Giúp mẹ chọn bình sữa phù hợp cho trẻ sơ sinh

Bình sữa và núm ti là những món đồ không thể thiếu cho trẻ sơ sinh.

Tuy nhiên, việc xuất hiện quá nhiều nhãn hiệu sản phẩm trên thị trường đã khiến cho các bậc cha mẹ vô cùng băn khoăn không biết chọn mua sản phẩm nào cho bé yêu nhà mình.

Việc chọn bình sữa cho trẻ là một việc vô cùng quan trọng, đặc biệt là đối với trẻ sơ sinh bởi vì bình sữa là vật dùng để đưa thức ăn vào cơ thể trẻ, tiếp xúc trực tiếp với trẻ. Dưới đây là một số lưu ý các mẹ cần nhớ khi chọn mua bình sữa và núm vú cho bé.

Lựa chọn loại bình sữa

Trước các kiểu dáng đa dạng của các loại bình sữa hiện nay chắc hẳn sẽ khiến mẹ có đôi chút phân vân khi chọn mua. Nhưng nhìn chung, bình sữa dù có nhiều mẫu mã đến thế nào vẫn chỉ được làm từ hai chất liệu: thủy tinh và nhựa.

Bình sữa bằng nhựa

lựa chọn bình sữa bằng nhựa cho bé yêu

Thông thường, các mẹ sẽ ưu tiên chọn mua bình sữa bằng nhựa cho bé bởi vì nó có giá thành rẻ hơn bình sữa bằng thủy tinh và có trọng lượng nhẹ nên bé dễ cầm khi bú. Tuy nhiên, khi mua các mẹ nên lưu ý về nguyên liệu phải tuyệt đối không có chứa chất BPA bởi đây là hóa chất nhân tạo, có thể ngấm vào sữa gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và sự phát triển của bé như: có khả năng làm cho não và hệ sinh dục của bé phát triển bất thường.

Kích cỡ bình nhựa phù hợp:
 
+ Với trẻ sơ sinh: chọn loại bình 110ml để bắt đầu cho bé bú. 
 
+ Với trẻ từ 4 tháng trở lên: chọn loại bình 225ml hoặc 255ml.

Lưu ý: Không nên chọn những bình nhựa trong suốt vì nhựa trong suốt thường được sản xuất bằng nhựa Polycarbonate có chứa BPA gây độc hại cho trẻ. 

Bình sữa bằng thủy tinh

Chọn mua bình thủy tinh cho bé thì các mẹ có thể hoàn toàn yên tâm về chất liệu an toàn và dễ cọ rửa hơn. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng phải cẩn thận vì bình có thể bị vỡ gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Nên lưu ý, vì bình thủy tinh thường nặng hơn so với lực cầm của tay bé, mẹ không được để bé tự cầm loại bình này kể cả khi bé đã có khả năng cầm.

Bình sữa thủy tinh an toàn cho bé

Kích cỡ của bình sữa thủy tinh phù hợp: 
 
+ Trẻ dưới 3 tháng tuổi: 50 – 120ml.
 
+ Trẻ từ 3 tháng tuổi trở lên: 120 – 180ml.

Lựa chọn loại núm ti

Bởi vì núm ti luôn đi cùng với bình sữa và là vật mà bé ngậm trực tiếp vào miệng, do đó các mẹ nên lựa chọn loại núm ti làm từ silicon tuy giá hơi cao một chút nhưng đảm bảo an toàn, bền và không có mùi hôi, không độc hại cho cơ thể bé.

Núm ti an toàn cho trẻ

Về hình dáng núm: các mẹ sẽ không biết con mình thích hợp với loại nào, vì thế nên chọn mỗi loại một cái để biết bé thích hợp với loại nào. Đừng nghĩ việc này là phí phạm vì nó ảnh hưởng đến khả năng bú nhiều hay bú ít của bé yêu đấy. 

Ngoài ra mẹ cũng cần chú ý tới số giọt chảy xuống khi dốc ngược bình, nếu thấy nhiều giọt liên tiếp thì phải thay để tránh tình trạng bị ngạt hoặc bị sặc sữa khi bú.

Các mẹ có thể tham khảo các loại sữa bột công thức cho trẻ sơ sinh tại đây.

3 bí quyết dạy con hiệu quả mà bậc cha mẹ nào cũng cần biết

Các chuyên gia đã chỉ ra ba điều quan trọng trong nuôi dạy con mà bố mẹ nào cũng cần phải biết: Đó là khen ngợi hợp lý, đảm bảo con ngủ đủ giấc và luôn thành thật.

Nuôi dạy và giáo dục con nên người là một thử thách vô cùng khó khăn đối với tất cả các bậc làm cha mẹ. Quá trình đó không phải sẽ có kết quả trong ngày một ngày hai, sẽ đạt được chỉ qua một vài bài học hay vài lời giảng dạy, mà đó là cả một khoảng thời gian dài có đầu tư, cũng như đòi hỏi sự kiên trì và lòng tin của chúng ta nữa.

Đừng nói “Con thật thông minh”, hãy nói “Con đã rất cố gắng rồi”

Chúng ta thường mắc phải sai lầm trong việc thường xuyên khen ngợi con mình thông minh vì nghĩ rằng làm như vậy sẽ giúp con nâng cao sự tự tin, nhưng lại không biết rằng phương pháp này sẽ rất dễ phản tác dụng.

“Nhấn mạnh vào những nỗ lực của đứa trẻ sẽ giúp con đưa ra được lựa chọn chính xác mà chúng có thể hoàn toàn kiểm soát, ngược lại, việc khen ngợi trí thông minh sẽ khiến con không biết làm thế nào để đối mặt với những khó khăn.”

T.S Carol Dweck từ Đại học Stanford cũng đã chứng minh luận điểm này bằng các nghiên cứu của mình với 2 nhóm trẻ nhỏ ở độ tuổi mầm non, trong đó có kết luận rằng: Trẻ em thường được khen thưởng sẽ không dám đảm nhận những công việc đầy thử thách, trong khi nhóm trẻ còn lại cảm thấy rất thoải mái khi đương đầu với những thách thức mới để thử sức bản thân.

Đảm bảo giấc ngủ đầy đủ cho con

Với đời sống hiện đại ngày nay, trẻ em thường bị cuốn hút vào một số trò chơi điện tử hay các thiết bị công nghệ. Và đó là một trong những nguyên nhân chính khiến các bé không thể ngủ đủ giấc mỗi ngày.

Các nhà khoa học đã từng nhiều lần nhấn mạnh vai trò của giấc ngủ trong những năm phát triển đầu đời của trẻ. Và mỗi một giờ mất ngủ sẽ tương đương với việc mất đi hai năm phát triển nhận thức của con. Cha mẹ cần đặc biệt chú ý đến yếu tố này.

vas truong mam non quoc te tai tphcm

Dạy con phải luôn thành thật

Hầu hết các bậc phụ huynh đều tin rằng con của họ sẽ không bao giờ nói dối, và nếu bé nói dối, thì họ sẽ ngay lập tức phát hiện được. Nhưng thực tế thì hoàn toàn khác, sự thật là hầu hết trẻ em đều từng nói dối. Theo giáo sư tâm lý Kang Lee tại Đại học Toronto, Hoa Kỳ: Nói dối là một cột mốc quan trọng trong phát triển nhận thức của trẻ em, và khi một đứa trẻ đến một độ tuổi nào đó, bé sẽ nói dối. Và những gì cha mẹ cần làm không phải là la hét, hay đánh mắng, như vậy chỉ khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn. Vì khi bị trừng phạt, đứa trẻ sẽ tự mình rèn luyện những kỹ năng nói dối mới để tránh đòn roi của người thân.

Do đó, trước khi cha mẹ quyết định phạt con mình, trước hết chúng ta hãy nên tìm hiểu nguyên nhân và lắng nghe lý do tại sao đứa trẻ lại nói dối. Sau đó hãy nói với con: “Ngay cả khi con mắc sai lầm, mẹ cũng sẽ không giận miễn là con thành thật nói sự thật cho ba mẹ biết.” Điều này sẽ khiến con thêm tin tưởng vào người thân của mình và sẽ không còn sợ phải nói ra sự thật nữa.

Và đó chính là 3 bí quyết mà bố mẹ có thể tham khảo để áp dụng vào quá trình nuôi dạy con của mình. Đặc biệt dù sử dụng phương pháp như thế nào thì cha mẹ cũng phải luôn luôn là một tấm gương tốt cho trẻ em có thể noi theo và học hỏi nhé!

 

Những điều nên biết về dị ứng thức ăn

Dị ứng thức ăn rất dễ xảy ra và để lại những ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Do đó để bảo vệ con tốt trước dị ứng thức ăn thì mẹ cần phải có những hiểu biết về chúng. Bài viết này sẽ trang bị cho mẹ một số kiến thức bổ ích về dị ứng thức ăn

Những trẻ nào dễ bị ứng thức ăn

Trẻ bị dị ứng thức ăn

Những đứa trẻ mà có cha hoặc mẹ hay cả cha và mẹ đều bị dị ứng thức ăn thì những đứa trẻ này sẽ có nguy cơ mắc bệnh ngay từ trong bụng mẹ. Nếu có bố hoặc mẹ mắc chứng dị ứng thì tỷ lệ mắc bệnh của con khoảng 20-40%, tỷ lệ này tăng lên 50-80% đối với trường hợp cả ba và mẹ đều mắc bệnh. Do đó với những gia đình có tiền sử dị ứng thì cần chú ý đề phòng dị ứng cho bé

Điều trị dị ứng như thế nào

Nguyên tắc điều trị dị ứng hữu hiệu là cần phát hiện ra loại thực phẩm nào là nguyên nhân gây dị ứng cho bé. Sau đó sử dụng các loại thuốc đặc hiệu điều trị dị ứng. Sử dụng các thuốc chống dị ứng trong điều trị dị ứng thức ăn nhằm làm giảm bớt triệu chứng hoặc ngăn ngừa sự xuất hiện dị ứng khi trẻ bị dị ứng với nhiều loại thức ăn hoặc khi không thể tránh được thức ăn gây dị ứng. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc phải do các bác sĩ chuyên khoa chỉ định và hướng dẫn

Cách phòng ngừa dị ứng

Khi trẻ mới bắt đầu bước vào giai đoạn ăn dặm thì nên cho bé ăn các thức ăn ít dị ứng như gạo và các loại củ, quả. Tuyệt đối cho trẻ dùng các loại thức ăn chế biến sẵn vì chúng thường có nhiều gia vị, các hóa học, phụ gia

Khi nghi ngờ trẻ bị dị ứng 1 loại thức ăn nào thì cần đưa bé đến các cơ sở y tế để tiến hành các xét nghiệm máu, trên da để xác định chính xác loại thực phẩm gây dị ứng với bé.

Khi mới tập ăn, mẹ nên cho bé ăn 1 loại thực phẩm trong một vài ngày để xác định xem bé có bị dị ứng với loại thực phẩm đó hay không.

Một khi đã xác định được loại thực phẩm nào gây ra dị ứng thì cần loại bỏ chúng ra khỏi chế độ ăn. Chú ý khi dị ứng với 1 loại thực phẩm nào thì thường cũng bị dị ứng đối với những thực phẩm có thành phần tương tự. Vì vậy nên kiểm tra và thận trọng khi cho bé sử dụng những thực phẩm có liên quan với thực phẩm gây dị ứng.

Đối với những trường hợp dị ứng nặng như sốc phản vệ đối với một loại thực phẩm nào đó, thì có thể hỏi xin ý kiến bác sĩ về những loại thuốc đặc trị đối với dị ứng và mang theo bên người. Cần sử dụng thuốc ngay nếu như bị dị ứng và sau đó đến ngay bệnh viện để được cấp cứu.

Bệnh dị ứng thức ăn rất nguy hiểm diễn ra nhanh và thậm chí nguy hiểm đến tính mạng của bé. Vì vậy mọi người, mọi nhà, không nên coi thường và chủ quan đối với căn bệnh này. Hi vọng bài viết đã cung cấp được những điều hữu ích nhất cho mẹ về chứng dị ứng thức ăn.

Tham khảo sữa ở đây

 

 

 

 

 

 

List thực phẩm gây táo bón cho trẻ sơ sinh

Táo bón là triệu chứng nguy hiểm và rất thường gặp ở trẻ em. Triệu chứng táo bón thường khiến trẻ có cảm giác khó chịu, mệt mỏi, hay quấy khóc và thậm chí sút cân trầm trọng.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến táo bón ở trẻ và trong đó chế độ ăn hằng ngày nắm giữ một vai trò quan trọng. Đó cũng là lý do mà bạn nên cân nhắc và lựa chọn thực phẩm cho con và gia đình một cách thật thông minh, đúng cách, đó là một trong những cách trị táo bón cho trẻ sơ sinh hữu hiệu.

Tốt nhất là nên hạn chế một số thực phẩm được liệt kê dưới đây  bởi nó có thể khiến trẻ dễ bị rối loạn tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy, đau bụng…

Cách trị táo bón hiệu quả cho trẻ sơ sinh

Thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ

Những thực phẩm khiến trẻ sơ sinh bị táo bón

Những thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ là nguyên nhân chính dẫn đến rối loạn tiêu hoá, táo bón ở trẻ. Tuy nhiên, đây là những món ăn khoái khẩu của trẻ hằng ngày như gà chiên, bánh chiên,…

Vì vậy, mẹ nên dành thời gian vào bếp để tự chế biến ngay tại nhà nhằm tránh cho con ăn phải đồ ăn chiên đi chiên lại nhiều lần rất có hại, đồng thời hạn chế được số lượng thức ăn của trẻ để ngăn ngừa táo bón, béo phì cho bé hiệu quả nhất.

Những thực phẩm được chế biến từ sữa

Một số thực phẩm được chế biến từ sữa như kem, bơ, pho mát, phô mai,… có chứa hàm lượng đường, chất béo bão hòa cao mà lại chứa rất ít chất xơ, nên đó là nguyên nhân rất dễ gây nên chứng táo bón cho trẻ, đặc biệt là đối với những trẻ ít uống nước mỗi ngày.

Cách hiệu quả nhất để hạn chế táo bón cho trẻ nhỏ chính là bố mẹ hãy cho trẻ uống đủ nước mỗi ngày, và nên pha sữa cho con đúng tỉ lệ đã được hướng dẫn trên bao bì để trẻ có thể hấp thu được các dưỡng chất một cách đầy đủ nhất.

Cha mẹ cũng cần lựa chọn những thương hiệu sữa có uy tín để giúp con phát triển khỏe mạnh và toàn diên hơn. Một số thương hiệu sữa được mọi người tin dùng nhiều hiện nay là Vinamilk, Abbott,…

Bánh kẹo ngọt

Những thực phẩm khiến trẻ sơ sinh táo bón

Bánh kẹo ngọt là những món ăn được rất nhiều trẻ nhỏ yêu thích và có thể ăn mỗi ngày. Tuy nhiên, trong những thực phẩm này lại chứa hàm lượng lớn đường, chất tạo ngọt tổng hợp không có lợi cho tiêu hóa, chất bảo quản nhưng lại ít chất xơ. Đó cũng là lý do chúng dễ khiến trẻ chán ăn và gây ra hiện tượng táo bón thường xuyên.

Tốt nhất bố mẹ nên hạn chế cho trẻ ăn các loại bánh kẹo ngọt, thay vào đó hãy cho trẻ ăn trái cây tươi, rau xanh hoặc các món ăn vặt bổ dưỡng khác như ngũ cốc nguyên hạt các mẹ nhé.

Ngũ cốc tinh chế

Như đã nói, ngũ cốc tinh chế là nguyên nhân chính gây ra táo bón ở trẻ, bởi thực phẩm này chứa ít chất xơ. Mẹ hãy thay nó bằng ngũ cốc nguyên hạt để giúp trẻ hấp thu các chất dinh dưỡng tốt nhất nhé.

Chuối

Những thực phẩm khiến trẻ sơ sinh bị táo bón

Chuối là thực phẩm dễ gây táo bón cho trẻ mà chúng tôi muốn chia sẻ cùng bạn. Mặc dù chuối chứa nhiều dưỡng chất cần thiết, giúp nhuận tràng, nhưng với hệ tiêu hóa còn nơn nớt của trẻ thì việc ăn nhiều chuối lại gây ra triệu chứng táo bón. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này chính là hệ tiêu hoá của bé không hấp thu được nhiều chuối trong cùng một thời gian nhất định.

Để hạn chế tình trạng này, bạn chỉ nên cho trẻ ăn chuối với một số lượng vừa đủ, tùy theo độ tuổi của trẻ và cứ 2 đến 3 ngày thì cho trẻ ăn chuối một lần là hợp lý nhất và rất hiệu quả.

Chúng tôi vừa cùng bạn tìm hiểu qua một số thực phẩm dễ gây táo bón cho trẻ. Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ chọn được thực phẩm đúng cách và khoa học để đảm bảo sức khoẻ cho con yêu của mình.

Bạn cũng có thể tham khảo thêm cách chăm sóc sức khoẻ cho bé tốt nhất tại đây để con yêu luôn khoẻ mạnh nhé!

Sinh non và sinh muộn – dấu hiệu và cách đề phòng

Trẻ sơ sinh nhẹ cân thường hay gặp nhiều nguy cơ, bệnh lý phức tạp và khó điều trị hơn. Vì vậy các mẹ cần nắm bắt thông tin để tránh trường hợp này xảy ra.

Dấu hiệu nhận biết trẻ sinh non và cách tránh đẻ non

Dấu hiệu

  • Thời gian sinh khi mang thai trong 28 tuần (7 tháng tức là 196 ngày) cho đến khi chưa đủ 37 tuần (258 ngày ), bé sinh ra có trọng lượng 1000-2449 gr thì được gọi là đẻ non.
  • Trong giai đoạn cuối thai kỳ, tử cung có hiện tượng co bóp là điều bình thường, đặc biệt cảm giác này càng thấy rõ vào ban đêm, tuy nhiên cứ 15 phút xuất hiện hiện tượng tử cung co bóp 2 lần trở lên thì bạn đã có dấu hiệu đẻ non.
  • Nếu trong thai kì từ tuần thứ 20-37 mà bạn vẫn còn có cảm giác đầu áo choáng váng, buồn nôn, nôn và tiêu chảy thì đây là hiện tượng xấu cho thai nhi của bạn, có thể dẫn đến sinh non.
  • Vỡ nước ối, có người vỡ nước ối chỉ nhỏ giọt nhưng cũng có người tuôn ào ào. Khi vỡ ối, bạn cần tới ngay bệnh viện gần nhất để bác sĩ xử lý, nếu không có thể nguy hiểm tới tính mạng của bé

Cách tránh đẻ non

  • Trong quá trình mang thai người mẹ hết sức cẩn thận, không va đập phần bụng, không nên đến chỗ đông người, không vấp ngã, không xách vật nặng hoặc với vật trên cao,…
  • Không được kích thích vào vùng bụng, tạo thói quen đi vệ sinh tốt, không để táo bón hay tiêu chảy, tránh kích thích co bóp tử cung, điều độ trong quan hệ tình dục,…
  • Cần nghỉ ngơi, tránh căng thẳng thần kinh, buồn phiền, mệt mỏi,…
  • Tích cực điều trị các bệnh phát sinh như bệnh tim, thận, cao huyết áp, đồng thời, đề phòng các dấu hiệu song thai, ngôi thai trước, nước ối quá nhiều,…

Những dấu hiệu nhận biết sinh muộn và cách phòng ngừa thai quá ngày

Dấu hiệu nhận biết

Hiện nay không có một tiêu chuẩn nào cho phép khẳng định chắc chắn thai già tháng, tuy nhiên tốt nhất có thể dựa vào: Ngày kinh cuối cùng, siêu âm và lượng nước ối, nếu phụ nữ mang thai trên 42 tuần mà vẫn chưa sinh thì đang có dấu hiệu sinh muộn.

Sinh muộn làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé

Cách phòng ngừa thai nhi quá ngày

  • Bạn cần phải nhớ rõ ngày kinh nguyệt đầu tiên của mình là ngày nào để từ đó bác sĩ đưa ra ngày dự sinh chính xác nhất.
  • Đối với những chị em có vòng kinh không đều hoặc quá dài,  bạn cần giữ cẩn thận phiếu khám thai và siêu âm thai trong quý đầu của thai kỳ, tốt nhất là khi trễ kinh được 3 tuần để sau này bác sĩ có bằng chứng khoa học cho việc xác định tuổi thai và dự đoán ngày sinh.
  • Bạn cũng cần phải thăm khám sức khỏe thường xuyên trong quá trình mang thai. Nếu quá ngày sinh dự kiến từ 5 ngày trở lên, bạn phải đến bệnh viện thăm khám để được xử lý kịp thời. Phòng tránh rủi ro đáng tiếc cho mẹ và bé
  • Nếu đến ngày dự sinh, bạn vẫn chưa có dấu hiệu chuyển dạ, hãy đến bệnh viện sản khoa để được bác sĩ thăm khám và có biện pháp điều trị phù hợp.

Để tránh những trường hợp sinh non hoặc sinh muộn, thai phụ cần phải theo dõi và nhớ ngày kinh cuối cùng để có thể tính tuổi thai được chính xác hơn. Việc khám thai định kỳ thường xuyên cũng giúp giảm đi những biến chứng do thai bị già tháng.

Trẻ suy dinh dưỡng nên uống sữa gì?

Bệnh suy dinh dưỡng không chỉ liên quan đến sức khỏe hiện tại mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của bé sau này, chính vì vậy cha, mẹ nên tìm ngay loại sữa giúp bé tăng cân.

Trước khi biết được loại sữa nào giúp bé tăng cân, các mẹ hãy tham khảo một số thông tin về những dấu hiệu nhận biết trẻ suy dinh dưỡng mà kịp thời bảo vệ và chăm nom.

Những dấu hiệu trẻ suy dinh dưỡng dễ nhận thấy nhất

-Trẻ không lên cân hoặc giảm cân

-Teo mỡ ở cánh tay, làm thịt nhẽo.

-cơ thể teo nhỏ: mất hết lớp mỡ dưới da bụng.

-Da xanh, tóc thưa rụng dễ gãy, đổi màu.

-Trẻ ăn chán ăn, hay tiêu chảy hoặc đi tả có phân sống.

-Trẻ không tăng cân hoặc sụt cân

-Trẻ không phát triển vân động thân thể.

-Trẻ thường biếng ăn hoặc ăn ít, môi xanh, niêm mạc mắt lợt lạt, hay buồn bực,ít vui chơi, kém linh hoạt

-Trẻ suy dinh dưỡng nặng: có biểu lộ của thiếu vitamin gây quáng gà, khô giác mạc đến loét giác mạc. ngoài ra, hiện thời trường hợp nặng như thế này rất hiếm gặp.

tuy nhiên, để xác định trẻ có suy dinh dưỡng hay không, ngoài việc quan sát các dấu hiệu trên, bố mẹ còn có thể dựa vào các chỉ số chuẩn để so sánh với con mình.

-Cách thứ nhất là dựa vào cân nặng theo tuổi: Trẻ thường nhật mới sinh nặng khoảng 3 kg, sau 5 tháng  cân nặng tăng gấp đôi, sau 12 tháng cân nặng tăng gấp ba và sau đó mỗi năm tăng thêm 2 kg. 

-Cách thứ hai là dựa vào chiều cao theo tuổi. Khi mới sinh trẻ dài 50 cm, sau 6 tháng dài 65 cm, đến 12 tháng dài 75 cm, 2 tuổi: 85 cm. Mỗi năm sau đó trẻ tăng thêm 5cm cho đến khi 8 tuổi thì chiều cao là 120cm.

Sữa Dielac Grow Plus 1+ dành cho trẻ suy dinh dưỡng dưới 1 tuổi 

Dielac Grow Plus 1+

Dielac Grow Plus 1+ của nhãn hàng Vinamilk là sản phẩm giàu đạm, giàu Alpha- Lactalbumin và chất béo thiết yếu giúp bé tăng cân tốt. Đặc biệt trong sữa có thành phần đạm Whey- một loại đạm rất tốt cho sự phát triển cân nặng của bé. Đây là thành phần đạm thường có trong các sữa ngoại nhập dành riêng cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi.

Với hàm lượng canxi cao hơn 30% và lượng vitamin D3 được bổ sung gấp đôi Sữa Dielac Grow Plus 1+ thực sự là say đắmêu phẩm giúp bé tăng chiều cao.

tuy nhiên, sản phẩm này còn tăng cường sức đề kháng cho trẻ nhờ bổ sung sữa non Colostrum trong sản xuất Sữa Dielac Grow Plus 1+. 

ngoài ra, Vinamilk đã nghiên cứu và đưa vào sữa thành phần sữa non giúp bé tăng sức đề kháng tốt nhất. Đồng thời, hệ miễn dịch và sức đề kháng của bé cũng nâng cao khi được bổ sung thêm các khoáng chất như Kẽm, Selen, vitamin A,C, D,…

Một điều quan trọng, bé thấp còi vì bé có hệ tiêu hóa không tốt và khả năng hấp thu dinh dưỡng của bé kém. vì vậy Vinamilk đã phối hợp chất xơ hòa tan Inulin  FOS và chủng lợi khuẩn Bifidobacterium , BB-12 TM giúp hệ tiêu hóa của bé luôn khỏe mạnh và hấp thu tốt các dưỡng chất tốt nhất.

hiện nay, có rất nhiều mẹ thi thoảng khi mua sữa Việt Nam cho con uống. Nhưng sữa Dielac Dielac Grow Plus 1+ vẫn có những ưu điểm cố định, thích hợp với các bé sống trong môi trường Việt Nam. Các mẹ hãy thử chọn mua sữa này cho bé uống, bé không những tăng cân mà còn phát triển chiều cao và thể chất. 

Vai trò của rau xanh đối với sự phát triển của bé

Bé nhà bạn lười ăn rau, quả và chỉ thích ăn thịt cá? Vậy điều này có tốt không với sự phát triển của bé không? Để đưa ra câu trả lời, chúng ta hãy cùng tìm hiểu vai trò của rau xanh đối với cơ thể của bé nhé.

Vai trò của rau xanh

Trong thực đơn hàng ngày, rau xanh có vai trò đặc biệt quan trọng. Mặc dù trong rau xanh có lượng protid và lipid rất ít nhưng chúng rất cần thiết cho cơ thể khi cung cấp nhiều chất hoạt tính sinh học, đặc biệt là các muối khoáng, các nhóm vitamin cần thiết cùng với các chất pectin và axit hữu cơ. Ngoài ra trong rau tươi còn có loại đường tan trong nước và chất xenluloza. 

Ít ai biết được rằng rau xanh còn có khả năng gây thèm ăn và ảnh hưởng khả năng tiết dịch của tuyến tiêu hóa. Khi rau xanh kết hợp với các loại chất khác như protid sẽ làm tăng khả năng tiết dịch dạ dày lên gấp đôi, nên chúng tạo điều kiện thuận lợi cho tiêu hóa cũng như cơ thể dễ hấp thu chất dinh dưỡng hơn. Do đó trong khẩu phần ăn hằng ngày của bé cần có rau xanh để ngăn ngừa tình trạng biếng ăn, suy dinh dưỡng.

Thành phần dinh dưỡng của rau xanh

Thành phần dinh dưỡng có sự khác nhau giữa từng loại rau. Trong rau xanh thường có lượng protid nói chung là thấp từ 0,5 đến 1,5 %. Nhưng bên cạnh đó cũng có nhiều loại có hàm lượng protid cao chẳng hạn như đậu tươi, đậu đũa (4-6 %), rau muống (2,7%), rau ngót (4,1 %), cần tây (3,1%), su hào, rau đay (1,8-2,2%). Ngoài ra trong rau xanh có các loại đường đơn, tinh bột, xenluloza và các pectin, hàm lượng đường trong rau vào khoảng 3-4%. Chính thành phần xenluloza trong rau giúp kích thích chức năng hoạt động của các nhu động ruột và tiết dịch tiêu hóa nhiều hơn.

Rau xanh cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất cho bé

Rau tươi là nguồn cung cấp các vitamin và chất khoáng chủ yếu cho bé trong bữa ăn hằng ngày. Trong rau xanh có rất nhiều các vitamin như A, C, những loại này thường rất ít tìm thấy ở động vật. Bên cạnh đó rau tươi còn cung cấp các chất khoáng quan trọng như Kali, Canxi, Magie…Những chất này tuy chỉ cần một lượng nhỏ cho bé mỗi ngày nhưng chúng rất cần thiết và không thể thiếu được. Kali trong cơ thể có tác dụng làm giảm khả năng tích chứa nước ở mỡ, do đó có tác dụng lợi tiểu. Còn hàm lượng magie trong rau thường dao động từ 5-75 mg nên có thể đáp ứng được nhu cầu cơ thể. Ngoài ra rau xanh còn là nguồn cung cấp sắt cho cơ thể, giúp cơ thể ngăn ngừa tình trạng thiếu máu, gầy ốm và xanh xao ở trẻ nhỏ.

Nếu muốn con bạn có thể thể phát triển tốt, tăng cân đều đều, ăn ngon miệng thì rau xanh là thực phẩm không thể nào thiếu trong bữa ăn của bé. Do đó mẹ nên tập cho bé thói quen ăn rau ngay từ những ngày mới bắt đầu ăn dặm nhé.

Xem chi tiết sữa tại đây.

 

Các yếu tố quyết định chiều cao của bé

Theo thống kê Việt Nam là một trong những nước có chiều cao trung bình thấp nhất thế giới. Vậy yếu tố nào quyết định chiều cao của con người và làm thế nào để sở hữu chiều cao lí tưởng. Tất cả sẽ được giải đáp thông qua bài viết này.

Yếu tố quyết định chiều cao

Theo các công trình nghiên cứu chỉ ra rằng chiều cao của con người phụ thuộc vào 20% là do yếu tố di truyền và 80% là do chế độ dinh dưỡng và môi trường sống của bé. Mặc dù chiều cao chịu sự chi phối của môi trường nhưng nếu chế độ dinh dưỡng và môi trường sống không thể cung cấp và đáp ứng được tiềm năng của cơ thể thì bạn vẫn có một chiều cao khiêm tốn. Yếu tố di truyền là yếu tố mà con người không thể can thiệp được vì vậy mà để giúp bé phát triển tốt về chiều cao thì yếu tố dinh dưỡng là yếu tố mà các mẹ nên chú trọng và đáp ứng đủ. Ngoài những yếu tố chính đó thì giới tính, chế độ thể dục thể thao, sức khỏe cũng đóng góp vào việc phát triển chiều cao của bé. Chúng ta có thể thấy được rằng những bé trai thì thường cao hơn bé gái trung bình khoảng 13 cm. Hay những người có sức khỏe tốt thì thường phát triển chiều cao tốt hơn những người thường xuyên bệnh tật, ốm yếu.

Làm thế nào để sở hữu chiều cao lí tưởng

Chế độ dinh dưỡng đầy đủ

Bé cần có chế độ dinh dưỡng đầy đủ để phát triển chiều cao tốt

Chế độ dinh dưỡng tốt là một trong những yếu tố cực kì quan trọng quyết định phần lớn chiều cao của bé. Chế độ dinh dưỡng phải cần cung cấp đủ nhu cầu năng lượng của cơ thể bé. Cần cung cấp đủ 4 nhóm chất trong ngày như chất đạm, chất béo, chất bột đường, vitamin và chất khoáng. Ngoài ra mẹ nên đặc biệt bổ sung các chất như sắt, canxi, vitamin C, vitamin D để giúp xương có thể phát triển một cách tối ưu.

Nếu như trẻ gặp vấn đề về rối loạn ăn uống như chán ăn, biếng ăn, ăn quá nhiều cũng ảnh hưởng tới sự phát triển về chiều cao của trẻ, bởi vì lúc đó cơ thể bé sẽ bị thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết để phát triển. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến trẻ bị suy dinh dưỡng và gầy yếu. Bên cạnh đó, nếu mẹ cho con ăn quá nhiều đồ ăn vặt mà quên bổ sung những thực phẩm chính giàu dinh dưỡng cũng là nguyên nhân khiến con khó cao lớn.

Chế độ thể dục

Tập thể dục là một trong những phương pháp tốt giúp cho bé có thể phát triển chiều cao tối ưu. Tập thể dục thường xuyên giúp xương giãn ra, cơ khỏe mạnh, khiến các khớp co giãn đàn hồi và giúp xương cứng cáp. Vì vậy, mẹ nên khuyến khích bé tham gia các hoạt động thể dục, thể thao mỗi ngày để giúp bé có thể phát triển chiều cao một cách tối ưu.

Bây giờ thì mẹ đã biết được chiều cao của bé được quyết định bởi những yếu tố nào rồi phải không nào. Vì vậy để bé có một chiều cao tối ưu thì mẹ hãy tập trung cải thiện các yếu tố quyết định đến chiều cao của bé như chế độ dinh dưỡng, chế độ thể dục nhé.

Xem chi tiết các loại sữa cho bé tại đây.

 

Cha mẹ cần làm gì để bé phát triển thần kinh tốt

Bạn có bao giờ thắc mắc tại sao con mình lại chậm nói hơn những đứa trẻ khác. Có phải vì trẻ kém thông minh hơn không và cha mẹ cần có những kích thích gì để trẻ phát triển thần kinh tốt. Đó là những điều được chia sẻ ở bài viết này

Vì sao trẻ chậm nói

Khả năng ghi nhớ của trẻ sơ sinh không chỉ dừng lại ở mô hình ghi nhớ y nguyên. Chẳng hạn như trẻ sẽ không chỉ dùng cách ghi nhớ mô hình mà còn bằng ghi nhớ mở rộng từng cái một khi học nghĩa từ vựng. Nếu chỉ học tập theo mô hình nhớ y nguyên thì trẻ không thể tiến bộ trong việc nắm bắt từ vựng. Điều quan trọng là cha mẹ cần nói chuyện thường xuyên với con về những vấn đề phức tạp và mặt khác cha mẹ cần lặp đi lặp lại những từ vựng gần gũi với trẻ.

Cha mẹ không nên quá chủ quan cho rằng trẻ có thể tự nói được ở giai đoạn trên dưới 1 tuổi dù không được dạy ngôn ngữ. Nói cách khác, chúng ta đang phó thác hết việc học nói cho năng lực học tập theo mô hình của trẻ.

Cần dạy bé dưới 1 tuổi học ngôn ngữ để bé không bị chậm nói

Những quan sát thực nghiệm gần đây cho thấy nếu cho trẻ học nghe và nuôi dưỡng ngôn ngữ một cách phong phú, đa dạng thì trẻ sẽ nói rất nhanh và nội dung câu nói của trẻ cũng trở nên mạch lạc, rõ ràng. Nhìn chung, mọi người vẫn chưa nhận thức được vấn đề hết sức cơ bản này.

Để nhớ được một từ, trẻ có thể sẽ phải lặp đi lặp lại từ đó hàng ngàn lần. Tuy nhiên, ở từ tiếp theo thì chỉ cần một phần nhỏ nỗ lực đó. Hơn nữa, sự phản ứng với kích thích tiếp theo sẽ rất nhanh chóng, nhờ đó thần kinh phản ứng sẽ phát triển mạnh mẽ.

Mạch thần kinh càng phát triển mạnh thì càng trở nên tối ưu. Tuy nhiên, nếu kích thích được bắt đầu chậm trễ thì những mạch thần kinh không thể phát triển một cách tốt nhất được.

Mối quan hệ kích thích và sự phát triển mạch thần kinh

Khi mới chào đời, chỉ khi nhận được các kích thích từ môi trường xung quanh  thì tế bào não của trẻ mới kết nối và vận hành được. Khi đó, việc lặp đi lặp lại là rất quan trọng, vì sự lặp đi lặp lại sẽ tạo ra sự kết nối giữa các tế bào, hình thành các mạch thần kinh giúp cho sự kích thích được thông suốt. Nếu sự kích thích yếu ớt, hay nói khác đi, nếu môi trường giáo dục nghèo nàn, tế bào não sẽ không những phát triển kém mà sự vận hành của mạch thần kinh cũng không tốt được.

Các mạch thần kinh sẽ phát triển đến giai đoạn trẻ lên 6 tuổi. Và khi những mạch thần kinh đã thành hình thì không điều chỉnh được nữa. Sau 6 tuổi, dù trẻ học có tốt thế nào đi nữa thì cũng không tổ chức lại được cấu trúc của các mạch thần kinh, không còn chỗ để phát triển các mạch thần kinh giúp truyền các tác động, kích thích một cách tốt đẹp.

Nhân đây, tôi cũng xin nói thêm, để hình thành các mạch thần kinh có chất lượng nhờ giáo dục ở giai đoạn 0 tuổi và đẩy nhanh sự phát triển năng lực của trẻ thì không thể không chuẩn bị những kích thích, tác động phù hợp với sự phát triển đó. Nếu không, sự phát triển sẽ ngừng lại hoặc sẽ trì trệ.

Do đó, việc bé sở hữu một trí tuệ tuyệt vời phụ thuộc rất lớn vào cách nuôi dưỡng khoa học, những kích thích hợp lí và đúng lúc đến não bộ của cha mẹ đến với não bộ bé. Bên cạnh đó chế độ dinh dưỡng đầy đủ cũng là yếu tố quan trọng giúp bé có thể học hỏi và phát triển tốt. Do đó mẹ có thể bổ sung dinh dưỡng tốt cho trẻ bằng cách tham khảo tại đây

Xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ hợp lý để phát triển toàn diện

Cha mẹ thường cảm thấy lo lắng khi tốc độ phát triển của con không giống như các bé cùng trang lứa, lúc này bắt đầu hốt hoảng đi tìm các loại thuốc bổ để cho con sử dụng mà không biết là cơ thể trẻ có thực sự cần hay không?

Thêm vào đó không nên quá chiều con khi cho trẻ ăn vặt quá đà. Điều đó là hoàn toàn không nên! Cụ thể hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau nhé!

Không nên tùy tiện bổ sung dinh dưỡng cho trẻ

Có rất nhiều loại dinh dưỡng bán trên thị trường, có bổ kẽm, bổ canxi, bổ lysin, khai vị kiện tì, bổ máu… Các bậc phụ huynh cần nhận thức rõ về những dinh dưỡng này, mọi dinh dưỡng chỉ thích hợp với từng cơ thể nhất định chứ không nên nghe theo quảng cáo, tiếp thị.

Hệ thống công năng của trẻ chưa hoàn chỉnh, công năng điều tiết còn kém, nếu chất dinh dưỡng không phù hợp sẽ gây nên bệnh tật. Nếu trẻ dùng loại sữa ong chúa dễ tạo nên sự dậy thì sớm; trẻ bổ sung vitamin A quá lượng sẽ dễ bị ngộ độc vitamin A… Khi bổ sung thêm dinh dưỡng cho trẻ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để chọn loại thuốc bổ phù hợp, có mục đích rõ ràng, đặc biệt lưu ý dinh dưỡng cho trẻ không phải càng nhiều càng tốt.

Không tùy tiện cho trẻ ăn vặt

Trẻ rất thích ăn vặt và cha mẹ thường chiều theo ý thích ăn vặt của con nhưng nếu chiều trẻ không đúng mức thì chẳng những không có lợi cho sức khỏe của trẻ mà còn tạo thói quen xấu cho trẻ. Vì thế cần phải tuân thủ các nguyên tắc ăn uống cho trẻ như sau:

1 – Phải ăn uống đúng giờ giấc

Nếu sắp đến giờ trẻ ăn cơm mà cho trẻ ăn vặt tất nhiên sẽ ảnh hưởng đến bữa cơm của trẻ. Tốt nhất chỉ nên cho trẻ ăn vặt vào thời gian giữa hai bữa chính như lúcN

2 – Không nên cho trẻ ăn vặt luôn miệng

10 giờ buổi sáng, 3 giờ buổi chiểu. Nếu thời gian từ bữa ăn tối đến lúc đi ngủ quá dài thì có thể cho trẻ ăn thêm một lẩn. Như vậy chẳng những không ảnh hưởng mà còn bổ sung thêm bữa phụ cho trẻ.

Thói quen xấu này chẳng những làm cho trẻ béo phì mà còn làm cho trẻ lúc nào cũng ngang bụng, không cảm thấy đói và lười ăn bữa chính, hơn nữa chất đường trong thực phẩm sẽ ảnh hưởng đến răng của trẻ, gây sâu răng.

3 – Không cho trẻ ăn vặt một cách tùy tiện

Có một số cha mẹ hễ thấy con khóc là cho ăn quà vặt, cứ thích cho ăn cái này cái nọ để chiều lòng và vỗ về con, làm trẻ sinh hư, quen thói ăn vặt. Để khắc phục tình trạng này, mỗi khi trẻ khóc tốt nhất nên bế chúng, xoa đầu vỗ về chúng chứ không đem quà vặt ra dỗ dành.

Những thực phẩm có hại cho sự phát triển não của trẻ

1 – Những thực phẩm chế biến quá mặn

Các loại rau, thịt, cá muối ướp mặn có lượng muối cao không những dẫn đến bệnh huyết áp cao, xơ cứng động mạch mà còn gây tổn hại đến huyết quản động mạch, làm cho tế bào não thiếu máu, thiếu oxy, giảm trí nhớ, trí lực của trẻ.

2 – Những thực phẩm dùng nhiều mì chính

Những thực phẩm dùng nhiều mì chính sẽ làm cho trẻ 1 – 2 tuổi bị thiếu kẽm nghiêm trọng trong khi kẽm lại là một trong những nguyên tố vi lượng quan trọng để phát triển đại não. Vì thế khi trẻ còn nhỏ tốt nhất nên hạn chế cho trẻ ăn những thực phẩm có mì chính.

3 – Những thực phẩm rán, hun khói

Chất béo trong thịt, cá khi rán ở nhiệt độ từ 200°C trở lên hoặc phơi với thời gian dài rất dễ chuyển hóa thành những thực phẩm đã oxy hóa làm cho đại não sớm thoái hóa, gây tổn hại trực tiếp đến sự phát triển của đại não.

4 – Những thực phẩm có chất chì

Khoa học chỉ ra rằng, chất chì rất nguy hiểm với sức khỏe con người, đặc biệt là bộ não. Chì có thể giết chết các tế bào thần kinh, làm tổn thương đại não. Bỏng bung, trứng muối… là những đồ ăn có chứa chì, dù hàm lượng rất ít, nhưng nếu bé ăn nhiều, sẽ ảnh hưởng đến trí lực.

5 – Đồ ăn có chứa chất nhôm

Chất nhôm trong đồ ăn có thể làm tổn hại đến trí nhớ, khiến con người trì trệ và phản ứng chậm chạp. Do đó cần hạn chế cho trẻ ăn những món quá nhiều dầu chiên như quẩy chiên, bánh bao chiên…

Hạn chế cho con ăn vặt góp phần giúp bé không bị béo phì, nên cho con vừa đủ với nhu cầu của cơ thể và độ tuổi, không nên cho trẻ ăn thức ăn có nhiều dầu mỡ, chất béo và đường mía. Ngoài ra, mẹ có thể tìm hiểu cách nấu bột ăn dặm phù hợp với giai đoạn bắt đầu ăn của bé Tại đây nhé!