PHƯƠNG PHÁP CHO BÉ ĂN HỖN HỢP

Là mẹ, ai cũng muốn cho con những gì tốt đẹp nhất. Ngoài sữa mẹ, nhiều bà mẹ bỉm sữa còn sử dụng thêm sữa công thức để bổ sung thêm nhiều dưỡng chất giúp trẻ thông minh và phát triển.

Chúng ta sẽ phải căn cứ vào độ ít nhiều của sữa mẹ để cho bé uống thêm sữa công thức. Có hai cách cho bé dùng thêm sữa bổ sung này, nhưng cho dù áp dụng cách nào, hàng ngày cũng cần cho bé bú sữa mẹ đúng giờ và chú ý vệ sinh sạch sẽ nhé.

Phương pháp bổ sung

Trước tiên cho bé bú sữa mẹ, sau đó cho bé uống thêm 1 lượng sữa công thức nhất định. Phương pháp này thích hợp với bé trong 6 tháng đầu. 

Phương pháp luân phiên

Một lần bú sữa mẹ, một lần uống sữa công thức hoặc bột, lần lượt đan xen nhau. Phương pháp này thích hợp cho bé sau 6 tháng. Ngoài ra, mẹ cũng có thể bắt đầu tập cho con ăn dặm. Phương pháp này sẽ dần hình thành thói quen nhai, chuẩn bị tốt cho giai đoạn cai sữa mẹ sắp tới của con.

Những điều chú ý khi cho trẻ ăn hỗn hợp

1. Hàng ngày, nên cho trẻ bú sữa mẹ đúng giờ, như vậy sẽ giúp sữa mẹ tiết ra đều đặn. Khuyết điểm của phương pháp này là lượng sữa mẹ tiết ra ít hơn, thời gian bú của bé lâu hơn, bé dễ nản và mệt, có thể chưa bú no đã ngủ hoặc kêu khóc không bú, như vậy mẹ không dễ dàng theo dõi được lượng sữa bé bú vào. Ngoài việc cho bé bú mẹ đúng giờ, thời gian mỗi lần bú cũng không nên quá lâu, sau đó cần cho bé ăn các thực phẩm khác. Me chú ý quan sát xem bé có kiên trì bú không, có bú đúng giờ không nhé.

2. Nếu không thể cho bé bú ban ngày hoặc sữa mẹ không đủ, có thể vắt ra bình cho bé bú, ít nhất 3 lần mỗi ngày, như vậy vừa giúp sữa mẹ tiết ra nhiều hơn vừa đáp ứng nhu cầu của bé. Ngoài ra, có thể cho bé ăn thêm thực phẩm khác, như vậy mẹ sẽ dễ dàng nắm bắt được lượng ăn của bé.

3. Cần chú ý không để bé chán bú sữa mẹ, chỉ thích ăn sữa công thức.

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại sữa dành cho bé trong thời kỳ còn bú sữa mẹ. Các nhà sản xuất sữa hiện nay đã nghiên cứu rất kĩ để đưa ra được những loại sữa dành riêng cho từng độ tuổi, thích hợp để bổ sung chất dinh dưỡng cho bé. Một số loại sữa các mẹ có thể tham khảo như Similac, Firso, Enfagrow, Dielac…

Lời kết: Vì hệ miễn dịch của bé còn yếu nên chưa có khả năng chống trả lại những loại vi khuẩn từ nhiều loại thực phẩm, đặc biệt là sữa công thức. Vì vậy, bạn nên biết cách cho bé bú sữa công thức an toàn, biết chọn loại sữa nào tốt nhất cho trẻ và không gặp phải những nguy hiểm do việc bú sữa công thức gây nên nhé. Chúc mẹ thành công và các con luôn mạnh khoẻ và phát triển đều đặn.

VAI TRÒ CỦA CANXI TRONG SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ NHỎ

Canxi là một trong những chất dinh dưỡng cần thiết phải bổ sung cho trẻ nhỏ. Thế nhưng để hiểu và bổ sung như thế nào cho hiệu quả là vấn đề mà các bà mẹ vẫn chưa nắm rõ. 

Canxi giúp trẻ mọc răng và phát triển chiều cao hiệu quả. Và acid béo trong sữa có ảnh hưởng đến việc hấp thụ canxi theo mặt tích cực, vì thế cách bổ sung canxi tốt nhất cho trẻ là vào giữa hai lần mẹ cho bú. 

  • Về dinh dưỡng

Canxi là chất khoáng có nhiều nhất trong cơ thể con người, phần lớn nằm ở phần xương và răng, là thành phần chủ yếu giúp xương và răng rắn chắc, canxi còn có nhiều chất kích hoạt dung môi có thể điều tiết các chất kích thích trong cơ thể.

Xương của trẻ từ 4 – 6 tháng tuổi phát triển rất nhanh đồng thời trẻ sẽ bắt đầu mọc răng ở giai đoạn này. Vì thế bảo đảm cho trẻ hấp thụ đủ canxi trong thời điểm này là rất quan trọng.

  • Tiêu chuẩn nhu cầu của trẻ

Trẻ từ 4-6 tháng tuổi hàng ngày cần 400g canxi. Trong sữa mẹ đã có một lượng canxi nhất định, cứ l00g sữa có khoảng 34g canxi và phần lớn được giữ lại trong cơ thể trẻ. Chỉ cần bà mẹ tích cực ăn những thực phẩm có canxi, kiên trì nuôi con bằng sữa mẹ, hàng ngày bổ sung cho trẻ một lượng dầu cá thích hợp và thường xuyên cho trẻ tắm nắng, trẻ sẽ không thiếu canxi.

  • Những thực phẩm có canxi

Các bà mẹ thường chỉ nghĩ đến việc bổ sung canxi bằng việc uống canxi mà quên mất ngoài điều này thì các thực phẩm tự nhiên như cá, vỏ tôm, thịt tôm, rong biển, bơ, sữa chua, các loại đậu, rau, cà rốt, cải trắng… cũng có rất nhiều dưỡng chất này.

Sữa là một trong những thực phẩm cung cấp những chất dinh dưỡng dễ dàng hấp thụ nhất. Dù ở độ tuổi nào, bé cũng cần bổ sung thêm sữa để có thể phát triển một cách toàn diện. Thế nhưng trên thị trường hiện nay có quá nhiều loại sữa khác nhau với đủ các thương hiệu, đủ mẫu mã,… điều này đã khiến một số bà mẹ hoang mang, không biết nên chọn loại sữa nào tốt cho sự phát triển của bé. Hiện nay trong thành phần của các loại sữa đa phần đều chứa hàm lượng canxi rất cao. Vì vậy nên các bà mẹ cần tìm hiểu kĩ trước khi mua để có thể cung cấp canxi phù hợp với sự phát triển của bé. Một số sản phẩm trên thị trường hiện nay như Dielac, Enfagrow, Similac…là những lựa chọn uy tín nhất dành cho các bà mẹ.

Việc bổ sung canxi rất là quan trọng. Vì vậy cần phải bổ sung canxi cho trẻ dù ở độ tuổi nào, nhất là từ trẻ từ 4-6 tháng tuổi – giai đoạn hấp thụ canxi hiệu quả nhất. Ngoài ra, mọi vấn đề thắc mắc về việc bổ sung chất dinh dưỡng thì cũng cần tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ, mẹ nhé. 

 

Không tận dụng sữa thừa cho con uống

Không phải đứa trẻ nào cũng uống hết lượng sữa mẹ pha, lượng sữa thừa đó thường được mẹ bảo quản trong tủ lạnh hoặc bên ngoài nhiệt độ phòng và khi nào bé đói thì tiếp tục cho con bú tiếp, điều này là hoàn toàn không nên.

1. Lý do không nên cho con tiếp tục uống

Thời hạn an toàn của một bình sữa để bạn có thể cho bé tiếp tục uống là 1 giờ đồng hồ. Các bác sĩ khuyên rằng không nên dùng sữa trong bình thừa cho bé bú lại sau khoảng thời gian cho phép phía trên. Cho dù đó là sữa bột công thức hay sữa mẹ được vắt ra cho vào bình thì cũng chỉ nên sử dụng không quá 1 tiếng. Mẹ nên đổ phần sữa đó đi và pha lại bình sữa mới cho con khi con có nhu cầu uống tiếp.

Sữa còn thừa trong bình có thể chứa vi khuẩn có hại và chúng sẽ phát triển sinh sôi nảy nở nhanh chóng trong môi trường sữa ấm. Mặc dù bình và nùm vú đều được tiệt trùng trước khi cho bé uống nhưng những vi khuẩn này có thể đến từ không khí hoặc ngay trong nước bọt của trẻ.

Nếu trẻ sử dụng không hết, mẹ nên đổ lượng sữa thừa sau 1 tiếng

Ngoài ra, một số mẹ bảo quản sữa thừa trong bình vào tủ lạnh vì nghĩ là sẽ bảo quản được lâu hơn, thực chất, ngay cả trong nhiệt độ của tủ lạnh, vi khuẩn vẫn có thể tiếp tục sinh sôi nảy nở nhưng chỉ là chúng sẽ phát triển với tốc độ chậm hơn. 

Để không phải lãng phí sữa đắt tiền, mẹ có thể theo dõi trẻ, nếu hôm nay con đã ăn thêm ở bên ngoài, bạn có thể chủ động pha ít sữa lại hoặc trẻ đã vận động nhiều trong buổi sáng thì mẹ có thể tăng lượng sữa lên cho bé. Tận dụng sữa thừa cho con uống tiếp tục có thể khiến con mắc bệnh tiêu chảy. Trẻ bị tiêu chảy đôi khi không phải do dị ứng với loại sữa đang uống mà còn do mẹ cho con uống không đúng cách.

2. Hâm nóng sữa đúng cách

Nếu trong khoảng thời gian 1 tiếng và bạn muốn cho con bú sữa tiếp thì có thể tham khảo các cách hâm nóng sữa vẫn đảm bảo được các chất dinh dưỡng cho con.

Kể cả sữa công thức và sữa mẹ vắt ra thì đều cần được làm ấm lại trước khi cho con uống, chúng tôi sẽ gợi ý cho bạn 2 cách sau đây:

Mẹ có thể sử dụng máy hâm sữa cho công việc dễ dàng hơn

– Đổ nước nóng vào một cái bát, đặt bình sữa vào giữa bát nhưng để không quá 15 phút, trong lúc làm ấm, thi thoảng nên lắc bình sữa để sữa trong bình được làm ấm đều.

– Cách 2 sẽ đơn giản hơn nhiều đó chính là sử dụng máy hâm nóng sữa. 

Mẹ cần kiểm tra nhiệt độ của sữa trong bình bằng cách nhỏ vài giọt sữa lên cổ tay để cảm nhận nhiệt độ, nếu cảm thấy âm ấm ( không nóng) thì được. Trẻ sơ sinh chưa biết nói nên không thể nói với bạn khi nào sữa nóng, sữa quá nóng sẽ làm con yêu bị bỏng.

Một điểm lưu ý nữa đó chính là không nên hâm nóng sữa bằng lò vi sóng vì tuy nhanh chóng nhưng nhiệt độ cao trong lò vi sóng có thể phá hủy một số dưỡng chất của sữa.

Ngoài việc cho bé dùng sữa đúng cách, đối với những trẻ trên 6 tháng, mẹ có thể cho trẻ ăn dặm thêm bột hoặc cháo và nước trái cây để con tăng cường thêm chất dinh dưỡng, mẹ nhé!
 

Những lưu ý khi mẹ đổi sữa cho con

Thay đổi sữa cho trẻ liên tục là điều không nên, mẹ nên cân nhắc kĩ lưỡng loại sữa trước khi đổi cho con để tránh trường hợp con sẽ bị dị ứng và không hợp sữa.

Mẹ nên lưu ý những điều dưới đây khi có quyết định đổi sữa cho con trẻ.

1. Không nên đổi sữa một cách đột ngột

Khi cho bé sử dụng sữa công thức, mẹ không nên đổi sữa một cách đột ngột khiến bé không kịp thích ứng. Mẹ có thể đổi sữa từ từ bằng cách cho con tiếp tục uống sữa cũ nhưng giảm số lượng cữ uống lại, những cữ còn lại sẽ được thay thế bằng sữa mới rồi tăng dần lượng sữa lên. Sau khoảng 1 tuần, mẹ có thể thay hoàn toàn bằng sữa mới cho con.

2. Không nên thường xuyên đổi sữa cho bé

Mẹ chỉ nên đổi sữa khi bé bước sang giai đoạn phát triển mới hoặc bé gặp các vấn đề về dị ứng sữa như tiêu chảy, táo bón hay nôn trớ,… Nếu bé có thể hấp thụ và tiêu hóa tốt thì bạn nên tiếp tục cho trẻ sử dụng. Việc đổi sữa đột ngột sẽ làm ảnh hưởng tới môi trường vi sinh đó, bé có thể bị rối loạn tiêu hóa, khả năng hấp thụ sữa và thức ăn kém.

3. Sữa phù hợp với độ tuổi của trẻ

Mẹ có thể thay đổi loại sữa cùng dòng sữa nhưng được phân loại theo độ tuổi cho con

Sữa công thức là loại sữa được sản xuất với công thức phù hợp với khả năng tiêu hóa và hấp thụ của trẻ ở từng độ tuổi khác nhau. Do đó, khi đổi sữa cho con, mẹ cần lưu ý chọn loại sữa phù hợp với độ tuổi của con mình. Chức năng thận của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ còn non yếu vì thế việc sử dụng sữa cho bé ở độ tuổi lớn hơn có thể khiến bé bị rối loạn tiêu hóa, chậm tiêu, còi cọc…

Còn khi con đã lớn nhưng mẹ vẫn cho con sử dụng loại sữa của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thì bé sẽ bị thiếu hụt các chất dinh dưỡng phục vụ cho quá trình phát triển của con.

Thông thường, sữa bột công thức số 1 thường được đặc chế với công thức sữa dành cho trẻ từ 0 đến 6 tháng tuổi, số 2 cho trẻ từ 6 đến 12 tháng tuổi, số 3 cho trẻ từ 1 đến 3 tuổi.

4. Không chạy theo quảng cáo

Bé nhà bạn đang sử dụng sữa công thức và bé vẫn tiêu hóa, hấp thụ bình thường. Tuy nhiên, bạn theo dõi thì thấy các loại sữa nhập khẩu và sữa nội địa nước ngoài tốt hơn nên bạn muốn đổi sữa cho con, điều này là không nên.

Bởi vì, loại sữa bột khác có thể tốt, hợp với bé khác nhưng chưa chắc đã hợp và tốt hơn loại sữa bé nhà bạn đang dùng. Mỗi trẻ có khả năng hấp thụ dinh dưỡng khác nhau chính vì vậy mẹ không nên so sánh cân nặng của con mình với bé khác.Điều quan trọng nhất mà mẹ cần quan tâm là khi con uống sữa, cơ thể con vẫn khỏe mạnh, con không bị dị ứng với sữa như táo bón, tiêu chảy hay khó tiêu, đầy hơi, nôn…

5. Chọn sữa phù hợp với khẩu vị của bé

Sữa vị socola được rất nhiều bé ưa chuộng

Đối với các bé đã quen bú mẹ thì bạn có thể chọn cho bé loại sữa có vị nhạt mát, những loại sữa quá ngọt, vị đậm sẽ làm trẻ không thích, từ đó ngại uống sữa. Với những bé lớn hơn, khẩu vị của trẻ sẽ phong phú hơn, mẹ có thể lưu ý xem bé thích sữa vị vani, socola hay dâu để lựa chọn sản phẩm phù hợp.

6. Ngừng uống sữa khi bé có biểu hiện dị ứng

Không phải bé nào cũng thành công ngay từ lần đầu khi được mẹ cho đổi sữa. Tùy theo cơ địa và hệ tiêu hóa mà bé có thích nghi với loại sữa mới hay không. Do đó, ngay khi đổi sữa, mẹ nên chú ý quan sát theo dõi các biểu hiện của con. Nếu xảy ra nhưng hiện tượng bất thường như tiêu chảy, nôn trớ,.. bạn nên cho bé dừng uống và hỏi ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng.

Nếu mẹ đã cho con đổi nhiều loại sữa và đã làm theo các lưu ý như trên nhưng trẻ vẫn không có dấu hiệu thích nghi thì nên đưa trẻ đến các chuyên gia dinh dưỡng để được xem xét nguyên nhân và tư vấn phương pháp dinh dưỡng phù hợp với bé.

Muốn con thông minh – không nhất thiết phải uống sữa đắt tiền!

Các bà mẹ luôn muốn con mình được phát triển toàn diện, một số người còn đi săn lùng các loại sữa được cho là tốt nhất để giúp con thông minh, kể cả đắt tiền đến mấy cũng mua về cho con dùng.

Tuy nhiên, sự thật không phải vậy, muốn con phát triển trí não, mẹ cần đọc kỹ bài viết dưới đây.

1. Ưu tiên phát triển thể chất 

Các nghiên cứu tại Đại học Bristol (Anh) được công bố gần đây cho thấy một đứa trẻ bị nhẹ cân lúc chào đời sẽ phát triển chậm hơn và có thông số trí tuệ thấp hơn so với những trẻ có số cân nặng bình thường. Ngoài ra, những đứa trẻ bị suy dinh dưỡng, thấp coi, kém tăng trưởng về chiều cao và cân nặng thường cũng sẽ bị chậm phát triển trí tuệ và kết quả học tập không tốt.

Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy trí não phát triển tốt là dựa trên nền tảng của sự phát triển thể chất. Nếu thể chất kém sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển trí não không những trong hiện tại mà cả về tương lai. 

Thể chất khỏe mạnh thì con mới có thể phát triển trí não

Ngoài ra, trẻ thông minh còn dựa vào nhiều yếu tố khác như: quá trình chăm sóc và nuôi dạy trẻ, gene di truyền của bố mẹ, … Việc người mẹ nuôi con, chăm sóc và âu yếm con giúp trẻ nhanh trí và sáng dạ hơn so với những bé đi nhà trẻ hay được người lạ, họ hàng trông nom. Đây là kết luận của Hiệp hội Giữ trẻ Anh quốc sau khi nghiên cứu trên 1.200 trẻ từ 3 tháng đến 51 tháng.

Thực tế có những đứa trẻ có bố mẹ là “thiên tài”, “thần đồng” và được ba mẹ truyền dạy lại vốn kiến thức quý nhưng khi lớn lên cũng chỉ là người không có gì nổi bật. Ngược lại, những đứa trẻ có bố mẹ xuất thân không cao quý nhưng được thừa hưởng gene lặn quý giá của gia đình, được chăm sóc và nuôi dưỡng chu đáo lại trở thành những người xuất chúng về sau. Tóm lại,có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến trí thông minh của đứa trẻ, khó xác định được cái nào chính, cái nào phụ. Tuy nhiên, vẫn có thể khẳng định một điều: Tình trạng sức khoẻ tốt là cơ sở vững chắc giúp cho trẻ dễ phát triển trí não sau này.

2. Chọn sữa vừa phát triển thể chất vừa phát triển trí tuệ

Ngoài gene di truyền thì tiến trình hấp thu các chất dinh dưỡng ở trẻ đóng vai trò rất quan trọng trong việc giúp cơ thể phát triển toàn diện, cả về chiều cao, cân nặng và trí não. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh được: vi khuẩn bifidobacteria tồn tại trong ruột giúp trẻ hâp thu tốt các dưỡng chất do sữa đem lại. Chúng còn làm tăng hấp thu nước, canxi, nhiều khoáng chất khác, ngoài ra, chúng lại còn sản xuất được ra vitamin A, vitamin B1, B6, B12, vitamin K và biotin cho đứa bé sử dụng. Nói cách khác, khi đường ruột của con hoạt động tốt thì con mới khỏe mạnh, là tiền đề để trẻ phát triển trí não. Mẹ có thể cho con sử dụng sử dụng sữa chua để tăng lượng vi khuẩn có lợi trong đường ruột, từ đó tăng khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng của bé.

Không nhất thiết phải là sữa đắt tiền con mới có thể thông minh

Cơ thể trẻ có khoẻ mạnh thì trẻ mới dễ phát triển trí não liên tục, không bị gián đoạn. Trong trường hợp thiếu sữa mẹ, những dưỡng chất có được từ sữa ngoài đóng một vai trò khá quan trọng: hỗ trợ cho trẻ phát triển trí não trong những năm đầu đời.

Tuy nhiên không phải cứ uống sữa chứa dưỡng chất có lợi cho trí não là trẻ sẽ thông minh. Thật ra trí thông minh là một phạm trù khá bao quát và không dễ đo lường. Các năng khiếu được hình thành không chỉ nhờ vào dinh dưỡng mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như di truyền, nền nếp giáo dục trong gia đình, ảnh hưởng của xã hội, môi trường sống…

Đó là lý do mẹ nên tìm mua các loại sữa ngoài việc chức các chất dinh dưỡng giúp con phát triển trí não và còn phải chứa các chất giúp tăng sức đề kháng, bổ sung các loại vitamin cần thiết cho con phát triển khỏe mạnh.

Chứng thiếu vitamin B1 ở trẻ em

Nhóm vitamin B, trong đó có vitamin B1 rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Việc thiếu vitamin B1 sẽ gây ra những căn bệnh nguy hiểm mà điển hình là chứng thiếu vitamin B1. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến trẻ  thiếu vitamin B1.

Chứng thiếu vitamin B1.

Tác dụng chủ yếu của vitamin B1 là tham gia vào quá trình trao đổi đường trong cơ thể. Vitamin B1 chủ yêu tồn tại trong gạo vẫn chưa xay xát, ngũ cốc, đậu tương, gan động vật và thịt nạc. Khi thiếu vitamin B1, quá trình trao đổi đường gặp khó khăn từ đó mà quá trình trao đổi đường ở các cơ quan, các tổ chức trong cơ thể bị rối loạn như hệ thần kinh, tim, đường ruột, hệ cơ…

Khi ấn tay vào phần chân của trẻ mắc bệnh phù chân, hết lực ấn vết lõm vẫn không lập tức mất đi. Loại bệnh này thực tế là do thiếu vitamin B1 gây nên, vì vậy mà gọi bệnh này là bệnh thiếu vitamin B1.

Bệnh thiếu vitamin B1 hay gặp ở trẻ vẫn bú sữa mẹ từ 3-6 tháng tuổi. Nguyên nhân của bệnh rất nhiều:

(1) Tốc độ sinh trưởng phát triển của trẻ nhanh, nhu cầu về lượng vitamin B1 tăng. Vì sức đề kháng của trẻ kém dễ mắc các loại bệnh làm cho việc hấp thu vitamin B1 gặp khó khăn, hoặc bị tiêu hao nhiều. Khi tiêu chảy hay nôn thì lượng vitamin B1 được hấp thu rất ít, sốt hay nhiễm cảm làm tiêu hao nhiều vitamin B1.

(2) Khi mới sinh, dinh dưỡng của trẻ chủ yếu là sữa mẹ. Trong sữa mẹ hàm lượng vitamin B1 rất ít, chỉ bằng 1/4 trong sữa bò. Nếu người mẹ ăn uống thiếu vitamin B1 thì hàm lượng vitamin B1 trong sữa mẹ càng ít.

(3) Trẻ nuôi bằng sữa ngoài lấy lượng bột lọc là chủ yếu, ăn càng nhiều thì lượng vitamin B1 bị thiếu càng lớn.

Chính vì vậy mà để ngăn ngừa triệu chứng này, các mẹ cần bổ sung lượng vitamin B1cần thiết cho trẻ. Theo các nghiên cứu thì lượng vitamin B1 cần thiết cho trẻ từ 0 đến 6 tháng là 200 microgram mỗi ngày. Vậy làm thể nào để bổ sung vitamin B1 cho trẻ? Đối với những trẻ bú mẹ thì, mẹ cần bổ sung lượng vitamin B1 thông qua thực phẩm như hạt hướng dương, đậu xanh, hạt dẻ, măng tây.. hay uống vitamin B1 để cung cấp cho trẻ thông qua sữa mẹ. Tuy nhiên vì vitamin B1 dễ mất đi trong quá trình chế biến, nên cần chú ý thận trọng trong quá trình chế biến như không nên vo gạo kĩ, nên dùng nước sôi để nấu cháo, hạ nhiệt độ khi sôi và đậy vung để tránh tiếp xúc với không khí. Các ông bố bà mẹ khi lựa chọn sữa cho trẻ sơ sinh từ 0 đến 6 tháng nên đặc biệt chú ý lựa chọn những sản phẩm sữa có bổ sung vitamin B1. Vì trong giai đoạn này, trẻ đặc biệt thường  dễ mắc triệu chứng thiếu vitamin B1. Do đó vì sự phát triển toàn diện của con yêu, bạn hãy bổ sung vitamin B1 cho trẻ.

 

Bạn đã biết hết về sữa công thức chưa?

Tại sao con bạn bú ít hơn người khác? Bản chất của sữa công thức trên thị trường là gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu ngay tại bài viết này nhé các bạn.

Trẻ sơ sinh khác nhau sẽ bú ở một liều lượng khác nhau

Trong khi trao đổi với những bà mẹ, bạn nhận thấy con của họ đang bú từ từ 90 ml sữa. Trước khi các bé bú được một nửa sữa của mình, con của bạn đã ngốn được khoảng 200 ml! Bạn đã sinh một bé háu ăn?

Không. Đó chỉ là một trường hợp điển hình cho sự khác biệt cá nhân, Morris nói “Khẩu phần của sữa công thức không phải là một lượng phù hợp với tất cả,” cô giải thích. “Một số trẻ cần nhiều calo hơn những trẻ khác, và những gì là đủ cho sự phát triển của một đứa trẻ này có thể không đủ cho một đứa trẻ khác.” Ngoài ra, lượng sữa bột của con bạn sẽ thay đổi trong từng bữa ăn – cũng giống như bạn có thể muốn có một món salad nhẹ cho bữa trưa nhưng thèm một bữa ăn tối nhiều hơn đáng kể. “Đừng sốc nếu em bé của bạn bú khoảng 120 ml tại một lần bú và 180 ml ở lần tiếp theo.” Morris nói. Hãy để những tín hiệu của bé hướng dẫn bạn. Mặc dù có sự khác biệt giữa các bé, tuy nhiên vẫn cần phải theo một số hướng dẫn cơ bản. Nói chung, những em bé chưa ăn đồ rắn nên dùng khoảng 160 ml sữa cho mỗi kilogram trọng lượng cơ thể trong mỗi 24 giờ.

Hầu hết các loại sữa công thức về cơ bản là giống nhau

Thật dễ bị choáng ngợp bởi sự đa dạng của các loại sữa bột cho bé trên kệ của cửa hàng tạp hóa. Vậy thì sự lựa chọn như thế nào là tốt nhất? Nhiều bậc cha mẹ cảm thấy nhẹ nhõm khi biết rằng các chất dinh dưỡng trong tất cả các loại sữa công thức đều giống nhau. Điều này là bởi vì sữa công thức được quy định bởi Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), trong đó yêu cầu các nhà sản xuất phải có đủ 29 chất dinh dưỡng cụ thể trong mỗi khẩu phần. Mặc dù các thương hiệu khác nhau có tên gọi, bao bì và giá cả khác nhau, không ai trong số họ được phép thay đổi các thành phần cần thiết. Một thành phần không phải có trong tất cả các sữa công thức là axit béo DHA, một số nghiên cứu đã cho thấy DHA có thể cải thiện khả năng nhận thức và xử lý hình ảnh. Nó có trong nhiều loại sữa công thức hiện nay, nhưng không phải tất cả, vì vậy bạn có thể muốn tìm kiếm những thương hiệu có dưỡng chất này cho con mình sử dụng.

Tuy nhiên, có nhiều loại sữa công thức đặc biệt cho các tình huống cụ thể. Các loại sữa công thức được thiết kế cho trẻ sinh non và sinh thiếu cân, ví dụ, có chứa nhiều calo hơn so với các loại tiêu chuẩn. Các loại sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh bị trào ngược có chứa chất làm đặc từ gạo hoặc chất khác được thêm vào. Ngoài ra còn có các loại sữa công thức từ đậu nành hoặc protein thủy phân dành cho trẻ có khả năng bị dị ứng hoặc không dung nạp protein sữa. Vì vậy dựa vào tình hình thực tế, giai đoạn phát triển, các dưỡng chất cần bổ sung của con bạn để có thể chọn một loại sữa phù hợp với bé nhà bạn.

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ HORMONE TĂNG TRƯỞNG Ở BÒ VÀ SỮA BÒ

Sữa bò đã trở thành một trong những sản phẩm được các bà mẹ tin dùng nhất cho trẻ, nhưng nếu những sản phẩm sữa này nhiễm hormne tăng trưởng thì sao. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này.

Hormone tăng trưởng ở bò là gì? Và hormone này có trong sữa bò không?

Hormone tăng trưởng ở bò (bGH, rbGH hoặc bST, sbST) được tiêm vào bò để chúng lớn nhanh và cho nhiều sữa. Hormone này được sản xuất bởi tuyến yên của bò và được kết hợp thêm một axit amin trước khi nó được tiêm vào bò sữa. Các hormone này được sử dụng lần đầu vào năm 1993. Đến năm 2002 khoảng 22% bò sữa tại Hoa Kỳ được tiêm bGH. Đến giữa năm 2004, ít hơn 11% bò sữa ở Hoa Kỳ được tiêm hormone này. Các nhóm phản đối đã có động thái mạnh nhằm đẩy các sản phẩm từ bò có tiêm hormone tăng trưởng ra khỏi thị trường tiêu thụ. Trừ phi sữa bạn mua có ghi “hữu cơ” (“organic”) hoặc “không chứa bGH” (“bGH free” hoặc “rbGH free”), nếu không sữa có thể có chứa hormone.

Sữa từ những con bò được tiêm hormone tăng trưởng có an toàn cho bé 1 tuổi uống không?

Nhiều tổ chức chính phủ về sức khỏe tại Hoa Kỳ bao gồm: Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA), Viện Y tế Quốc gia và Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân Sinh, đã xem xét vấn đề này và kết luận rằng sữa được sản xuất theo cách này là an toàn đối với con người. Tuy nhiên, các nhà phê bình – với lý do về nguy cơ rủi ro nghiêm trọng đối với sức khỏe – cho rằng cần phải có thêm các thử nghiệm và cũng cho rằng FDA đã vội vàng khi phê chuẩn loại sữa này.

Vì vậy mà việc nên hay không nên chọn sữa cho bé 1 tuổi có chứa hormone tăng trưởng, tùy thuộc vào quan điểm của người tiêu dùng. Mặc dù không có bất kì chứng cứ cụ thể về tác hại của chúng,  nhưng khi chọn sữa cho trẻ tốt nhất là nên tránh những sản phẩm có chứa hormone tăng trưởng. Và một lưu ý trong chọn sữa cho bé ở giai đoạn này là nên chọn những loại sữa có bổ sung các dưỡng chất phát triển trí não cho bé nhưng phải đảm bảo sự an toàn và phù hợp cho trẻ, đừng vì những sai lầm trong việc lựa chọn sữa mà gây ra những hậu quả xấu cho con của bạn trong tương lai.

Có thể tránh sữa từ những con bò đã tiêm hormone này không?

Nếu bạn không muốn cho bé dùng loại sữa từ bò được tiêm bGH, bạn có thể mua loại sữa có nhãn “không có rbGH” hoặc cho bé uống sữa hữu cơ (nhưng không phải là loại sữa chưa được tiệt trùng).

Có nên mua sữa hữu cơ hay sữa không chứa hormone cho trẻ?

Chưa có bằng chứng kết luận rằng những loại sữa này sẽ tốt hơn cho trẻ, nhưng chúng cũng không gây hại. (Sữa hữu cơ thường có giá thành cao hơn.) AAP cảnh báo không nên cho con bạn uống sữa “tươi” hoặc sữa chưa thanh trùng. Nếu không thanh trùng, sữa có thể chứa vi khuẩn gây hại hoặc ký sinh trùng có thể gây bệnh nghiêm trọng hoặc thậm chí tử vong. Vì sức khỏe và sự phát triển của con, bạn hãy lựa chọn những sản phẩm sữa tốt nhất cho bé nhé.

 

Làm thế nào để trẻ thông minh?

Nhiều người cho rằng cần bổ sung thật nhiều ARA trẻ mới có thể thông minh và khỏe mạnh. Nhưng thực chất khi trẻ vẫn còn bú mẹ thì lượng ARA và chất béo chứa photpho trong sữa đã đủ để bé phát triển bình thường.

Tuy nhiên, trẻ em từ 1-2 tuổi cần được bổ sung ARA và chất béo chứa photpho khi trong sữa mẹ đã không còn cung cấp đủ lượng cần thiết cho con yêu.

Về dinh dưỡng

ARA là một dạng acid béo không bão hòa thuộc hệ w- 6. ARA là một vật chất quan trọng thúc đẩy sự phát triển của đại não và hệ thần kinh, nếu thiếu ARA sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của đại não và hệ thần kinh, sự phát triển thân thể cũng bị trở ngại. Tuy ARA do một acid béo cần thiết chuyển hóa thành nhưng lại không thuộc dạng acid béo cần thiết. Trẻ em từ 1 – 2 tuổi cơ thể đã tạo thành ARA nhưng năng lực rất thấp nên vẫn cần phải hấp thụ thêm ARA từ thực phẩm để đáp ứng nhu cầu phát triển của đại não, hệ thống thần kinh và cơ thể.

Những thực phẩm có nhiều ARA

Sữa mẹ là nguồn cung cấp ARA tốt nhất. Ngoài ra, lòng đỏ trứng gà, các loại cá biển, rong biển cũng có nhiều DHA và ARA. Khi bổ sung ARA cho trẻ phải chú ý bổ sung vừa đủ nếu nhiều quá sẽ gây ra tác dụng phụ: Bổ sung nhiều ARA sẽ có khả năng làm giảm thị lực. Vì vậy nếu tỉ lệ giữa DHA và ARA không hợp lý cũng ảnh hưởng đến việc hấp thụ.

Giai đoạn nào nên bổ sung ARA cho trẻ

Để cho trẻ có thể phát triển trí não một cách toàn diện thì mẹ phải bổ sung các vi chất cần thiết cho sự phát triển của não bộ như ARA và DHA ngay từ trong giai đoạn thai kì bằng việc bổ sung thông qua các loại thực phẩm như cá, cua, mực,…

Bên cạnh đó, mẹ có thể bổ sung thêm từ các sản phẩm từ sữa có chứa ARA và DHA trong thời gian thai kì nếu như thực phẩm không đáp ứng đầy đủ nhu cầu. Trong khoảng thời gian cho con bú, mẹ có thể sử dụng các loại thực phẩm tăng cường các dưỡng chất phát triển trí não để đảo bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho sự phát triển trí não của trẻ.

Đối với những trẻ bỏ sữa mẹ quá sớm thì việc sử dụng sữa cho sự phát triển trí não giúp trẻ thông minh là phương pháp tối ưu. Hàm lượng ARA trong sữa công thức được bổ sung ngang bằng với sữa mẹ. Tuy nhiên trên thị trường, có những loại sữa có bổ sung vi chất nhưng hàm lượng không đủ, vì vậy nên chọn những loại sữa đáp ứng được nhu cầu của trẻ.

Nồng độ được coi là đủ trong 100g sữa bột gồm DHA= DHA = 74mg (tức là 17mg/100kcalo); ARA = 152mg (tức 34mg/100kcalo). Nên chọn những loại sữa có nồng độ phù hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ để đảm bảo con bạn được phát triển một cách toàn diện và khỏe mạnh.

Trẻ em trong giai đoạn từ 1 đến 2 tuổi nên được bổ sung ARA và DHA vì trong giai đoạn này trẻ không còn được cung cấp từ sữa mẹ, chủ yếu được bổ sung thông qua thực phẩm và sữa là sản phẩm được mọi bà mẹ lựa chọn cho hành trình phát triển trí não của con yêu.

5 loại thực phẩm giúp trẻ phát triển chiều cao và trí não tốt

Để giúp bé phát triển tốt về chiều cao và trí não, các phụ huynh nên bổ sung 5 loại thực phẩm dưới đây.

5 loại thực phẩm hỗ trợ cho sự phát triển chiều cao và trí não

Trẻ em cần phải bổ sung đầy đủ các dưỡng chất quan trọng để phát triển toàn diện về mọi mặt. Để phát triển về chiều cao và trí não cho bé, các phụ huynh nên bổ sung những loại thực phẩm giàu canxi, kẽm, sắt, magie, sylin. Dưới đây là 5 loại thực phẩm tốt cho sự tăng trưởng chiều cao vượt trội và giúp bé thông minh hơn.

1. Khoai lang

Có rất ít người biết khoai lang là thực phẩm tốt cho sự phát triển chiều cao. Một củ khoai lang có thể bổ sng 55mg lượng canxi cho cơ thể. Các mẹ nên chế biến khoai lang thành những món ăn cho trẻ để các bé có thể hấp thu được lượng canxi cao cũng như các thành phần dưỡng chất khác có trong khoai như sắt, vitamin, protein. 

2. Trứng gà

Bên cạnh canxi thì chất protein cũng có vai trò trong việc hỗ trợ phát triển chiều cao. Trứng gà là loại thực phẩm giàu protein, rất tốt cho sức khỏe. Phụ huynh có thể chế biến chứng gà với những món cháo, soup để cho bé dùng. Tuy nhiên, loại thực phẩm này chỉ thật sự phù hợp với những bé từ 9 tháng tuổi trở lên. 

3. Trái cây, rau xanh

Trái cây rau xanh là nguồn thực phẩm giàu chất dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe của người sử dụng. Trong trái cây, rau củ quả có nhiều thành phần dưỡng chất như canxi, sắt, kẽm, vitamin, axit amin, protein hỗ trợ cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Với những loại thực phẩm này, các mẹ có thể chế biến thành những món ăn dinh dưỡng, các loại nước uống để bé sử dụng nhằm hỗ trợ cho sự phát triển toàn diện của trẻ như phát triển chiều cao, cân nặng và trí não.

4. Hải sản

Hải sản cũng là nguồn thực phẩm tốt, hỗ trợ cho sự phát triển chiều cao và trí não tốt cho trẻ. Hải sản là thực phẩm giàu canxi và các dưỡng chất thiết yếu như sắt, kẽm. Loại thực phẩm này thích hợp cho trẻ từ 2 tuổi trở lên.

5. Sữa

Ngoài ra, sữa cũng là một trong những loại sữa phù hợp cho sự phát triển tốt về chiều cao và cân nặng cho trẻ. Trong sữa chứa đầy đủ thành phần dưỡng chất hỗ trợ cho sự phát triển chiều cao và giúp trẻ được thông minh. Các phụ huynh có thể cho các con uống sữa tươi, sữa cô đặc, sữa chua, sữa đậu nành và các loại sữa bột công thức để bổ sung dinh dưỡng cho trẻ.

sữa tốt cho sự phát triển chiều cao và trí não

Phụ huynh có thể tham khảo một số loại sữa giàu chất dinh dưỡng, tốt cho sự phát triển chiều cao và trí não cho trẻ tại đây. Với những loại sữa này, chắc chắn sẽ hỗ trợ và giúp bé phát triển toàn diện.

Đó là những loại thực phẩm dinh dưỡng giàu canxi, sắt và các loại khoáng chất cần thiết hỗ trợ tăng trưởng chiều cao vượt trội và giúp trẻ được thông minh nhất. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho các phụ huynh trong việc bổ sung chất dinh dưỡng để bé phát triển toàn diện về mọi mặt.