Mang thai là cả một hành trình gian nan và khó khăn cho người phụ nữ. Những sự thay đổi đáng kể về ngoại hình lẫn bên trong cơ thể làm các mẹ bầu luôn trong tâm trạng lo lắng. Đặc biệt trong giai đoạn thai kỳ, việc nước tiểu bà bầu bị đục là tình trạng thường thấy. Vần đề này xuất phát từ nhiều nguyên nhân và như các bạn đã biết màu sắc nước tiểu cũng sẽ cảnh báo các loại bệnh bạn đang gặp phải. Chính vì vậy, bài viết này sẽ cung cấp thông tin cho bạn giải đáp về hiện tượng này nhé!
Màu nước tiểu khác thường là phản ánh cho tình trạng sức khoẻ hiện tại
Nước tiểu bị đục là bệnh gì?
Đau buốt và tiểu rắt là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý mẹ bầu đang gặp phải
- Nhiễm trùng đường tiết niệu: Vi khuẩn, virus tấn công và xâm nhập vào hê thống đường tiết niệu gây tổn thương bên trong. Một số biểu hiện nhận biết bệnh này như mắc tiểu liên tục, khó tiểu, đau rát khi đi tiểu, đau ở xương chậu, bụng dưới hoặc lưng dưới, nước tiểu có mùi hôi.
- Tiểu dưỡng chấp: Nguyên nhân là do hệ thống các mạch bạch huyết bị rò vào đường tiết niệu làm cho nước tiểu có dưỡng chấp.
- Tiểu phosphate: Đây là triệu chứng bệnh lý do người bệnh ít uống nước dẫn đến bị lắng đọng phosphate như cặn vôi và gây nên sỏi thận.
- Bệnh xã hội: Với các triệu chứng như tiểu buốt, tiểu nhiều lần, đau hông, đau lưng, đau rát bộ phận sinh dụng.
- Bệnh tiểu đường: Do lượng đường dư thừa trong cơ thể đang được bài tiết trong nước tiểu nên sẽ dễ bị nhiều bất thường khi đi tiểu.
Cách chẩn đoán nguyên nhân gây ra bệnh
Tình trạng nước tiểu bà bầu bị đục làm cho rất nhiều thai phụ lo lắng
Nếu tình trạng nước tiểu bà bầu bị đục kéo dài hơn 2 ngày mà không có dấu hiệu thuyên giảm và khỏi bệnh thì mẹ cần phải nhanh chóng đến gặp bác sĩ và cung cấp cho họ đầy đủ các thông tin sau:
- Nước tiểu bị đục đã xuất hiện được bao lâu
- Có cảm thấy mùi khác thường từ nước tiểu
- Khi đi tiểu có gặp khó khăn, cảm giác khó tiểu, đau buốt
- Bên cạnh đó, nếu mẹ bầu đang sử dụng bất kỳ loại thuốc nào cũng nên nói rõ cho bác sĩ
Hướng điều trị phù hợp khi nước tiểu bà bầu bị đục
Trước hết, mẹ phải đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám. Với trình độ, chuyên môn, thiết bị y khoa hiện đại, thì chữa trị bệnh cho mẹ bầu là điều dễ dàng. Vì thế khi cảm thấy cơ thể có những bất thường, đừng ngần ngại trao đổi với bác sĩ. Một số mẹ bầu khi bị mắc các bệnh có xu hướng tự chữa trị hoặc xem thường nghĩ rằng đây chỉ là sự thay đổi của nội tiết tố trong cơ thể. Tuy nhiên mẹ bầu cũng nên biết rằng đôi khi chỉ là một vấn đề nhỏ nhưng cũng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của cả mẹ và bé.
Bổ sung đầy đủ nước, vì nước rất quan trọng trong quá trình thanh lọc cặn bã trong cơ thể. Cố gắng uống đủ 2,5 – 3 lít nước mỗi ngày, tránh để bị mất nước. Nếu bà bầu bị mất nước nặng có thể sử dụng thuốc bù nước và điện giải hoặc truyền nước theo đường tĩnh mạch dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.
Nước và chế độ dinh dưỡng khoa học là liều thuốc tự nhiên cải thiện các vấn đề bệnh lý cho mẹ
Chế độ ăn uống khi mang thai cũng rất quan trọng. Mẹ bầu có thể cân nhắc một số loại thực phẩm gây đổi màu nước tiểu, thay thế chúng bằng những loại an toàn hơn. Ngoài ra, mỗi ngày mẹ cũng cần theo dõi màu sắc của nước tiểu để nếu có gì bất thường còn kịp thời xử lý.
Mong rằng, với những thông tin cung cấp phía trên bài viết bạn đã có thể giải đáp được thắc mắc xung quanh vấn đề nước tiểu bà bầu bị đục. Các nguyên nhân dẫn đến tình trạng này vừa là tự nhiên và có thể là cảnh báo bệnh lý đang gặp phải. Vì thế, mẹ bầu nên chú ý quan tâm đến những thay đổi trên cơ thể mình khi cảm thấy không ổn cần đến gặp bác sĩ ngay.
>>> Bà bầu bị đục nước tiểu có ảnh hưởng đến thai nhi không?