp tục dạy hàng chục trẻ mắc hội chứng Down dưới 3 tuổi cách đọc chữ. Kết quả là, khi gần 4 tuổi, tất cả các em hầu như đều biết đọc.

Ăn uống hay vận động chỉ đơn thuần là hoạt động thần kinh ở não động vật nói chung và được gọi là hệ tín hiệu thứ nhất. Bởi vì con người cũng là một loài động vật, nên đương nhiên có sẵn hệ tín hiệu này. Tuy nhiên, con người còn có hệ tín hiệu thứ hai vốn không thể tìm thấy ở bất kỳ loài động vật nào khác, đó là hoạt động sử dụng ngôn ngữ, ký tự chữ viết, chữ số đề suy nghĩ và phán đoán.

Như vậy, điều quan trọng mấu chốt ở đây là: Việc ghi nhớ nhiều chữ sẽ khiến não bộ của trẻ thay đổi về chất. Nếu dạy chữ cho trẻ suy nhược thần kinh, thì khi trẻ nhớ được 1.000 chữ cũng là lúc sắc tố mắt của trẻ thay đổi, mắt trẻ trở nên lanh lợi hơn. 

Do đó, dù trẻ mắc chứng suy nhược thần kinh nặng đến mức nào đi nữa, nếu có đủ nhiệt tình và nhẫn nại, cha mẹ cũng hoàn toàn có thể dạy chữ cho con.