Tập bé 1 tuổi cai sữa dựa vào việc đánh vào tâm lý của bé

Tất cả các bà mẹ đều biết trẻ em đến một lúc nào đó phải cai sữa, phải độc lập. Vì sau này bé còn phải đi học không thể lúc nào cũng đòi bú mẹ được.

Quá trình cai sữa phải từ từ, không gấp quá cũng không trễ quá. Nếu bạn cai sớm sẽ dễ dàng hơn so với cai sữa trễ. Do đó, các mẹ cần kiên trì để cùng bé trải qua giai đoạn cai sữa này.

1. Tiến hành “Giáo dục cai sữa” về tâm lý cho trẻ:

Về mặt tâm lý mà nói, các bà mẹ đều có thể làm được việc cai sữa cho con nhưng về mặt tâm lý thì không hề đơn giản chút nào. Nhiều bà mẹ hiểu biết về nghệ thuật giáo dục con cái, nhưng vẫn thường phạm phải các sai lầm, từ đó tạo ra nguy cơ tiềm ẩn cho sự phát triển nhân sinh của con cái.

Phương pháp “Giáo dục cai sữa” có hiệu quả nhất là cha mẹ hãy để cho trẻ tự mình trải qua, để trẻ tự mình giải quyết mọi việc, sau đó lựa chọn thời điểm thích hợp để trao đổi kỹ với trẻ về vấn đề vừa xảy ra. Các bậc cha mẹ phải luôn luôn khích lệ con cái rằng, các bé có thể làm tốt mọi việc. Đồng thời có thể tìm ra được nhiều biện pháp hay để giải quyết vấn đề. 

 

Cùng bé trải qua thời gian cai sữa vui vẻ

 

2. Tôn trọng ý kiến của trẻ:

Một phương pháp giáo dục khác được tiến hành đồng bộ, hỗ trợ với phương pháp “Giáo dục cai sữa” Đối với trẻ nhỏ của các bậc cha mẹ là tôn trọng ý kiến riêng của trẻ. Đây cũng là nội dung quan trọng trong việc tiến hành bồi dưỡng ý thức chủ động và giáo dục tự chủ cho trẻ.

Chủ kiến là ý kiến chính thống, là ý kiến riêng thể hiện bản lĩnh của bản thân, không lệ thuộc vào ý kiến người khác. Đó là thông qua ngôn ngữ và hành vi để biểu đạt suy nghĩ và ý kiến của riêng mình cho người khác biết, làm cho ý chí của mình được mở ra.

Những bậc cha mẹ nên biết lắng nghe ý kiến của con cái, hãy là một thính giả tốt của con cái, chứ không phải là nhà biện luận hay là trọng tài. Cha mẹ cứ suốt ngày làu bàu về con cái, yêu cầu và mệnh lệnh quá nhiều với con cái chưa hẳn đã là tốt. Cho nên, tốt nhất là để cho trẻ nói một chút, cha mẹ làm thính giả lắng nghe trẻ nói, đừng nên áp đặt ý chí chủ quan của người lớn vào con cái, vì như vậy sẽ làm cho trẻ hoài nghi bản thân chúng, từ đó làm mất đi chủ kiến của mình.

Qua những đề nói trên cho thấy rằng, việc cai sữa cho bé 1 tuổi cũng cần tôn trọng ý kiến của bé, không nên ép bé cai sữa ngay lập tức mà hãy để bé từ từ thích nghi với giai đoạn cai sữa. Bé sẽ tự nguyện hơn và bố mẹ cũng dễ dàng hơn trong việc giúp bé cai sữa.

Click vào đây để biết thêm chi tiết.

Các vấn đề liên quan đến sự phát triển của trẻ trên 1 tuổi

Có những giai đoạn nhất định trong cuộc đời của trẻ được ghi dấu bằng những biến động tình cảm nhiều hơn những giai đoạn khác, đặc biệt là trong thời điểm con được 1 tuổi trở lên.

Tất nhiên, là bạn không thể và cũng không muốn ngăn cản sự phát triển của con. Nhưng bạn có thể chú tâm tới những thời điểm mà con dễ gặp khó khăn khi điều khiển cảm xúc của mình. Chẳng hạn như:

1. Lo sợ xa cách:

Cảm giác lo sợ xa cách thường bắt đầu vào khoảng 7 tháng tuổi và có thể kéo dài tới tận 18 tháng tuổi ở một số trẻ, cảm giác này hầu như không xuất hiện; nhưng với những trẻ khác, cha mẹ cần phải đặc biệt cẩn thận khi xây dựng niềm tin với con. Nếu bạn kéo con ra khỏi lòng bạn chỉ để con trở nên kích động. Thay vào đó, hãy cho con thêm thời gian. Hãy tôn trọng cảm xúc của con và hãy sắp xếp các nhóm chơi nhỏ với những trẻ hòa nhã hơn thay vì để con chơi với những trẻ có mức độ phản ứng cao.

2. Thiếu vốn từ:

Giai đoạn này con bạn sẽ có những điều mà bé muốn nhưng lại không có đủ vốn từ để yêu cầu điều đó, thì cả bạn và con sẽ đều cảm thấy khó chịu. Ví dụ như con chỉ vào chiếc tủ và lèo nhèo, hãy bế bé lên và hỏi bé muốn gì. Đặt câu hỏi để bé bày tỏ ra là bạn đang giúp con phát triển ngôn ngữ của con, và đây chính là cách để bạn bắt đầu làm điều đó.

3. Phát triển thể chất và khả năng di chuyển tốt hơn:

Các giai đoạn phát triển thể chất và phát triển vận động như tập bò hoặc tập đi, có thể ảnh hưởng tới giấc ngủ của con bạn. Ngược lại, trẻ ngủ ít hơn mức cần thiết cũng có thể trở nên nhạy cảm hơn, hung hăng hơn hay chỉ đơn giản là ỉu xìu vào ngày hôm sau. Khi bạn thấy con ngủ chập chờn vào đêm hôm trước thì ngày hôm sau, hãy cho con tham gia những hoạt động nhẹ nhàng. Đừng cho con làm quen với bất cứ trách thách thức mới nào khi con không ở trong trạng thái tốt nhất.

 

Phát triển thể chất và trí tuệ ở trẻ 1 tuổi

 

4. Mọc răng:

Tình trạng mọc răng cũng có thể khiến con bạn cảm thấy dễ bị tổn thương hơn. Do đó, nó cũng có thể khiến con bộc phát những cảm xúc tiêu cực. Điều này đặc biệt đúng nếu cha mẹ còn bắt đầu có cảm giác con thật tội nghiệp và quên đặt ra các giới hạn về hành vi cho con, rồi bào chữa mọi việc bằng câu: “Ôi, tại con đang mọc răng đấy mà”.

Bất kỳ bé nào vào giai đoạn này đều có những cảm xúc mạnh hơn so với bé dưới 1 tuổi. Vì vậy, cha mẹ cũng cần lưu ý và giúp con giải tỏa cảm xúc đó. Đồng thời, hãy cho bé uống sữa để phát triển tốt hơn.

 

 

Những món ăn ngon từ trứng mà bé nào cũng mê tít

Trứng không những là top thực phẩm giàu dinh dưỡng mà còn sở hữu ưu điểm dễ chế biến, phong phú món ăn và kích thích vị giác của bé yêu.

Công dụng nổi bật nhất của trứng và các chế phẩm từ trứng chính là góp phần cải thiện chiều cao cho trẻ, vì thế khi bước vào giai đoạn ăn dặm, nếu bé nhà không có những phản ứng hay biểu hiện dị ứng các thành phần trong trứng thì mẹ hãy tìm hiểu và lên kế hoạch chế biến những món ăn thơm ngon từ trứng ngay cho con yêu nhé!

Chả trứng gà

Nguyên liệu:

  • 1 trứng gà
  • ¼ chén nước
  • 200mg muối

Cách chế biến:

  • Đập trứng gà vào chén và dùng máy đánh trứng đánh đều.
  • Thêm muối vào trứng, trộn đều.
  • Thêm nước vào trứng, trộn đều.
  • Đặt chén trứng vào nồi chưng (hấp cách thủy) khoảng 8-10 phút cho đến trứng gà đặc thành bánh.

Trứng đúc thịt

Nguyên liệu:

  • 1 trứng gà
  • 1 muỗng thịt heo bằm (10 g)
  • ¼ chén nước, một ít muối

Cách chế biến:

  • Cho trứng vào chén đánh đều.
  • Cho thịt bằm và muối vào chén trứng, trộn đều.
  • Để chén thịt trứng vào nồi chưng.

Trứng đúc thịt thơm ngon cho bé

Canh trứng

Nguyên liệu:

  • 1 trứng
  • ½ chén nước gà

Cách chế biến:

  • Nấu nước gà (nước hầm từ xương hoặc thịt gà).
  • Đánh trứng cho đều.
  • Từ từ đổ trứng vào nồi nước gà đang sôi, vừa đổ vào vừa khuấy đều.
  • Cuối cùng thêm một ít đường hay muối.

Cháo song hoa

Nguyên liệu:

  • 1 trứng gà
  • 1 bông cải trắng
  • 1 nhánh bông cải xanh
  • 1 miếng nhỏ nấm mèo
  • ¼ chén cháo trắng
  • 200ml muối

Cách chế biến:

  • Rửa sạch và cắt nhỏ bông cải xanh, nấm mèo đã ngâm mềm.
  • Đánh trứng gà cho nổi.
  • Cho cháo và nước vào nồi nấu với lửa nhỏ cho hạt gạo nở ra, cháo sánh nhừ.
  • Từ từ đổ trứng vào, vừa đổ vừa khuấy đều, sau đó cho bông cải trắng, bông cải xanh, nấm mèo vào nấu cho nhừ.
  • Cuối cùng nêm muối là xong.

Bột củ sen trứng

Nguyên liệu:

  • 1 trứng gà, ¼ chén nước
  • ¼ ly sữa, ½ muỗng bột củ sen, một ít đường.

Cách chế biến:

  • Đánh trứng cho nổi.
  • Cho ½ muỗng nước vào bột củ sen khuấy thành hồ, thêm sữa bò, nước vào khuấy đều.
  • Nấu chín bột củ sen, sữa.
  • Cho trứng vào, vừa khuấy vừa nấu.
  • Cuối cùng thêm một ít đường vào.

Món bột này mẹ có thể chế biến nhằm đa dạng thực đơn hàng ngày của bé giai đoạn mới tập ăn 4-5 tháng tuổi sẽ khiến bé mê tít cho xem.

Mì gà trứng

Nguyên liệu:

  • 1 trứng gà, một nhúm nhỏ mì
  • ½ chén nước gà
  • Một ít muối, một ít đậu hũ non.

Cách chế biến:

  • Sau khi nấu sôi nước gà, cho mì vào.
  • Đánh trứng cho nổi.
  • Từ từ đổ trứng vào nồi mì gà đang sôi
  • Cho đậu hũ non vào nấu cho thật mềm, nêm một ít muối là được.

Với công thức cụ thể gợi ý trên, việc đa dạng các món ăn từ trứng giờ đây trở nên nhẹ nhàng hơn rồi đúng không các mẹ? Hãy ghi chú bổ sung ngay vào sổ tay của mình để có dịp trổ tài “mê hoặc” bé yêu nhé!

 

Ưu điểm, nhược điểm của bột ăn dặm và chế độ sữa cho bé

Bột ăn dặm vô cùng tiện lợi cho những trẻ mới bắt đầu tập ăn dặm ở tháng thứ tư, tuy bé ăn tốt nhưng mẹ cũng đừng nên cho bé ngưng sữa mà chuyển sang ăn hẳn.

Bài viết dưới đây sẽ so sánh những ưu nhược điểm của bột ăn dặm pha chế sẵn so với nấu bằng các loại thực phẩm thông thường và chế độ sữa dành cho trẻ.

Ưu điểm và nhược điểm của bột ăn dặm

Ưu điểm

– Mang đến sự tiện lời cho bà mẹ, vì chỉ cần pha với nước chín ấm là có thể cho bé ăn ngay

– Tiết kiệm được thời gian chuẩn bị bữa ăn cho bé

Bột ăn dặm tiện lợi có thể mang đi xa

– Có thể mang đi xa.

– Thành phần dinh dưỡng, năng lượng đã được tính toán sẵn, đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho bé nếu pha đúng cách.

– Được tư vấn về cách thức cho bé ăn, cung cấp những kiến thức cơ bản cần thiết về bữa ăn cho bé.

– Dễ dàng thay đổi khẩu vị cho các bữa ăn của bé do có rất nhiều chủng loại trên thị trường.

Nhược điểm

– Mùi vị kém tự nhiên hơn thức ăn tự chế biến.

– Mặt khác giá thành thức ăn tự chế biến có thể thấp hơn.

Chế độ sữa dành cho bé

– Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, bạn nên nuôi bé hoàn toàn bằng sữa mẹ trong vòng 6 tháng đầu đời. Nên chọn sữa công thức nếu bạn muốn bổ sung sữa ngoài thêm cho con. Bởi vì, đây là loại sữa có các thành phần dinh dưỡng tương đương với sữa mẹ nên bé dễ hấp thu và ít xảy ra quá trình dị ứng sữa.

– Bạn không nên dùng sữa đặc có đường, sữa bò tươi, sữa bột nguyên kem hoặc những loại sữa công thức không phù hợp với độ tuổi của bé.

– Bạn nên lưu ý cách pha sữa cho bé: Trên bao bì mỗi nhãn sữa riêng biệt đều có in kèm thông tin chỉ dẫn cụ thể số thìa, tỷ lệ nước để bạn pha sữa một cách hợp lý cho bé. Bạn nên tránh pha sữa quá đặc bởi một số tác dụng phụ không mong muốn như sau:

  • Sữa quá đặc có thể khiến bé hấp thụ nhiều dưỡng chất hơn mức cần thiết, bé tăng khả năng bị thừa cân.
  • Nó cũng “ép” thận của bé làm việc quá mức hoặc khiến bé dễ mắc phải chứng táo bón.

Vẫn nên cung cấp sữa đầy đủ cho con

– Tuy nhiên, bạn cũng không nên pha sữa quá loãng vì sữa loãng sẽ khiến bé nhẹ cân do không được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng. Khi pha sữa, bạn nên dùng thìa nhựa đính kèm hộp sữa, không nên vun đầy thìa sữa mỗi lần đong sữa cho bé. Ngoài ra, bạn cũng không nên đun sôi sữa của bé; bởi vì, nhiệt độ cao sẽ khiến lượng dinh dưỡng trong sữa bị hao hụt.

– Bạn không nên pha sữa của bé chung với các loại thực phẩm khác. Khi trộn thực phẩm khác, nguồn dinh dưỡng tối ưu có trong sữa sẽ mất cân bằng. Bên cạnh đó, điều này cũng khiến sữa của bé dễ bị đặc hơn. Bạn không nên pha sữa với nước hoa quả vì các loại vitamin có trong hoa quả sẽ khiến bé khó hấp thụ hơn.

– Bạn vẫn nên cho bé bú mẹ theo nhu cầu: Khoảng 2 – 3 giờ một cữ bú ( tương đương 500-800ml/ ngày, chưa kể sữa ngoài)

Xem thêm bí quyết chọn lựa bột ăn dặm pha chế sẵn nào tốt cho con của bạn tại đây.

Sơ cứu tại nhà, mẹ nên biết

Trẻ em luôn có bản tính hiếu động, thích đùa giỡn mỗi ngày. Do đó việc té ngã đối với những trẻ dưới 2 tuổi là việc thường xuyên xảy ra. Vậy mẹ đã biết cách xử lí như thế nào khi con bị té chưa.

Độ tuổi từ 1-2 tuổi là khoảng thời gian mà trẻ tập đi, thích tham gia các trò chơi chạy nhảy, tò mò và thích khám phá thế giới xung quanh. Nên các tai nạn về té ngã là việc xảy ra như cơm bữa. Do đó, sau đây là những việc mà mẹ có thể làm khi con yêu té ngã:

Những trường hợp té ngã nhẹ

Đối với những trường hợp này bé bị chỉ bị xây xát nhẹ ngoài da. Nếu vết thương có dính bẩn như bụi, cát, đất thì trước tiên cần rửa sạch vết thương sau đó dùng thuốc có tính sát trùng để hạn chế sự nhiễm trùng.

Nếu trường hợp bé té có những vết bầm tím thì mẹ có thể dùng đá chườm vào vết thương của bé để hạn chế sưng và giảm đau, sau đó có thể dùng hột gà luộc lăn cho bé ở chỗ bầm, sẽ giúp tan máu bầm hiệu quả.

Sơ cứu đúng cách ở nh, mẹ nên biết

Đối với những trường hợp té nặng

Trường hợp té nguy hiểm nhất là những trường hợp bé té đập đầu xuống đất. Nếu bé bị đập đầu xuống đất và không gây chảy máu và bé vẫn tỉnh táo bình thường thì mẹ có thể an tâm về trường hợp này. Nhưng nếu bé té mà xuất hiện cục bứu to thì cần tiến hành chườm đá liên tục trong 20 phút để giảm tình trạng đau và giảm sưng, cũng như phải cầm máu cho bé nếu như chảy máu đầu. Cần quan sát trẻ sau khi té ngã và kịp thời phát hiện ra những triệu chứng bất ổn như:

– Bé bất tỉnh: dù là thời gian rất ngắn, điều này có thể gây tụ máu bầm ở não của trẻ.

– Rối loạn tri giác: nếu lúc đầu bé vẫn tỉnh táo nhưng sau khoảng thời gian ngắn bé có những biểu hiện như không tập trung, không nhận thức được những điều bạn nói, không nhận ra người thân.

– Bé nôn ói trên 3 lần sau khi té ngã. 

– Ngoài ra bé còn có những triệu chứng nguy hiểm như đi loạng choạng, đau đầu, chóng mặt.

Đối với những trường hợp xuất hiện những dấu hiệu này thì cần đưa bé ngay đến bệnh viện để kiểm tra.

Té ngã ở các bộ phận khác

Nếu bé té ngã ở những bộ phận khác gây chảy máu, thì việc trước hết cần cầm máu và sát trùng vết thương cho bé. Dùng băng gạt để băng vết thương và tránh tình trạng nhiễm trùng. Nếu thấy có sưng thì cần chườm đá cho bé, trường hợp bé xuất hiện biến dạng xương thì cần đưa trẻ đến bệnh viện bởi trẻ có thể bị gãy hay tổn thương xương khớp. 

Cha mẹ cần trông nôm trẻ nhỏ cẩn thận để hạn chế tối đa các trường hợp trẻ bị té ngã. Sau khi bé té, người nhà cần đặc biệt quan sát, theo dõi bé trong 2-3 ngày để kịp thời phát hiện ra những biến chứng nguy hiểm đến trẻ. 

Bài viết liên quan: Bố mẹ có thể tham khảo các loại sữa cho con tại đây.

Làm mới thực đơn ăn dặm cho bé với 4 món cháo giàu dinh dưỡng

Cháo cá hồi, cháo ếch, cháo cật heo…là một trong những món ăn dặm cung cấp nhiều hàm lượng dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển toàn diện của bé yêu.

Đừng để con bạn phải rơi vào tình trạng nhẹ cân, thiếu vi chất như rất nhiều trẻ nhỏ Việt đang mắc phải. Hãy trau dồi kiến thức và xây dựng thực đơn ăn dặm phù hợp với giai đoạn của con yêu.

Tham khảo ngay 4 món cháo giàu dưỡng chất, giúp bé nhanh tăng cân dưới đây để bổ sung vào thực đơn hàng ngày cho bé mẹ nhé:

Cháo cật heo

Nguyên liệu:

  • 2 muỗng gạo giã nát.
  • ½ cái cật heo.
  • 1 nắm rau ngót + mồng tơi.
  • 5 giọt dầu mè.
  • 2 chén nước.
  • Nước nắm/ hành/ đường/ ngò.

Cách thực hiện:

  • Vo sạch gạo, sau đó ngâm trong nước ấm khoảng 1 giờ cho gạo mềm, vớt ra để ráo.
  • Làm sạch cật heo, băm nhuyễn, hòa với 1 muỗng nước cho tan rồi mang đi hấp chín.
  • Mồng tơi + rau ngót rửa sạch, cắt nhỏ rồi xay nhuyễn, hòa với 2 muỗng nước rồi lược lấy nước cốt.
  • Hòa nước + nước rau + gạo bắc lên bếp nấu nhừ, sau đó cho cật heo vào rồi nấu tiếp 5-7 phút. Đừng quên nêm nếm gia vị cho vừa ăn, cho dầu mè vô, nhắc xuống.
  • Rắc hành hoặc ngò lên trên.

Cháo cá hồi

Nguyên liệu:

  • 2 muỗng canh gạo lứt giã nát.
  • 2 muỗng cá hồi băm nhuyễn hoặc xé nhỏ
  • 1 tai nấm hương
  • 5 giọt dầu mè
  • 2 chén nước
  • Nước mắm/ đường/hành/ngò.

Cách thực hiện:

  • Cũng như công thức trên, hãy vo gạo sạch rồi ngâm với nước ấm trong vòng 1 giờ mới vớt ra.
  • Tán đều cá hồi với 2 muỗng nước, hấp chín.
  • Bắc nước + gạo lên bếp, đun chín nhừ. Sau đó cho cá hồi và nấm hương vào, quậy đều tay, cuối cùng bỏ dầu mè vô.
  • Nêm nếm vừa ăn, nhắc xuống.
  • Rắc ngò, hành lên trên.

Đây là một trong những món cháo giàu dinh dưỡng, đặc biệt cá hồi cung cấp rất nhiều vitamin D cần thiết cho cơ thể của trẻ.

Cháo cua, đậu hà lan

Nguyên liệu:

  • 2 muỗng canh gạo lứt giã nát.
  • 2 muỗng đậu hà lan
  • 1 muỗng cua thịt
  • 5 giọt dầu mè.
  • 2 chén nước.
  • Đường/ hành/ ngò/ nước mắm.

Cách thực hiện:

  • Gạo sau khi vo sạch thì ngâm trong nước ấm độ 1 giờ cho mềm rồi vớt ra để ráo. Đậu hà lan luộc hoặc hấp chín, lột bỏ vỏ, tán nhuyễn. Cua hấp chín rồi xé hoặc băm nhuyễn.
  • Hòa gạo + 2 chén nước bắc lên bếp, nấu cho chín nhừ, nếm vừa ăn. Cho dầu mè vào khuấy đều, nhắc xuống.
  • Rắc hành + ngò.

Cháo cua, đậu Hà Lan

Cháo ếch

Nguyên liệu:

  • 2 muỗng gạo giã nát.
  • 2 muỗng ếch nạc.
  • 3 lát bí đao.
  • 5 giọt dầu mè.
  • Hơn 2 chén nước
  • Hành + ngò
  • Đường, nước nắm.

Cách thực hiện:

  • Vo sạch gạo, ngâm trong nước ấm khoảng 1 giờ rồi vớt ra.
  • Ếch làm sạch, băm nhuyễn, tán đều trong nửa chén nước, hấp chín.
  • Xay nhuyễn bí đao, hòa cùng 1 chén nước, rồi lược lấy nước.
  • Hòa nước bí đao + gạo + 1 chén nước lã, bắc lên bếp nấu chín nhừ. Cho thịt ếch vào, khuấy đều khoảng 5 phút, nêm nếm cho vừa ăn rồi cho dầu mè, nhắc xuống.

Mẹ lưu ý tùy vào tháng tuổi và sức khỏe của con yêu mà gia giảm độ loãng, mịn trong cháo phù hợp, đảm bảo an toàn tối đa cho hệ tiêu hóa và khả năng hấp thu chất dinh dưỡng. Chúc các mẹ chế biến thành công và bé ăn ngon miệng.

Một số bệnh hay gặp vào mùa đông ở trẻ

Thời tiết giao mùa và trở lạnh của mùa đông thường khiến trẻ dễ mắc một số bệnh. Vì hệ miễn dịch của trẻ còn non yếu, không thể đề kháng kịp thời.

Trách nhiệm của cha mẹ chính là chú ý giúp con phòng tránh một số bệnh hay gặp vào mùa đông. Có thể điểm danh một số căn bệnh sau:

Bệnh đau mắt đỏ

Khi mắc bệnh này trẻ thường có biếu hiện mắt đỏ, cộm, chảy nước mắt vàng và có rỉ mắt. Bệnh này lây lan nhanh khi trẻ tiếp xúc với bụi bẩn ở tay, quần áo, khăn tắm.

Nếu trẻ mắc bệnh này, các mẹ nên chú ý rửa mắt và vệ sinh cho con đúng cách. Tốt nhất nên rửa bằng thuốc kháng khuẩn, vệ sinh cá nhân sạch sẽ, nếu bệnh có chuyển biến nặng thì nên đưa con tới các cơ sở y tế để được bác sĩ tư vấn.

Bệnh tay, chân, miệng

Bệnh chân, tay, miệng chủ yếu là do virus gây ra. Biểu hiện của bệnh là gây ngứa ngáy, có các vết phồng rộp trong lòng bàn tay, bàn chân và trong miệng chuyển biến thành sốt cao, chảy nước mũi và đau họng.

Khi trẻ mắc bệnh tay, chân, miệng bạn nên cho con hạn chế không được tác động gì đến những vết phồng này cho tới khi khô hẳn. Có thể dùng gel mọc răng để làm dịu các vết loét trong miệng. Rửa tay sạch sẽ sau khi tiếp xúc với các vết phồng rộp cũng là 1 trong số những điều cần lưu ý.

Bệnh tiêu chảy

Trẻ bị bệnh tiêu chảy thường hay quấy khóc và mệt mỏi

Bệnh tiêu chảy do rotavirus gây ra. Là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ vào mùa thu đông, nhất là bé từ 3 tháng tuổi đến 24 tháng tuổi. Bé mắc bệnh thường bị nôn, có thể ho, sốt nên nhiều cha mẹ dễ nhầm với viêm đường hô hấp, viêm mũi họng. Vì thế, nếu chăm sóc trẻ ở nhà, bố mẹ nên cho bé uống dung dịch oresol theo đúng hướng dẫn ghi trên bao bì, không pha loãng hay đặc quá. Còn nếu thấy bé quá mệt, không ăn uống gì, không chịu chơi, nằm li bì thì nên đưa bé đến bệnh viện để truyền dịch.

Bệnh viêm màng não

Bệnh này do virus, vi khuẩn hay một loại nấm siêu vi gây ra. Trẻ mắc bệnh thường có thân nhiệt cao, nôn mửa, buồn ngủ, nhạy cảm với ánh sáng, nổi những vết phát ban màu tím hoặc màu đỏ trên da, đau hoặc cứng cổ, khóc liên tục dai dẳng. Bệnh viêm màng não thường có biến chứng nguy hiểm nên khi phát hiện nên đưa trẻ đến các trung tâm y tế để điều trị.

Các bệnh về hô hấp

Đây là một trong số những bệnh mà trẻ thường gặp vào mùa đông. Các bệnh về hô hấp hay mắc phải như: Viêm thanh quản, viêm đường hô hấp cấp, viêm tiểu hô hấp, cảm cúm, cảm mạo,…Các bệnh này thường có biểu hiện sốt, nóng, co giật, nhiều trẻ còn có triệu chứng ngủ thiếp, đau họng, khó thở,…

Bố mẹ nên giữ ấm cơ thể cho trẻ, tránh cho trẻ tiếp xúc với các vật lạnh. Giữ không khí xung quanh trẻ luôn sạch sẽ, trong lành. Có như vậy, bé mới mau hết bệnh và khoẻ mạnh.

Chúng tôi vừa giới thiệu đến bạn một số căn bệnh mà trẻ nhỏ hay mắc phải vào mùa đông. Qua bài viết này, hy vọng bạn sẽ biết cách bảo vệ trẻ thật tốt để con luôn được khoẻ mạnh. Ngoài ra, bạn có thể xem thêm một số sản phẩm dinh dưỡng tốt nhất cho bé tại đây.

Những điều mẹ cần lưu ý về chế độ dinh dưỡng của bé 2 tuổi

Nói riêng về bé 2 tuổi thì chế độ dinh dưỡng mỗi ngày cho trẻ là điều vô cùng quan trọng và cần thiết. Bởi đây là mốc thời gian để bé phát triển não bộ và hoàn thiện các kĩ năng cần thiết khác.

Trẻ ở giai đoạn 2 tuổi có nhu cầu dinh dưỡng rất cao. Bởi trẻ cần được cung cấp đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu để phát triển thể chất lẫn trí tuệ của mình. Hãy cùng tìm hiểu những điều nên biết về trẻ ở giai đoạn này để có cách chăm sóc tốt nhất nhé.

Trẻ giai đoạn 2 tuổi làm được gì?

Cùng điểm qua những hoạt động mà bé 2 tuổi có thể thực hiện nhé!

Khả năng vận động, phát triển thể chất: Bé ở giai đoạn này có thể đi vững, chạy nhảy một đoạn đường ngắn, có thể nhón chân khi muốn lấy một đồ vật nào đó cho mình.

Khả năng ngôn ngữ: Bé có thể nói được 2 đến 4 từ, nghe và hiểu những điều đơn giản nhất. Biết lặp lại những từ hoặc những câu đơn giản. Có thể phân biệt được màu sắc, goi được tên và phân biệt một số loại đồ chơi, đồ vật.

Khả năng biểu lộ cảm xúc: Bé giai đoạn 2 tuổi có thể bắt chước người khác làm, thích chơi cùng những đứa trẻ khác, thường tỏ ra hào hứng và kích động khi thấy bé khác cùng làm.

Nhu cầu dinh dưỡng ở trẻ 2 tuổi

Trẻ 2 tuổi có hệ tiêu hoá gần như hoàn thiện. Đó cũng là lý do bé có thể tiêu hóa được hầu hết các loại thức ăn như tinh bột, chất xơ, chất béo, chất đạm, vitamin và chất khoáng.

Nên cho trẻ 2 tuổi ăn bao nhiêu thì đủ?

Cho trẻ 2 tuổi ăn bao nhiêu thì đủ?

Nếu giai đoạn 1 tuổi là giai đoạn mẹ nên cho ăn theo giờ đói của bé, thì giai đoạn 2 tuổi, khi bé bắt đầu cai sữa và cần thay đổi chế độ dinh dưỡng sao cho khoa học nhất. Mẹ nên giúp bé hình thành thói quen ăn đúng giờ, đúng bữa để đảm bảo cho hệ tiêu hóa có thể hoạt động tốt nhất.

Chế độ dinh dưỡng phù hợp nhất cho bé 2 tuổi là 5 bữa ăn/ngày, bao gồm 3 bữa chính và 2 bữa phụ vào giữa buổi sáng và giữa buổi chiều. Lượng sữa cho bé bú hàng ngày là từ 600 – 800 ml, với những bé đã cai sữa thì nên cho trẻ uống thêm 200 – 250 ml sữa vào mỗi đêm. Ngoài ra, mẹ cũng cần bổ sung thêm sữa chua và các loại vi khuẩn có lợi cho trẻ trong chế độ ăn hằng ngày.

Những loại thực phẩm nào tốt cho bé 2 tuổi?

Có thể nói, giai đoạn bé được 2 tuổi, thực phẩm nào cũng cần thiết cho bé. Tuy nhiên, vì bé đang trong thời kì phát triển mạnh các giác quan, nhất là mắt, nên bạn cần cung cấp cho bé những thực phẩm giàu vitamin A như bơ, cà rốt, quả có màu đỏ, gan động vật… Ngoài ra, các mẹ cũng đừng quên bổ sung thêm cho bé các thực phẩm khác như: Thịt, cá, ngũ cốc, tôm, cua, trứng, lạc, vừng, đậu, rau xanh, củ quả, trái cây, dầu ăn trẻ em, sữa chua, các loại sữa công thức tốt nhất cho bé. Và cũng đừng quên bổ sung thêm các loại vitamin cần thiết như B, C, D, E… cho bé các mẹ nhé.

Trên đây là tất cả những gì nên biết về chế độ dinh dưỡng của trẻ 2 tuổi mà chúng tôi muốn giới thiệu đến bạn. Hy vọng qua những thông tin này, các mẹ sẽ biết cách chăm sóc cũng như có chế độ dinh dưỡng khoa học nhất cho con.

Bật mí một số thực phẩm rất tốt cho thị lực của trẻ

Trẻ có một đôi mắt sáng, khoẻ và tinh anh là điều mà bố mẹ nào cũng mơ ước cho con yêu của mình. Và để làm được điều đó, các mẹ hãy cùng tìm hiểu một số thực phẩm vàng dưới đây nhé.

Những thực phẩm mà chúng tôi chuẩn bị giới thiệu đến bạn chính là những thực phẩm giàu omega 3, kẽm, vitamin C để giúp bảo vệ và cải thiện tầm nhìn mắt của trẻ.

Cá là thực phẩm rất giàu chất béo omega 3, rất tốt cho đôi mắt, nhất là cá hồi. Omega 3 có tác dụng giúp bảo vệ các mạch máu nhỏ nuôi dưỡng mắt, trị bệnh khô mắt và giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng. Để bé dễ ăn hơn, mỗi tuần mẹ nên nấu cháo cá hồi với bí đỏ để cung cấp dưỡng chất cho bé và cải thiện thị lực.

Lòng đỏ trứng

Lòng đỏ trứng gà chứa một lượng lớn lutein và zeaxanthin, 2 chất này rất quan trọng cho đôi mắt, giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng cao. Nguồn vitamin D có trong trứng gà còn tránh cảm giác mệt mỏi cho mắt của bé. Vì vậy, mẹ hãy chế biến thêm món trứng trong thực đơn hàng ngày cho bé nhé.

Rau xanh

Các loại rau lá xanh chứa nhiều vitamin, chất chống oxy hóa lutein và zeaxanthin như rau bina, cải xoăn, củ cải,… Rau xanh giúp tăng cường thị lực, bảo vệ đôi mắt khỏi tác hại của ánh sáng mặt trời và làm tăng mật độ các sắc tố của tế bào có trong điểm vàng. Để rau xanh phát huy được tác dụng tốt nhất, mẹ đừng nên luộc hoặc nấu rau quá chín.

Rau xanh là thực phẩm rất tốt cho thị lực của trẻ

Đu đủ

Đu đủ là loại quả rất giàu vitamin C, vitamin B, kali, magie, chất xơ,… và là thực phẩm vàng giúp đôi mắt bé khoẻ đẹp. Không những giúp bé có hệ tiêu hóa tốt, tăng cường sức đề kháng mà còn giúp bé bảo vệ cho đôi mắt của mình. Đu đủ có hàm lượng vitamin C dồi dào nên tránh được nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm như đục thủy tinh thể ở mắt cho bé. Ngoài ra, trong đu đủ cũng chứa nhiều beta-carotene khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành vitamin A, giúp bé yêu có đôi mắt sáng, khoẻ.

Khi bé đến thời kỳ ăn dặm, mẹ nên cho bé tập ăn đu đủ chín bằng cách say sinh tố, hoặc khi bé lớn hơn có thể cắt đu đủ thành hạt lựu trộn với phô mai.

Cà rốt

Cà rốt là thực phẩm mà mẹ nên ưu tiên đưa vào thực đơn cho bé yêu của mình. Vì cà rốt chứa nhiều beta-caroten khi được hấp thụ vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành vitamin A, tạo sắc tố võng mạc giúp mắt nhìn tốt hơn. Đồng thời đây còn là thực phẩm có thể tự chữa cho bé chứng quáng gà và hạn chế bệnh đục thủy tinh thể.

Để thêm thực phẩm này vào khẩu phần ăn của bé, mẹ có thể chế biến cà rốt thành súp, cháo cànrốt nấu với thịt bò, canh cà rốt hầm sườn heo,…

Cà chua

Cà chua là thực phẩm vàng cuối cùng mà chúng tôi bật mí đến bạn. Cà chua không chỉ làm sáng da cho mẹ, mà loại quả này còn chứa chất lycopene, chống oxy hóa và bảo vệ võng mạc cho mắt của bé tốt hơn. Vitamin C trong cà chua có tác dụng tăng thị lực, ngăn ngừa bệnh quáng gà cho trẻ. Với hàm lượng vitamin A có trong quả cà chua còn giúp ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng, một bệnh nghiêm trọng dẫn đến mù mắt.

Vừa rồi là một số thực phẩm giàu omega 3, kẽm, vitamin C giúp bảo vệ và cải thiện tầm nhìn mắt của trẻ mà các mẹ nên lưu ý. Ngoài việc chăm sóc cho đôi mắt của bé luôn khoẻ, đẹp, tinh anh thì mẹ cũng đừng quên tham khảo thêm một số sản phẩm dinh dưỡng tốt cho sức khoẻ của bé tại đây nhé!

Bí quyết vàng để con phát triển chiều cao vượt trội

Chiều cao của trẻ luôn là vấn đề được bố mẹ quan tâm hàng đầu. Vậy để con phát triển được chiều cao vượt trội nhất, cần có những bí quyết gì?

Những bí quyết đó sẽ được chúng tôi giới thiệu ngay trong bài viết này. Hãy cùng khám phá nhé.

Giai đoạn vàng để phát triển chiều cao ở trẻ

Quá trình hình thành phát triển xương được bắt đầu từ trong bào thai và tiếp tục cho đến khi trẻ qua tuổi dậy thì, nhưng tốc độ tăng trưởng ở từng giai đoạn lại khác nhau. Trong đó, giai đoạn bào thai và 2 năm đầu đời nắm giữ vai trò quan trọng, quyết định đến chiều cao của trẻ sau nay. Tuổi dậy thì cũng được xem là giai đoạn vàng, bởi trẻ có thể tăng vọt chiều cao nếu được nuôi dưỡng tốt. Nắm vững về những giai đoạn này, bạn có thể giúp con cải thiện được chiểu cao vượt trội.

Có phương pháp thể thao phù hợp

Việc tập luyện thể dục và rèn luyện khoa học được xem là một trong số những bí quyết vàng giúp trẻ tăng trưởng chiều cao tốt. Bí quyết này giúp ích rất nhiều cho quá trình trao đổi chất trong cơ thể, khiến hormon tăng trưởng (GH) tiết ra nhiều hơn và nhờ đó giúp tăng trọng khối xương khi trưởng thành.

Để bí quyết vàng này phát huy được hết tác dụng của mình, bạn hãy khuyến khích trẻ tập luyện thể thao tối thiếu 30 phút mỗi ngày với cường độ vừa phải và tăng dần để giúp cơ thể khỏe mạnh và phát triển chiều cao. Đồng thời, cũng nên lựa chọn môn thể thao phù hợp như đá chân, yoga, bài tập kéo dãn,… Những bài tập này sẽ tác động đến mô sụn giúp phát triển chiều cao, săn chắc cơ bắp.

Bố mẹ nên chọn cho con phương pháp thể thao phù hợp nhất

Giấc ngủ vàng để phát triển chiều cao

Các nghiên cứu khoa học đã cho thấy sự phát triển xương ở trẻ diễn ra trong lúc đang ngủ, nhất là từ 22 – 24 giờ hàng ngày. Vì khi trẻ ngủ sâu, đủ giấc thì tuyến yên sẽ được kích thích tiết ra hocmon tăng trưởng giúp phát triển chiều cao. Vì vậy, hãy rèn cho con thói quen ngủ sớm trước khung giờ này để giúp bé phát triển chiều cao tốt nhất các mẹ nhé. Ngoài ra, việc ngủ đủ giấc cũng giúp tăng cường sức đề kháng và tinh thần thoải mái hơn.

Đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ

Yếu tố dinh dưỡng luôn rất quan trọng, nó quyết định 31% đến sự phát triển chiều cao của cơ thể. Vì vậy cân bằng dinh dưỡng ở các nhóm dưỡng chất là điều cần thiết mà các mẹ phải làm để đảm bảo sức khỏe và phát triển xương, chiều cao cho con.

Bạn nên kiểm soát nhóm tinh bột và chất béo, hạn chế đồ ăn nhanh, các loại snack ăn vặt, nước có gas, nước ngọt, vì nó ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ canxi của cơ thể, suy giảm sự phát triển của sụn và xương khớp. Thay vào đó, để chiều cao của con phát triển tối đa, mẹ nên chủ động bổ sung vào khẩu phần ăn hằng ngày các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, nhất là kẽm, canxi dạng nano để giúp cơ thể hấp thu tốt hơn và hạn chế tình trạng táo bón. Đồng thời, nên có sự kết hợp với vitamin D để giúp chuyển hóa canxi và các khoáng chất vào tận xương, giúp xương chắc khỏe, cao lớn.

Trên đây là những bí quyết vàng có thể giúp con phát triển chiều cao vượt trội. Các mẹ đừng bỏ qua nếu muốn con mình luôn cao lớn và khoẻ mạnh nhé! Các mẹ cũng có thể xem thêm một số sản phẩm dinh dưỡng tốt cho sức khoẻ của trẻ tại đây.