5 loại nguyên liệu giúp bữa ăn dặm của bé chất lượng hơn

Các mẹ đang đau đầu vì không biết nên cho bé ăn dặm như thế nào là hợp lý, chế độ dinh dưỡng ra sao sẽ đảm bảo cho quá trình phát triển của con sau này. Bài viết dưới đây sẽ mách mẹ 5 loại nguyên liệu “vàng” cho bữa ăn dặm của con thêm phần thú vị và chất lượng.

pha bột ăn dặm với sữa công thức

1. Quả bơ

Một trong những loại quả giàu chất dinh dưỡng và tốt cho sức khoẻ mà mẹ nên áp dụng vào thực đơn ăn dặm cho con. Về thành phần dinh dưỡng, quả bơ chứa các loại vitamin và chất khoáng như vitamin B, vitamin C, canxi, magie, kẽm, sắt… Hàm lượng dinh dưỡng trong quả bơ rất cao: 73% nước, 15% lipit – chất béo, 8.5% carbonhydrate trong đó chủ yếu là chất xơ, 2% protein. Đối với những bé mới bắt đầu quá trình ăn dặm thì đây là nguyên liệu phù hợp trong bữa ăn. Do mới tiếp xúc với những món ăn khác ngoài sữa mẹ, trẻ chưa quen với mùi vị khác đồng thời, hệ tiêu hoá chưa thực sự hoàn thiện chức năng để tiêu hoá và hấp thụ được protein. Quả bơ chứa 2% protein vừa giúp trẻ đảm bảo được lượng đạm nạp vào vừa không làm cơ thể trẻ phản ứng ngược. Ngoài ra, trong quả bơ còn có nhiều chất xơ hỗ trợ tối đa cho quá trình tiêu hoá dễ dàng hơn.

2. Bông cải xanh

Bông cải xanh chứa nhiều vitamin A, C, K, chất xơ và các khoáng chất hỗ trợ cho quá trình phát triển trí não của trẻ. DHA – thành phần chứa trong bông cải xanh giúp cho não bộ của trẻ phát triển tối ưu nhất. Các mẹ nên chú ý sơ chế kĩ bông cải xanh trước khi nấu vì thân bông cải khá cứng sẽ làm cho trẻ gặp khó khăn khi nuốt. Mẹ nên lấy phần có màu xanh đậm của bông cải xay vào bột ăn dặm cho bé vì nó chứa nhiều sắt, kẽm, canxi để giúp trẻ hỗ trợ thể chất.

3. Rau chân vịt

Rau chân vịt hay còn gọi là rau bina, cải bó xôi… là một siêu thực phẩm đứng đầu về hàm lượng chất dinh dưỡng trong họ hàng nhà rau. Trong rau chân vịt chứa rất nhiều vitamin cần thiết cho cơ thể như vitamin A, K, D, E…và một số khoáng chất khác. Rau chân vịt sẽ giúp xương bé chắc khoẻ và mau lớn do tổ hợp canxi – magie – vitamin K có trong rau. Ngoài ra, các carotenoid trong rau chân vịt còn hỗ trợ bé tránh khỏi các bệnh về mắt như đục thuỷ tinh thể, thoái hoá điểm vàng – một số căn bệnh về mắt dễ gặp phải khi bé đang trong giai đoạn phát triển. Bên cạnh đó, loại rau này còn chứa một nguồn axit béo omega 3 dồi dào hỗ trợ trí não sau này của trẻ. Bạn nên xay nhuyễn rau này với bột ăn dặm hoặc có thể thêm một ít bông cải xanh để đảm bảo chất lượng và màu sắc bắt mắt.

4. Cà rốt

Ai cũng biết trong cà rốt bổ mắt vì nó chứa rất nhiều tiền vitamin A. Beta caroten là một loại vi chất rất tốt cho hệ thần kinh thị giác. Có rất nhiều thực đơn hướng dẫn nấu bột ăn với cà rốt rất dễ dành thực hiện, các mẹ có thể tham khảo trên mạng hoặc sách báo để đảm bảo bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé. Điều cần lưu ý là nên cho bé ăn một lượng vừa đủ vitamin A tránh tình trạng táo bón ở trẻ hoặc bị ngộ độc do thừa vitamin A trong cơ thể. Bạn có thể cho bé ăn kết hợp với rau chân vịt hoặc súp lơ xanh và ăn cùng chất béo để bé có thể dễ dàng tiêu hoá hơn.

5. Sữa bột công thức

Với những bé ngày đầu tiên tập ăn dặm thì việc mẹ pha bột ăn dặm với sữa công thức sẽ khiến bé dễ chịu hơn khi ăn. Bột ăn dặm sẽ khiến trẻ làm quen dần với những thức ăn khác ngoài sữa mẹ, tiếp xúc với mùi vị mới. Sữa bột công thức với hàm lượng cao các dưỡng chất thiết yếu và có vị ngọt như sữa mẹ sẽ không làm bé bỡ ngỡ khi ăn. Sự kết hợp này vừa gần gũi vừa đảm bảo lượng dinh dưỡng cho bé. Các mẹ sẽ yên tâm hơn khi bước vào giai đoạn ăn dặm.

Trên thị trường có bán rất nhiều các loại bột dinh dưỡng và sữa bột công thức, tuỳ vào tình hình của trẻ mà bố mẹ nên chọn lựa cách cho bé ăn dặm và thực đơn ăn dặm phù hợp. Điều tối kị khi cho bé ăn dặm chính là ép bé ăn. Hãy giữ tinh thần thoải mái để cùng con bước vào những bữa ăn đầu đời đầy ý nghĩa mẹ nhé!