Nguyên nhân gây trớ sữa ở trẻ sơ sinh và cách khắc phục bố mẹ cần biết

Hiện tượng trớ sữa ở con hiện nay vẫn chưa được xem xét đúng mức, nhất là với những ai lần đầu làm mẹ. Thực chất, đây là một bệnh lý có thể sẽ gây ra nguy hiểm nếu như không có sự quan tâm đầy đủ của cha mẹ.

Tại sao trẻ sơ sinh hay bị trớ sữa?

Hệ tiêu hóa của trẻ từ 1 đến 2 tháng tuổi vẫn còn yếu, đồng thời van trong dạ dày vẫn chưa hoạt động đồng bộ. Do đó khi bú, bé có thể vô tình nuốt hơi vào dạ dày của mình, sau đó nếu người mẹ đặt con ở tư thế sai, bé sẽ dễ bị trớ sữa.

Để khắc phục tình trạng này, mẹ có thể chia nhỏ thời gian cho bú để giúp con tiêu hóa dễ dàng hơn. Nếu cho con bú bình, mẹ nên giữ cho bình nghiêng khoảng 45 độ để núm vú luôn đầy sữa, từ đó hạn chế việc con nuốt hơi và gây căng dạ dày.

Tuy nhiên, nếu đã áp dụng biện pháp trên mà con vẫn còn bị trớ sữa nhiều lần thì mẹ hãy xem xét thêm các nguyên nhân khác theo các khuyến cáo của bác sĩ nhi khoa. Vì khi đó, tình trạng ọc sữa này có thể là biểu hiện của các bệnh lý như: hẹp thực quản, hẹp tá tràng, tắc ruột, lồng ruột ở trẻ em sau 3 tháng tuổi, một số bệnh về đường tiêu hoá… mà cần phải giải quyết càng sớm càng tốt. Trong trường hợp này, người thân nên đưa trẻ đến bệnh viện để được điều trị kịp thời.

Ngoài ra, nếu trẻ không chỉ bị trớ sữa mà còn hay giật mình kèm theo co giật trong khi ngủ thì đây có thể là dấu hiệu cho thấy trẻ em bị thiếu canxi. Khi đó, chúng ta nên xem xét lại chế độ ăn uống hàng ngày của con đấy.

nguyên nhân gây trớ sữa ở trẻ sơ sinh và cách khắc phục

Cách khắc phục nôn trớ cho con

Bạn nên cho con bú bên trái trước (lúc này lượng sữa trong dạ dày còn ít, bé có thể nằm nghiêng về phía bên phải). Sau đó, chuyển sang cho con bú bên phải (bây giờ dạ dày bé đã có nhiều sữa, cần nằm nghiêng về phía trái). Như thế, sữa sẽ dễ dàng xuống dạ dày mà không gây trào ngược ra bên ngoài.

Bạn không nên cho con bú trong thời gian dài, thời gian trung bình cho bú là 10 phút với bên ngực đầu tiên và 20 phút đối với bên ngực thứ hai. Vì cho ăn trên 30 phút là không tốt cho em bé.

Nếu con bạn bú bình, hãy luôn giữ bình hơi nghiêng, tuyệt đối không để nằm ngang vì con sẽ dễ nuốt phải không khí, sau đó bé sẽ trớ ngược sữa ra ngoài để đẩy không khí ra.

Ngoài ra, bạn không nên để bé nằm khi bú vì tư thế này dễ làm cho con bị sặc, khó thở và trớ sữa. Sau khi được cho bú, đừng cho con nằm xuống ngay lập tức, cũng không được đùa nghịch và chơi với con ngay.

Ngoài ra, khi cho con bú, bạn không nên để con khóc vì lúc đó bé cũng có thể nuốt nhiều không khí và gây căng dạ dày.

Cuối cùng, sau khi cho con bú sữa, mẹ nên bế con theo tư thế thẳng, ngực của con áp lên một bên ngực mẹ, mặt đặt trên vai mẹ và vỗ nhẹ lên lưng bé để ợ hơi. Sau đó, kê gối hơi cao và nhẹ nhàng đặt bé nghiêng về phía bên trái nhé.